Nguyễn Thị Khánh Minh Và Thi Phẩm “Ký Ức Của Bóng”

20 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 6057)
Nguyễn Thị Khánh Minh Và Thi Phẩm “Ký Ức Của Bóng”

 

 dutule.com (ngày 20 tháng 6-2013): Thi phẩm thứ 7 của nhà thơ nữ có sức viết mạnh mẽ và tốt nhất hiện nay, Nguyễn Thị Khánh Minh mang tên “Ký Ức Của Bóng”.

Tập thơ mở vào với hai bài viết của nhà thơ Du Tử Lê, về những đường bay của tiếng thơ nữ lưu này. Và, khép lại bằng bài viết của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ - - Một bằng hữu thân thiết của tác giả “Ký Ức Của Bóng”.

Chúng tôi trộm nghĩ, không gì tốt hơn, là xin đăng tải nguyên văn bài viết công phu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, giới thiệu với chúng ta, nhiều khía cạnh của tiếng thơ Nguyễn Thị Khánh Minh - - Người bạn văn chương của ông.

 

LỜI BẠT CHO TẬP THƠ KÝ ỨC CỦA BÓNG CỦA NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH MỘT TRỜI THƠ PHIÊU LÃNG

 Cuối tháng Tư 2008, thi sĩ Nguyễn Tôn Nhan (NTN) du lịch Hoa Kỳ, nhàn du nơi đất khách Bolsa,miền Nam Cali-fornia. Hẹn tôi ở quán cà phê góc đường Bolsa-Magnolia vào một buổi sáng sớm, khitiết trời còn se lạnh. Sau khi siết chặt tay chào nhau, hàn huyên ngắn đôi câu, vừa khuấy ly cà phê đennóng, NTN nói với tôi: “Ngày mai, tôi sẽ giới thiệu với Vỵ một nữ sĩ. Tên của Nàng rất sáng láng, rấtthơ: Nguyễn Thị Khánh Minh (NTKM). Thơ của Nàng còn sáng láng hơn tên của Nàng. Cam đoan lànhư vậy!” Tôi cười vui đáp lại: “Văn kỳ thanh…, nhưng chưa bao giờ được diện kiến. Mong lắm thay!”

 Xế chiều hôm sau, tôi lái xe chở NTN đến đón nữ sĩ tại nhà rồi cùng nhau ra quán cà phê Mái Tây Hiênnằm trên đường First. Quán nhỏ, hơi vắng khách, nắng chiều đã dịu nhẹ, chỗ ngồi làm gợi nhớ một gócphố đâu đó ở Sài Gòn. NTKM hiện ra trước mắt tôi không giống như trong hình dung tưởng tượng theotên gọi. Một nhân dáng thanh tao, nhỏ nhắn. Một gương mặt trẻ hơn rất nhiều so với độ tuổi, nhất là đôimắt, nét cười nhân hậu, hồn nhiên. Sau vài phút xã giao, thủ lễ ban đầu, câu chuyện văn chương, thi ca đãlàm cả ba chúng tôi hào hứng hẳn lên, không còn lạ lẫm, nghi hoặc, gì nữa. Cao hứng, nữ sĩ nhắc lại mộtkỷ niệm thời xa xưa của tuổi học trò: Trong sổ tay ghi chép những bài thơ nàng tâm đắc, ưng ý, đã đăngtrên các tạp chí văn học vào thập niên ’70 trong thế kỷ trước, nữ sĩ đã trân trọng chép lại bài thơ 4 câu củatôi từ tạp chí Văn:“Biển đắp một tòa sương/Lạnh đôi bờ vú nhỏ/Nàng tắm trong tịch dương/Núi gầm lênkhóc nhớ.” Tôi vừa ngạc nhiên, vừa cảm động, vừa biết ơn tấm tri tình của nữ sĩ dành cho thơ một cáchchân thành, trong sáng.

