Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 20

23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7034)
Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 20

 

Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Em rất cám ơn anh đã kể cho nghe những giai thoại văn chương mà với ngòi bút duyên dáng của anh, những câu chuyện đó thật hay, sống động và thú vị.
Em tin chắc rằng mọi người đều thấy thích, nên đề nghị anh tiếp tục kể thêm...
Thơ, nhạc và họa thường đi chung với nhau. Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé.
Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm "rộn" anh nữa đâu! (Nói giỡn với anh thôi, chứ có thắc mắc gì thì em sẽ hỏi tiếp).

Nguyệt Mai

________________

*Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời 

Tôi nhớ nhất nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại: Em ra đi mùa thu/ Mùa thu không trở lại/ Em ra đi mùa thu/ Sương mờ giăng âm u… Ngày em đi/ Nghe chơi vơi não nề/ qua vườn Luxembourg/ Sương rơi che phố mờ… Tôi biết vườn Luxembourg cũng là nhờ Anatole France và Phạm Trọng Cầu. Năm 1997, tôi có dịp lang thang ở Luxembourg và nhớ lại hình ảnh cậu bé con vai đeo cặp vở tung tăng của Anatole France và “mùa thu không trở lại” của anh. Phạm Trọng Cầu rất vui tánh. Hồi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay hát: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/ Chọn những bông hoa và những nụ cười… thì anh đã “chế’ thành: “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi/ Từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà…”

Rồi cùng mà cười!

Sau 1975, một hôm, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu chống nạng đến tìm tôi tại nhà nói là gặp “để tặng cho tác giả thơ”, bài nhạc “Thư cho bé sơ sinh” mà anh đã phổ thơ tôi ngày còn ở trong tù, nhờ đọc được bài thơ này trên một tạp chí y học! Anh nói anh viết để cho Thái Thanh hát, nhưng bây giờ tình thế đã khác rồi! Rồi anh hát thử tôi nghe với cái giọng ồ ề dễ thương của anh! Tôi rất cảm động. Và đó là lần đầu tiên tôi quen anh.

Bài thơ Thư cho bé sơ sinh tôi viết năm 1965, trong một đêm trực ở Bệnh viện Từ Dũ, sau một ca đỡ đẻ đầu tiên trong đời của một sinh viên y khoa thực tập. Hồi đó, phải học đến năm thứ ba y khoa chúng tôi mới được phép đỡ đẻ trên người. Mỗi sinh viên phải đỡ ít nhất 20 “ca” sanh thường, không bệnh lý. Tối tối, chúng tôi túc trực ở phòng nhận bệnh để “bắt ca”. Một hôm, tôi bắt được ca “4 cm”, nghĩa là ca mà cổ tử cung đã nở gần trọn, sắp sanh. Tôi đưa sản phụ lên phòng sanh, thăm khám, làm vệ sinh các thứ, theo dõi cơn co tử cung, ghi chép cẩn thận vào hồ sơ bệnh án rồi ngồi bên trò chuyện cho sản phụ quên đau. Tôi nghĩ đến mẹ mình, đến những giọt mồ hôi của biết bao bà mẹ chờ sanh khác. Đến gần sáng thì cơn đau đã rột. “Lúng túng” một cách lành nghề, tôi cũng đã đỡ được ca đầu tiên mẹ tròn con vuông! Lòng lâng lâng tôi đẩy xe cho hai mẹ con về phòng, rồi viết bản “phúc trình”. Trời đã hửng sáng. Bên ngoài khung kính cửa phòng sanh, Sài Gòn tấp nập và hừng hực không khí ngột ngạt những ngày tháng này của năm 1965. Đột nhiên, một cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một mạch ngay sau phần bệnh án một bài thơ nhỏ: Thư cho bé sơ sinh.

Sáng hôm sau, giáo sư HNM đọc bản phúc trình của tôi, gọi tôi vào rầy: “Đỡ đẻ không lo đỡ đẻ, lo làm thơ!”. Chẳng ngờ bài thơ viết vội trong đêm trực đã phổ biến nhanh trong giới sinh viên và nữ hộ sinh thời đó. Không biết ai đã viết lên bảng đen! Bài thơ được đăng trên báo Tình Thương, rồi in lại trong tập thơ “Tình người” của tôi, năm 1967. Số phận bài thơ khá ly kỳ. Năm 1973, Bác sĩ Lương Phán đăng lại “Thư cho bé sơ sinh” trong một tạp chí y học do ông phụ trách, và đã trả nhuận bút rất hậu! Tôi nhớ thời đó thơ ít khi được trả nhuận bút. Ngay cả báo Bách Khoa cũng chỉ trả trung bình 50 đồng cho một bài thơ, nhưng bác sĩ Lương Phán đã trả tôi… 5000 đồng! Ông nói, “vì tôi rất thích bài thơ này”. Khoảng năm 1995 tôi có dịp làm việc với ba vị bác sĩ, là giảng viên của Trường Trung học Y tế tỉnh Phú Thọ ở miền Bắc lần đầu vào Saigon. Trong lúc chuyện trò, có người tình cờ nhắc bài thơ “Thư cho bé sơ sinh” của tôi thời sinh viên thì thầy Nguyễn Hồng Hải, một trong ba vị bác sĩ đến từ Phú Thọ bỗng chồm lên, ôm lấy tôi, mừng rỡ: “Thế ra anh là tác giả bài thơ đó ư?”. Rồi thầy đọc liền một mạch. Thầy nói gần 20 năm nay, năm nào dạy lớp nữ hộ sinh ở Phú Thọ, thầy đều đọc cho họ nghe bài thơ mà thầy không biết tác giả là ai, chỉ nói “khuyết danh” thôi.

