TRẦN YÊN HÒA - NET em

23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 9023)
TRẦN YÊN HÒA - NET em

Tôi có những mối cảm hoài với Net, một chút buồn thương, một chút ân nghĩa, một chút giận hờn. Nếu không có Net, tôi đâu dược quen em, tôi đâu được gặp em và như duyên tiền định, đã buộc chặt đời tôi vào cuộn chỉ hồng duyên kiếp đó.

thieunuxuan-content
Thiếu nữ xuân - Tranh Đinh Cường

Nhiều người nói về Net với những tình cảm sổ sàng, dung dị, coi như em là một bà mối gây nhiều tác hại đến một dòng sinh mệnh của những nam thanh nữ tú thời hiện đại. Nhưng đó chỉ là lời kết tội oan, Net phải làm cái trách nhiệm của mình, trách nhiệm của con chim bồ câu thời cổ, hay nhiệm vụ của một nhân viên bưu điện thời trước đây mấy chục năm. Bây giờ có Net, người ta như sống trong một thế giới thu nhỏ, gần gụi hơn, thân tình hơn, nhưng chắc cũng chứa đựng nhiều cảnh giác hơn, cảnh giác đối với con người lừa lọc, ngạ quỹ, chỉ muốn tìm tòi nhưng sơ hở để rồi chụp bắt, dành lấy, phanh thây xé thịt bên những cám dỗ thân xác.

Không có Net, tôi không được gặp em, gặp em thời hậu hiện đại.

*

Tôi là Tuệ. Sĩ quan biệt động. Năm bảy lăm, đơn vị tôi tan hàng ở tây nguyên, tôi một mình cắt đường cùng với dân theo hướng đông mà chạy. Lầm lủi trong rừng gần mười ngày, tôi chỉ còn cặp đồ lính rằn ri, vằn vện. Quân phục, quân trang không, tôi chỉ còn bộ đồ này che thân. Tôi bỏ cả đôi giày bốt ở lại với rừng, tôi chạy chân không tìm đường thoát thân, vì tôi nghĩ rằng, với danh hiệu sĩ quan biệt động, giặc mà bắt được thì chắc nó sẽ phanh thây tôi làm nhiều mảnh. Có lúc tưởng sẽ bị giặc bắt trong cuộc truy đuổi. Có lúc tôi tưởng sẽ chết vì đói, vì rét, vì khát, nhưng như nhờ có thần linh phù trợ, tôi chạy thoát. Khi thoát ra khỏi núi rừng đen tối mịt mùng đó, đôi chân tôi te tua, hai bàn chân tươm máu. Tôi chỉ còn trên người cặp quần áo vằn vện cũng te tua như đôi chân rướm máu đang đau rát thấu tận tim gan.

Tôi chạy trong vật vã, mệt nhọc, lê từng cây số đường rừng. Tôi ngã qụy, mắt tôi nổ đom đóm. Chung quanh tôi là một màu xám xịt, rồi chuyển qua màu đen, màu đen đuổi tôi vào cơn mê thiếp.

Bỗng nhiên tôi thấy tôi được vực dậy, một người con gái ngồi bên cạnh, thấy tôi mở mắt ra. Cô gái nói:

- Anh đã tỉnh rồi hả?

Tôi thấy tôi ngồi bên mép nước, gần một con suối nhỏ, chung quanh lau lách mọc đầy.

Tôi buộc miệng hỏi:

- Tôi đang ở đâu đây?

Người con gái có đôi mắt sáng, lông mày rậm, nhìn tôi cười:

- Anh và em đang ở trong rừng, em cũng di tản từ Pleiku xuống đây, thấy anh gục bên đồi kia, em tưởng anh chết, đến gần sờ ngực thấy tim anh còn đập, nên lôi anh xuống suối lấy nước đắp lên mặt anh, may mà anh mở mắt ra.

Tôi mở mắt, nhưng cũng kiệt sức lắm rồi. Tôi thấy khát nước khô cổ, tôi nói qua hơi thở:

- Cho tôi miếng nước.

Người con gái tới mép bờ suối, lấy một chiếc lá rừng lớn và dày, khoanh tròn lại rồi múc nước suối, đem lại đổ vào miệng tôi. Tôi uống hết ngụm nước và từ từ tỉnh lại.

Cho tôi uống nước xong, cô gái vẫn ngồi bên tôi kể lễ:

- Em chạy với gia đình, vào rừng địch pháo kích quá, nên ai cũng chạy tứ tung, ba, mẹ, anh em em thất lạc hết. Em chạy một mình đến đây mới gặp anh, em mừng quá, may mà anh đã tĩnh. Anh em mình cố gắng đi trong đêm nay mới mong ra đến quốc lộ. Em còn miếng bánh mì để trong túi xách, em đem cho anh ăn cho lại sức.

