Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 15

03 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 6248)
Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 15

 

Câu hỏi của Anh Quân:

Thưa ông, tôi có hai câu hỏi nhỏ, trong thư này.

a- Dường như ông có liên hệ gia đình với ông Nguyễn Ngu Í báo Bách Khoa ngày xưa? Xin lỗi lâu quá rồi nên tôi không nhớ rõ cách viết chữ “Nguyễn” của ông này và tôi cũng không biết phải gọi ông ấy là nhà gì? Nhà báo hay nhà văn?

b- Riêng cá nhân ông, ông có hưởng ứng hay ủng hộ cách viết cầu kỳ, lập dị của ông Nguyễn Ngu Í?


Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) trả lời:

Mẹ tôi và ông Nguyễn Hữu Ngư (Nguiễn Ngu Í, 1921-1979) là chị em Cô cậu ruột. Mẹ ông họ Nghê nên ông còn có bút danh là Ngê Bá Lí, với cách viết “đặc biệt” của ông. Tôi gọi ông bằng cậu, gần gũi và thân thiết. Cha tôi mất sớm, mẹ con tôi về trú ngụ ở nhà cô tôi trong một ngôi chùa nhỏ ở Phan Thiết, lúc đó ông đang làm báo ở Saigon về thăm, thấy tôi thất học bèn dẫn tôi tới gởi vào trường tiểu học của bạn ông là cô Hồ thị Tiểu Sính (con ông Hồ Tá Bang) để tôi được đi học lại. Sau này khi vào Saigon học, tôi gần như sống hằng ngày bên ông.

Ông viết văn, làm báo, có nhiều bút hiệu: Trinh Nguiên, Tân Fong Hiệb ( ghép điạ danh quê nhà Tam Tân, Phong Điền, Hiệp Nghĩa), Ngê Bá Lí, Trần Hồng Hừng, Ki Gob Jó Cì, Fạm Hoàn Mĩ… Bút danh Nguiễn Ngu Í được nhiều người biết đến, nổi tiếng là một ký giả chuyên phỏng vấn các vấn đề văn học nghệ thuật cho tạp chí Bách Khoa thập niên 60 tại Sài gòn.

Ông có lối viết tiếng Việt rất đặc biệt, rất riêng, gây ít nhiều tranh cãi, ít nhiều khó chịu cho người đọc, nhưng vẫn có cái lý riêng của ông. Thí dụ ông thấy không hợp lý khi ta viết NGA, nhưng lại NGHE (ông sửa lại NGE), GA nhưng GHE (ông sửa lại GE…).

Ông có một vài tác phẩm về sử, đặc biệt về Quang Trung và về Hồ Quý Ly trong thời gian dạy sử ở vài trường trung học, ký Fạm Hoàn Mĩ; ông cũng có vài cuốn tiểu thuyết như “Suối Bùn Reo”, “Khi người chết có mặt” v.v… Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Sống và Viết với …”, do Ngèi xanh xuất bản (1966), tập hợp các bài phỏng vấn trên báo Bách Khoa với các nhà văn nổi tiếng đương thời Nhất Linh, Đông Hồ, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường, Sơn Nam, Doãn Quốc Sĩ….(sau này Xuân Thu in lại ở nước ngoài). Ông cũng chuẩn bị ra mắt các cuốn “Sống và Vẽ với…” phỏng vấn các hoạ sĩ, và “Sống và Đàn với…” phỏng vấn các nhạc sĩ. Tiếc thay ý nguyện chưa tròn. Ngoài ra ông còn có một tập thơ “Có những bài thơ”, do Trí Đăng xuất bản, 1973.