Gần đây, tôi tình cờ phát hiện trên mạng, có một bản dịch sang tiếng Anh bài Thư cho bé sơ sinh của Phát (Phat’blog), một người không quen biết, với những lời bình thật sâu sắc!

Còn nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu từ đó đã rất thân thiết với tôi. Chúng tôi vẫn thường gặp nhau luôn, nhất là mỗi khi anh có bài hát mới, thường kêu tôi tới để hát cho nghe! Anh luôn “mày tao” rất dễ thương, vì anh lớn hơn bọn tôi đến mấy tuổi!

Phạm Trọng Cầu sinh ở Phnom-Penh 1935 và mất ở Tp. HCM (Saigon) 1998, tốt nghiệp nhạc viện Paris, còn có bút danh là Phạm Trọng.

Thư cho bé sơ sinh

Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em

Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen

Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ

 Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến

Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút đó
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu

Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng, với hoang mang,
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em

Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…

Đỗ Nghê

(Đỗ Hồng Ngọc, Bv Từ Dũ, 1965)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6384)
Thưa ông, hôm nay tôi có mấy câu hỏi nhỏ gửi cho ông đây. Đó là tôi có đọc “Khói trắng thiên đường” của ông và thấy ông có ghi lại một vài đoạn thơ của ông. Tôi rất thích mấy đoạn thơ ngắn ấy. Vậy ông có thể vui lòng cho tôi biết:
05 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7793)
Hầu như mọi người đều nhận thấy tiểu thuyết hay truyên dài của ông thường dựa trên những dữ kiện thực. Phần hư cấu có rất ít. Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về những truyện hoàn toàn được xây dựng trên hư cấu?
06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 7687)
Tôi theo dõi gần như khá đầy đủ những tác phẩm ông đã xuất bản. Do đấy, tôi được biết ông từng gặp khó khăn với một vài tác phẩm của mình. Vậy thì đứng trước những khó khăn ấy ông đã có thái độ nào?
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7503)
ông sẽ nói đôi điều về tình ái với bạn đọc chứ? Nó xuất hiện, xoa dịu, chữa lành những bi kịch khác ra sao, nó có nhất thiết tồn tại trong một tác phẩm không, và liều lượng, vai trò của nó như thế nào góp vào thành công của tác phẩm
24 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6873)
Có người cho rằng truyện ngắn là một mảnh của truyện dài ngắt ra. Ông có đồng ý với quan niệm này hay ông có quan niệm khác? Nếu ông có quan niệm khác thì xin ông trả lời rõ ràng cho tôi được hiểu.
09 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7480)
Ông Du Tử Lê nói, ông là người rất giầu có về vốn sống. Từ đó tôi có 4 câu hỏi nhỏ mong ông trả lời đó là:
02 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6743)
Tôi có mua và đã đọc cuốn “Khói trắng thiên đường” của ông. Câu hỏi của tôi là ông có thể cho tôi biết là có bao nhiêu phần trăm sự thật trong truyện này?
25 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 11498)
Nhà văn Đào Hiếu sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972. Sau năm 1975, ông công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ... Cùng gia đình, ông hiện sống tại Sài Gòn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7671)
Thưa ông: Những đề tài đó có xuất phát từ những cảm nghiệm cá nhân của ông không? Nếu có thì chừng bao nhiêu phần trăm?
04 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7580)
Kim Loan : Thưa anh, theo tôi nghĩ, người viết phiếm như ông thì bất cứ lúc nào, đi đâu cũng lắng tai nghe, thâu nhận...để rồi về viết. Như thế đời sống lúc nào cũng lăm lăm dòm ngó mọi chuyện để viết, thế thì chán chết. Chẳng lúc nào mình sống thoải mái, phải không thưa anh?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8994)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10089)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9361)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23013)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,