Nhờ có miếng bánh mì và nước suối, tôi mới đứng dậy nỗi để sát cánh cùng cô gái đi xuyên rừng suốt một đêm. Có lúc tôi như ngất đi, có lúc cô gái mềm oặt trên tay tôi, hai người đi như là bèo giạt, mây trôi, không biết nhờ phép màu nào mà buổi sáng hôm sau, khi mặt trời vừa hửng ở phía đông thì tai tôi nghe tiếng động cơ xe gắn máy chạy ngoài lộ chính.

Tôi nghe tim mình đập lên rộn rã, tôi níu em mà la:

- Em ơi, mình đến lộ chính rồi em?

Cô gái sung sướng ôm choàng lấy tôi, hôn lên hai má tôi nghe chùn chụt.

- Mình thoát được rồi anh ơi, em sẽ gặp lại ba má em, anh em em chứ không chết giữa khu rừng này.

Tiếng đạn gào réo phía sau. Tụi tôi quên hết, quên hết trong đêm tối vừa qua, chúng tôi chỉ biết chạy trối chết, qua lũng qua đèo, chạy, kiếm trái cây, trái, lá rừng để ăn rồi xuống khe uống nước.

Chúng tôi đi như là trôi xuống quốc lộ.

Tôi và cô gái đón một chiếc xe đò chở nghẹt người, leo lên. Khộng biết người lơ xe thấy tôi bận áo quần vằn vện, sợ tôi làm bậy hay sao mà ngừng xe lại, chứ tôi nghĩ lúc này không phải là tình thương, là cám cảnh, cứu vớt người vừa thoát ra khỏi cái chết. Tôi leo lên trần xe, kéo theo cô gái.

Cô gái nằm sấp lên tôi, mắt nhắm lại. Tôi nghĩ đây là phút khoái lạc nhất của tôi. Tứ chi tôi rũ liệt, nhưng sức mạnh của dục tình vẫn chảy. Tôi nhắm mắt nhận sự cọ xác rần rần ở phía dưới, nghe sướng không thể tả. Nghĩa là chỉ trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, nằm trên trần xe gập ghềnh. Người con gái áo quần rách bươm, thịt da toang hoát vết thương, chiếc quần đen bằng vải lảnh mỏng, qua một ngày một đêm lặn lội, nàng chỉ còn chiếc quần rách te tua này.

Nằm trên trần xe, người con gái phơi đôi chân trần trắng xanh như người chết rồi. Nằm sấp lên người tôi theo đà tay kéo, chúng quanh mu ixe là những thanh sắt lởm chởm, nên không lách ra khỏi được. Xe chồm lên chồm xuống, rập rình. Hai thân thể chúng tôi cạ sát vào nhau, dập dình, dập dình, khoái ngất.

Và xe từ từ cũng đến Nha Trang.

*

Có thể từ cái sướng đó, của tôi và em, đã gắn chặt chúng tôi lại những ngày sau đó. Tôi trở về Sài Gòn, thất thơ thất thểu trong tâm trạng của người thua cuộc. Tôi cùng em tạt vào trong khu cư xá Thanh Đa, mò tuốt lên tầng thứ ba của khu mới xây, tìm một phòng trống vào tá túc. Đó là những ngày vô vọng nhất, đau thương nhất của một thằng lính bại trận. Tôi nhốn nháo theo sự nhốn nháo của thời cuộc.

Buổi sáng tôi bước ra từ tầng cao của khu cư xá xuống đường, đi rạc rài tìm kiếm bạn đồng đội và em thì tìm kiếm gia đình.

Tôi và Ngành, em tên Ngành, bây giờ tôi mới giới thiệu, như hai hình nhân, thô, nhám, sù sì, liên kết lại với nhau. Em không tìm ra cha mẹ, anh chị em từ tây nguyên di tản, lạc nhau trong rừng. Em không còn con người bình thường, em dại đi sau những ngày tìm kiếm mệt mỏi vô vọng.

Buổi sáng tụi tôi đi ra, buổi chiều trở về trông nhếch nhát, mô hôi mồ kê nhễ nhại. Đi ra gặp mấy thằng lính cũ, nó hỏi, ông thầy có over sea không. Tôi nói, tao chẳng đi đâu hết, đất nước tao tao ở, tụi lính thấy vậy lẵng lặng bỏ đi.

*

Tôi nghe tin mất Long Khánh, rồi giặc đến Dầu Giây, giặc đến Hốc Môn, giặc đến Phú Lâm, giặc vào ngã tư bảy Hiền, giặc vào đến cây Quéo. Thôi thì thôi. Tôi thật sự tuyệt vọng và bất lực. Buổi tối trở về khu Thanh Đa, tôi rúc vào phòng tắm công cộng xối nước chùa, rồi hai đứa ôm nhau ngủ, như hai con vật - hai con đười ươi - ôm nhau làm tình trong tiếng nấc sung sướng hay thương đau của người bại trận.