Trong thời gian nằm ở Dưỡng trí viện Biên Hòa vì bệnh thần kinh, ông cùng các “bạn điên” có ra một tập thơ, lấy tên là “Thơ điên thứ thiệt” rất thú vị, do ông làm chủ biên. (có mấy bài của Bùi Giáng). Thời đó, ngoài thuốc men, các bác sĩ ở Dưỡng trí viện Biên Hòa còn khuyến khích bệnh nhân làm thơ, vẽ tranh, đánh cờ, lao động tay chân v.v… như một liệu pháp chữa trị tâm bệnh. Khi được hỏi vì sao gọi là “Thơ điên thứ thiệt”, thì ông cười bảo vì lúc này có nhiều người làm thơ giả điên quá!

Ông thường xuyên ra vào các nhà thương điên Biên Hòa và Chợ Quán:

Cũng tưởng một đi không trở lại
Nào ngờ duyên nợ lại dằng dai
Bỗng nhiên sực tỉnh nằm trong “khám”
Khám của lòng ai, ai của ai…

(Bài thơ tái ngộ Dưỡng trí viện, 1966)

Trong một bài thơ khác, ông viết:

Ta đi lang thang
Ta nói tàng tàng
Ta cười nghinh ngang
Ta chửi đàng hoàng

...

(Bài thơ tự giết, 1966)

”Chửi đàng hoàng” quả không phải là chuyện dễ, nhưng với ông thì ông làm được. Hỏi chửi ai? Ông nói: ”Chửi cả và thiên hạ, trong đó có mình”!

 

Ông có nhiều bài thơ hay. Bài thơ viết cho Mẹ rất cảm động:
“Má ơi con má điên rồi
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi…”

Năm 1960, một lần tôi có dịp đi với ông trên bãi biển từ Lagi về Ngảnh Tam Tân (Bình Thuận) đến Nước Nhỉ, ông dừng chân nghỉ và nằm lim dim trên đống cát gạch vụn, dưới bóng mát của các bụi dứa gai um tùm nhìn lên trời mây… Một lúc ông gọi tôi đến và đọc cho nghe bài thơ vừa làm xong. Tôi còn nhớ mấy câu:

Nằm đây mà ngó lên trời
Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa
Nằm đây mà nhớ mơ hồ
Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu…

Thì ra ông nhớ mấy người bạn cũ, trong đó có Ba tôi, đã cùng nhau xây cái giếng Nguồn Chung ở Nước Nhỉ này cho khách bộ hành qua đường nghỉ ngơi, uống bụm nước ngọt, nhỉ ra từ động cát, giữa trưa nắng gắt trên đường dọc biển mênh mông đầy nắng và gió.

Cuộc đời ông nhiều truân chuyên, tài hoa nhưng mắc bệnh không thể chữa được. Tuổi lớn, cơn điên ngày càng nhặt. Có lần ông nằm giữa xa lộ Biên Hòa cho xe Mỹ cán, nhưng họ kịp dừng, chở thẳng vào nhà thương điên. Có lần ông trốn viện, bắt đom đóm làm đèn đi trong giờ giới nghiêm cũng bị bắt lại…

Trước đó, hình như ông biết trước cái chết của mình, viết một bức thư như là một di chúc cho bà. Ông ước ao được thả trôi trên một chiếc thuyền nhỏ, đục thủng đáy, nhét nút lại, rồi để thuyền trôi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương, để được nhìn trời mây nước cho thoả thích, rồi rút nút cho thuyền chìm dần và chết trong bụng cá, cho “Ngư về với Cá”. Thế nhưng ông chết với lửa. Ông được hoả táng ở An dưỡng địa Phú Lâm và đưa về đặt kề ông bà và dì Nga ở Ngãnh Tam Tân. Tôi nhớ hai câu thơ từ lâu của ông:

Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi
Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi.