 Cuộc gặp gỡ đã tròn 5 năm, ý nghĩa thời gian của nó được nhân lên gấp ngàn lần. Ba chúng tôi đã trởthành bạn tri âm chí tình chí thiết trong cõi văn chương từ bấy đến nay. Điều bất hạnh không thể ngờđược là, NTN đã chia tay chúng tôi quá đột ngột sau một tai nạn giao thông định mệnh tại Sài Gòn vàomột buổi chiều cuối năm Tân Mão (2011.) Một sự mất mát, trống vắng không cách gì bù đắp được! Ởchốn đất lạ trời quen, tôi và NTKM chỉ biết dành những khoảng lặng, những khoảnh khắc hiu hắt nhất,thơm thảo nhất, tĩnh lặng nhất để hoài niệm tri âm tri kỷ NTN, một trong những thi sĩ phiêu bồng, phiêulãng nhất của thế kỷ. Mỗi một đời người là một định mệnh vốn dĩ?! Mỗi một đời thơ là một định mệnh vốn dĩ?! Câu trả lờicủa các bậc hiền phương Đông: “Nhiên!” Là Như Thế Đấy!

 Tôi được biết, NTKM làm thơ từ rất sớm. Ở độ tuổi 13 cô bé NTKM đã có thơ đăng trên các báo thiếunhi ở Sài Gòn và sau đó là một cây thơ quen thuộc của báo Tuổi Hoa. Những vần thơ đầu đời đã mang khí chất bẩm sinh, hồn nhiên, trong sáng: Em giơ tay hứng giọt mưa mùa đông/ Hạt nước nào rơi trong tiếng lạnh lùng/ Tay em bé nước tràn không đủ nắm/ Nên buồn buồn nước vỡ bâng khuâng.

 Cho đến tuổi trưởng thành, hồn thơ ấy ngày càng thăng hoa, phát tiết một cách tự nhiên như hơi thở, như chính sức sống, sức cảm thụ nhạy bén của chính người-thơ NTKM vốn đã. Bi kịch của lịch sử, bi kịch của gia đình trong buổi giao thời sau tháng 4.1975, càng làm cho tâm hồn của người-thơ rung động mật thiết hơn trước những con chữ. Từ thi tập đầu tay, Tặng Phẩm (1991,) Trăm Năm (1991,) đến Tơ Tóc Cũng Buồn (1997,) Đêm Hoa (1999,) Những Buổi Sáng (2002,) Bùa Hương (2009,) người-thơ NTKM đã tạo được cho mình một chất giọng thơ rất riêng, với những chữ-thơ đầy ắp hồn vía, âm vang và sắc màu, tôi gọi đó là Một Trời Thơ Phiêu Lãng, với một sức thấy, sức nghe, sức chạm vào đời sống, vào tâm thức một cách nhạy cảm hiếm hoi.

 Và giờ đây, Ký Ức Của Bóng, thi phẩm thứ 7 của NTKM chào đời, với 108 (con số lạ lùng nhỉ!) bài thơ được chắt lọc trong thời gian gần đây, tiếp tục bay đi giữa khoảng trời cao rộng, tiếp tục cất lên tiếng hát của hàng ngàn, hàng vạn, hàng muôn trùng con chữ tinh khôi, như chính phẩm chất của người-thơ NTKM.

 Có thể nói Ký Ức Của Bóng là một bản giao hưởng với những biến tấu của Hình và Bóng. Trầm lắng của Hình và, réo rắt của Bóng.

 Là bảng palette màu chập chùng bôi xóa lẫn nhau của Hình và Bóng. Phải chăng Bóng - cái âm bản của Hình kia - mãi vọng âm những “tang thương ngẫu lục” của Hình? Và bài thơ Hình Nhân Của Bóng (bài 10) là một mảng lóe sáng hơi thở cộng hưởng của cặp song sinh ấy, cho đến khi Hình kia, muốn tìm mình, chỉ thấy được sum vầy nơi Ký Ức của Bóng. Nơi trao gửi, và cũng có thể, để buông…

 Hình và Bóng, phải chăng là nỗi ám ảnh khôn nguôi của người-thơ từ thuở đầu đời cho đến nay và cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt?! Câu hỏi cũng chính là câu trả lời. Thật và Ảo, Chân và Mộng, Có và Không, những cặp đối đãi bất tận của luân hồi. Người-thơ trầm mình, tan biến vào Hình và Bóng để tìm về cái Đẹp của Vĩnh Hằng. Tiếng ca hát vỡ máu, nát lệ của người-thơ sẽ hòa âm cùng Tịch Mịch Sấm Rền. Phải chăng, đó chính là cái Đẹp của Thơ, của Đạo?!