Em nói, anh bỏ em mà đi sao? Ở đây bây giờ em là kẻ tứ cố vô thân.

Tôi nói, anh không bỏ em, anh cũng tứ cố vô thân như em. Mình dựa vào nhau mà sống, anh sẽ đi bán chợ trời, em sẽ đi bán thuốc lá lẻ, mình sẽ sống được mà em.

Tôi vứt bỏ đằng sau những hào quang của tay sĩ quan biệt động, có trong tay hàng mấy chục người lính bặm trợn. Tôi là người thua cuộc, tôi không màng tới những tên chạy cờ 30-4, những tên thay đổi phản bội mới hôm qua là quốc gia, bây giờ đã là quan cách mạng. Tôi vứt hết ngoài tai, để sống với em như hai con thú bị vết thương quá nặng, lê lết từ chỗ bại trận trở về căn nhà không cửa ngõ ở một tầng cao khu Thanh Đa.

Nếu bình yên như vậy thì tôi đã bình yên sống, đã bám chặt lấy nhau, để liếm những vết thương của hai con thú tật nguyền, nhưng một tháng sau đó, tôi phải bỏ nơi đó mà đi, trong lúc em đang bán thuốc lá lẻ lề đường, tôi tự động ghi danh theo thông cáo của ban quân quản. Sĩ quan ngụy cấp trung úy phải đi học tập mười ngày.

*

Tôi đi biền biệt suốt sáu năm, lăn lóc hết trại này qua trại khác vì cái tội sĩ quan cọp ba đầu rằn. Thật tình chưa bao giờ tôi uống máu người, cắt lỗ tai hay moi tim moi gan một thằng du kích, thằng cán binh hay tên bộ đội nào, để ăn tươi nuốt sống các thứ đó cả. Nhưng trong trại tôi đã nghe đầy tai những danh từ đó, tôi tự nhiên thấy mình như con quỷ đội lốt người, sống trong thời đại nhiễu nhương. Tôi lầm lì sống, thất vọng sống, quay quắt sống, trong nỗi tuyệt vọng không cùng, là tôi đã mất em. (hai người quấn quít vợ chồng chỉ được chưa đầy ba tháng, tôi không biết lý lịch rõ ràng thân sơ, quê hương xứ sở của em đâu).

Thế là tôi mất em, tôi mất em từ ngày xách cái giỏ lác vào trại tập trung, tôi gọi em bằng gì đây, là người vợ, người yêu, hay chỉ là cuộc tình qua đường lúc hai đứa như hai con người của thuở hồng hoang. Nhưng tôi đã có những lúc hạnh phúc bên em, những lúc tưởng như thời gian trở thành bất tận, tưởng như thành sương khói, tưởng như thành hạt bụi thần tiên nhất trên cõi đời này.

Tôi mất em từ độ đó, mất em trong lao lung mịt mù, mất em trong nỗi cô đơn tột cùng. Tôi ăn rắn, chuột, ếch, nhái, cào cào, châu chấu, tôi gặm nhấm nỗi buồn đau suốt sáu năm. Em vẫn bặt vô âm tín trong tôi.

*

Tôi ra tù với thân xác ôm o gầy mòn, sống trong nỗi cùng cực, đêm về ngủ trên lều chợ, ngày đạp xích lô. Tôi tứ cố vô thân giữa đất trời bao la Sài thành hoa lệ. Tôi gặp đủ hạng người, tôi qua bao nhiêu thiếu nữ, thiếu phụ, điếm đứng đường rạc rày, đàn bà bán trái cây, bán trà đá, quét chợ, nhưng tôi không gặp em, vì em không tăm tích, dù tôi đã lên cao nguyên, nơi em đã kể nơi em sống, dọ hỏi mấy lần.

Tôi bất lực giữa cuộc đời.

Sài Gòn ngày tôi về đã trộn lẫn nhiều thứ hỗn tạp từ ngoài bắc mang vào.

Bộ đội, công an, cán bộ mang dép râu, đội nón cối chạy xe cùng đường, tôi trốn chui nhũi, làm ăn chui nhũi, cho đến ngày tôi làm giấy ra đi.

*

Tôi qua Mỹ sống ở miền trung tiểu bang Cali và lấy Hướng Dương làm vợ. Hướng Dương là cô gái làm chung hãng với tôi. Cai nghề assembly trong một dây chuyền sản xuất của một hãng điện tử làm chúng tôi gần gủi nhau hơn, trong nhưng giây phút nghỉ giải lao hay những buổi ăn trưa. Hướng Dương không đẹp nhưng hiền lành. Chuyện một anh chàng HO hơn bốn mươi tuổi lấy một cô assembly trên tuổi ba mươi cũng là chuyện bình thường thôi, chẳng có gì đáng nói.