Ông là bạn cùng lớp, cùng trường Pétrus Ký với Trần văn Khê, Lưu Hữu Phước… Gia đình có làm một tập tư liệu về ông: Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư, qua ký ức người thân, do mợ tôi, bà Nguyễn Thị Thoại Dung thực hiện (1996), gồm các bài viết của Bà Tùng Long, Trần Văn Khê, Lê Ngộ Châu, Lê Phương Chi, Phan Chính, Hoàng Hương Trang, Hồ Trường An, Trần Huiền Ân, Tô Dương Hiệp, Đỗ Đơn Chiếu, Phan Khắc Khoan, Đỗ Hồng Ngọc…

Sau này, khi về Lagi-Tam Tân, tôi có một bài thơ viết cho ông:

Đêm trên biển Lagi

( tặng cậu tôi, Nguiễn Ngu Í )

Sóng cuốn từng luồng trăng lại trăng
Đêm Hòn Bà dỗ giấc ai nồng
Phẳng lì bãi cát buồn hiu ngóng
Cao vút hàng dương quạnh quẽ trông
Đá cũ mòn rêu hoài đá Ngãnh
Nguồn xưa cạn nước vẫn Nguồn Chung
Về đâu mái tóc xanh ngày ấy
Câu hỏi ngàn năm có chạnh lòng… 

Đỗ Hồng Ngọc

(1990)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6336)
Thưa ông, hôm nay tôi có mấy câu hỏi nhỏ gửi cho ông đây. Đó là tôi có đọc “Khói trắng thiên đường” của ông và thấy ông có ghi lại một vài đoạn thơ của ông. Tôi rất thích mấy đoạn thơ ngắn ấy. Vậy ông có thể vui lòng cho tôi biết:
05 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7688)
Hầu như mọi người đều nhận thấy tiểu thuyết hay truyên dài của ông thường dựa trên những dữ kiện thực. Phần hư cấu có rất ít. Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về những truyện hoàn toàn được xây dựng trên hư cấu?
06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 7595)
Tôi theo dõi gần như khá đầy đủ những tác phẩm ông đã xuất bản. Do đấy, tôi được biết ông từng gặp khó khăn với một vài tác phẩm của mình. Vậy thì đứng trước những khó khăn ấy ông đã có thái độ nào?
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7429)
ông sẽ nói đôi điều về tình ái với bạn đọc chứ? Nó xuất hiện, xoa dịu, chữa lành những bi kịch khác ra sao, nó có nhất thiết tồn tại trong một tác phẩm không, và liều lượng, vai trò của nó như thế nào góp vào thành công của tác phẩm
24 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6827)
Có người cho rằng truyện ngắn là một mảnh của truyện dài ngắt ra. Ông có đồng ý với quan niệm này hay ông có quan niệm khác? Nếu ông có quan niệm khác thì xin ông trả lời rõ ràng cho tôi được hiểu.
09 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7436)
Ông Du Tử Lê nói, ông là người rất giầu có về vốn sống. Từ đó tôi có 4 câu hỏi nhỏ mong ông trả lời đó là:
02 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6668)
Tôi có mua và đã đọc cuốn “Khói trắng thiên đường” của ông. Câu hỏi của tôi là ông có thể cho tôi biết là có bao nhiêu phần trăm sự thật trong truyện này?
25 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 11443)
Nhà văn Đào Hiếu sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972. Sau năm 1975, ông công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ... Cùng gia đình, ông hiện sống tại Sài Gòn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7629)
Thưa ông: Những đề tài đó có xuất phát từ những cảm nghiệm cá nhân của ông không? Nếu có thì chừng bao nhiêu phần trăm?
04 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7521)
Kim Loan : Thưa anh, theo tôi nghĩ, người viết phiếm như ông thì bất cứ lúc nào, đi đâu cũng lắng tai nghe, thâu nhận...để rồi về viết. Như thế đời sống lúc nào cũng lăm lăm dòm ngó mọi chuyện để viết, thế thì chán chết. Chẳng lúc nào mình sống thoải mái, phải không thưa anh?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21168)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15984)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17618)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10335)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5165)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1907)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2476)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2300)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23621)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20077)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9939)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9300)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12391)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31862)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21575)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26646)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24085)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22885)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21001)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19012)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20191)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17749)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16823)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25927)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33253)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35631)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,