 Tôi đã đọc một mạch bản thảo Ký Ức Của Bóng suốt một ngày đêm không ngưng nghỉ. Có lúc đọc lướt nhanh, có lúc đọc rất chậm. Nhưng phần lớn là đọc rất chậm để cảm thấu sức rung động sâu xa, ngân dài của những con chữ-thơ kỳ diệu.

 Và đây, mời bạn thử đọc chậm, rất chậm bài tản văn thi “Cõi Đẹp” của người-thơ NTKM, trích trong thi tập Ký Ức Của Bóng:

Cõi nhân gian, Nhà thơ ơi, những gì Người có thể nhận?

Nơi đây có dòng sông nước mắt, nhiều đến nỗi đang giảm giá.

Nơi đây có nỗi buồn, quen đến nỗi đã bị coi thường.

Nơi đây có niềm đau, thừa đến mức đã bị làm ngơ.

A. Tôi biết Người sẵn lòng đón nhận tất cả với trái tim nhân ái của riêng mình.

Nhà thơ ơi

Chỉ riêng Người mới chất chứa được nỗi mong manh những phẩm vật này.

Với nắng mùa xuân, người khơi lửa ấm áp gọi thầm nỗi dấu yêu phù dung, phù dung trong câu thơ mộng

mị. Kia cánh chim cổ tích bay ngược thời gian ngậm đóa hồng xanh cùng người đường chiều. Trở lại.

Mầu hoa vông khóc cùng người hạt lệ đỏ tiễn anh em vào xa vắng. Mầu đá xanh mở đêm xanh ngục tối,

hát cùng người lời của tự do. Để một chốn đi về. Rưng rưng cùng người đóa quỳ vàng mặt trời thơ dại.

Và mùa hạ thắp hồng cánh phượng sẽ rung lên ngàn tơ ve sầu đưa người về trên con đường xưa bé con

cánh phồng tiếng dế.

Heo hắt quê người lòng ly hương đang đi tìm, một bếp lửa mùa đông, tí tách lá bàng nhóm đỏ?

Ánh sáng những vì sao sẽ vỡ ngàn mơ ước, một mảnh riêng người thầm lặng trên đồi nghe cỏ hát, đồi

bình yên cho sợi tóc ngủ trên vai, biết nơi người, lời tình yêu là tiếng nói duy nhất của con người.

Phải chăng,

Trái tim bi cảm Người đã riêng dành quà tặng?

Nhà thơ ơi,

Có phải trong tận hiến cô đơn nhất người đã đem đến cõi đẹp tiếng vĩ cầm trôi đêm dạt dào huyết âm mẹ,

tiếng mưa dầm nhạc tủy xương réo rắt?

Bước chân về níu áo mẹ nghe lời ru giấc mộng hồn nhiên. Vầng trăng sáng nét lưng cong người tượng

hình bóng mỏng ôm con nặng một bóng đời.

Biển tịch dương trao người bờ núi thanh tân tan vào tiếng gầm nỗi nhớ. Chiều sương bóng nhỏ trong

sương. Lời thơ ngân sóng đôi bờ lạnh...

Cõi hư không người về đối ẩm huyết lệ rưng ma khóc chập chờn.

Gọi bạn xưa trời cao xuống thấp

Gọi đất lên vỗ trán hát âm

Hát âm sao rền huyết âm

Tiệc máu xương động mấy tầng ngọn cỏ

Gió sẽ thổi, những mảnh huyết tan thành mảnh tuyết.

Và phải không,

Trái tim bi thương Người đã sẵn dành quà tặng?

Nhà Thơ ơi

Có những phẩm vật chỉ có Người mới cảm được nỗi rưng rưng…”

“NGUYỄN LƯƠNG VỴ

 

Cần liên lạc với tác giả, xin vui lòng gọi số: (714) 203-9109, hoặc Email: khanhnguyenm@yahoo.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 144)
liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả: trinhythu@gmail.com
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 162)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 189)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 165)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 827)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 1577)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 1579)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 1107)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 2227)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 2396)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20504)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15381)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17202)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9900)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18295)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4778)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1546)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2051)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1949)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23288)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19836)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8631)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9642)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9099)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11982)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21404)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26330)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23758)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22537)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20650)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18792)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19936)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17544)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16666)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25539)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32897)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35477)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,