Thời gian cũng qua đi, hai chục năm rồi ba chục năm sau chiến tranh. Những nổi đau thương và bất hạnh như một vòng xoay đến, đi, đi, đến, lẩn quẩn bên tôi hoài hủy.

Một bữa tôi ở nhà vì công chuyện, Hướng Dương đi làm một mình. Hai giờ sau thì từ hãng điện tử gọi điện thoại báo tin cho tôi biết là Hướng Dương bị đột quỵ. Tôi tất tả bỏ công việc nhà vào cùng vợ, nhưng khi tôi đến thì xe cứu cấp đã mang vợ tôi vào bịnh viện. Khoảng một giờ sau tin buồn lại đến. Hướng Dương đã tắt thở. Thì ra Hướng Dương bị cao huyết áp từ lâu, vì cao máu nên trong lúc làm việc quá căng thẳng, vợ tôi đã bị đứt mạch máu mà chết.

Cái chết của Hướng Dương đã làm cho ba cha con tôi như mất đi một phần cuộc sống. Hướng Dương đã vì cuộc sống, vì chồng vì con mà chết. Tôi nghe như ai xẻo đi một phần thân thể mình.

Tôi trở về với nỗi cô đơn hun hút. Buổi sáng, buổi chiều, buổi tối đều dài như nhau. Trong những đêm gió lạnh của mùa đông của miền trung Cali, tôi nghe từng sợi da thịt mình rệu rã. Các con tôi bắt đầu thành niên, đã vào đại học, mỗi đứa đi học một nơi. Tôi một mình ôm lấy ngôi nhà rộng thênh thang. Tôi sợ sự hoang vắng, sự im lặng, sự cô đơn này quá đổi.

Và tôi đã gặp em trên Net.

Em đã đưa tôi ra khỏi nổi khắc khoải cô đơn đó.

*

Một người bạn từ VN gọi qua hỏi:

-Nghe nói vợ mày mới chết hơn năm mà mày đã lấy vợ khác rồi hả?

Tôi trả lời:

-Có gì lạ, đó là định mệnh, định mệnh có lúc trớ trêu, có lúc dễ thương không tưởng.

Tôi chỉ nói một điều, nhờ Net, sợi dây thần tiên mà tôi đã gặp em trên lời rao của một trang báo điện tử.

Tôi lướt nhanh qua những mẫu tìm bạn, cô nào cũng khoe mình, bẹo hình, bẹo dạng.

Tôi thử làm quen với vài ba em. Em nào ăn nói cũng giọng ngọt như mía lùi, dĩ nhiên bằng chữ trên computer, em nào cũng cô đơn muốn làm quen với đàn ông con trai ở nước ngoài, tốt nhất là ở Mỹ.

Quen với mấy em này, tôi trở lại một thời tuổi trẻ hừng hực nóng, hừng hực đam mê, hừng hực thèm khát bừng bốc. Tôi trở nên quỷ quái và đốn mạt. Tôi mua một cái Web cam để được nhìn các em và các em được nhìn tôi.

Em nào cũng mồi chài dữ dội, bày ra những đường nét khêu gợi hết mình. Cái háo hức ban đầu của tôi tắt ngúm.

Cho đến khi tôi tìm được một lời rao:

Một người con gái miền trung, không đẹp lắm, chỉ dễ thương, nhưng hiền lành. Muốn làm quen…Em quê Đại Lộc…

Sao có những tình cờ giống nhau, tôi nhớ trong trí óc mụn mằn, một lần nào đó thoáng qua, người xưa của tôi em cũng nói quê em Đại Lộc, cha em lên lập nghiệp ở Pleiku rồi đi lính ở đó, sinh em ở đó, chứ thực ra quê em Đại Lộc.

Tôi nói chắc các bạn không tin, vợ tôi bây giờ là Ngọc, con gái của Ngành ngày xưa. Ngày tháng em trôi dạt, em đợi chờ tôi vô vọng ở trong tù, Ngành trở về quê xưa. Rồi Ngành lấy chồng, có con và Ngọc chính là con của Ngành với người chồng bây giờ.

Nay tôi gọi vợ chồng Ngành là má, là ba. Có sao đâu, chuyện cũ đã trên ba mươi năm.

Đúng là chuyện cổ tích.

Vì vậy nên tôi mới cảm ơn Net và đặt câu chuyện này là Net em.

Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 292)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 636)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 393)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 1016)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 651)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 439)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 757)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 1135)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 1123)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1235)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8994)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10089)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9361)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23013)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,