Buổi giới thiệu tuyển tập Nguyễn Đức Liêm

29 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 9215)
Buổi giới thiệu tuyển tập Nguyễn Đức Liêm

1 giờ rưỡi chiều chủ nhật 25 tháng 8 năm 2013, mình và bà xã (Phùng Kim Anh) vừa đến trước tòa soạn nhật báo Việt Báo nằm trên đường Moran thuộc thành phố Westminster, quận Cam, tiểu bang California, gặp ngay Tổng Chu, anh chị Phạm Bính, anh chị Nguyễn Kim Thành. Đứng tán gẫu một lát thì dần dần thấy xuất hiện Tôn Thất Khoát, Đặng Đình Liêu… Đầu bạc, đầu bạc, và đầu bạc… Cảm động biết bao khi nhìn các lão ông còn cố đến nghe thơ của người bạn cố tri từ hơn nửa thế kỷ. Bạn Kim Thành cho biết anh chị Nguyễn Như Phú bận không đến được nhưng cũng đã gởi tiền nhờ Thành “thỉnh” một một cuốn thơ.
Cả đám theo nhau vào hội trường đã thấy nhà thơ ngồi ở bàn ký sách lưu niệm. Trong bộ complet xám nhạt, nhà thơ hầu như chìm giữa áo hồng, tím, xanh, đỏ… rực rỡ của quí nữ lưu Trưng Vương đang tha thướt lượn quanh, mỗi người
 
nguyenducliem-content
Nguyễn Đức Liêm & Du Tử Lê & Các Nữ Lưu Trưng Vương

một việc, người thâu tiền, người chụp hình, người sắp bàn thuyết trình, người lo ẩm thực, người lo chào đón quan khách. Con chim đầu đàn Mai Phương, trong màu áo xám nhạt đang sắp xếp sân khấu. Mình ngó quanh xem Phương Liên, người “điều khiển từ xa”, có bay từ Canada qua không? Nhưng không thấy!

Chụp hình, chụp hình, lại chụp hình
Bao nhiêu máy ảnh bấm linh tinh
Bao nhiêu kỷ niệm vào ống kính
Bấy nhiêu tình bạn tỏa lung linh

 
Lục tục khách đã ngồi đầy hết các hàng ghế xếp cho 150 người. Đảo mắt qua, chỉ thấy lứa tuổi trên 50, có lẽ là lứa tuổi thích hợp với thơ Việt truyền thống hơn là lứa 20, 30, ngay cả 40. Lớp trẻ, nếu có thích thơ, có lẽ phải là thơ kiểu… Bùi Chát, như con ong chích là chích thẳng, không quanh co bay lượn như bướm.
2 giờ 25, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc (NNP) loan báo sắp khai mạc. Đúng 2 giờ 30, Mai Phương xuất hiện, điều khiển chương trình. Thủ tục chào cờ. 
 
Tiểu sử nhà thơ được phác qua. Mai Phương dí dỏm hỏi nhà thơ tại sao trong thơ đầy “các em” mà suốt đời chàng vẫn độc hành. Một câu hỏi trong muôn ngàn câu hỏi về cuộc đời. Nhà thơ tỉnh bơ trả lời vì đã chót nghe một người bạn xúi dại rằng: Thà suốt đời… chơi cảm giác “muốn cái mình không có”, còn hơn là suốt đời “có cái mình không muốn”, đến nay hối hận thì đã quá muộn. Nhà thơ cũng nhấn mạnh là xin phép giấu tên người bạn xúi dại vì “anh ấy hôm nay cũng đến dự với chị ấy”.
Trước đó, Mai Phương đã giới thiệu vài nét tiểu sử nhà thơ Du Tử Lê, người sẽ giới thiệu nhà thơ Nguyễn Đức Liêm, vì cả hai đều là những người suốt đời loay hoay với chữ nghĩa, “mỗi người một vẻ”…
Ông Du nói thơ NĐL còn nhiều ẩn số trên hành trình làm mới ngôn ngữ Việt. Thay vì nói “làm mới ngôn ngữ”, ông Du lại dùng nhóm từ “bạo hành ngôn ngữ”. Mới nghe, mình liên tưởng ngay tới chữ “violence”, chẳng lẽ nhà thơ lại phải dùng tới violence ? Hóa ra ông Du chỉ muốn nhấn mạnh tới nỗ lực của nhà thơ “bắt” ngôn ngữ dân gian không được đi theo nếp cũ. Thế mới là sáng tạo.
 
Có những đêm tôi cháy một mình
Sém lòng từ cái nõn nà xinh
Của nàng xẻ rãnh lưng ơi dịu
Tay chống lên tang trống ới tình
Tiếng trống thia lia chìm với nổi
Chìm thành trăng nổi hóa bình minh
Nụ cười sơn cước om sau gáy
Phát tướng vương phi mũm mĩm quỳnh
Tùng cắc tung tung bừng thánh thể
Cắc tùng tùng chiêm bái minh tinh
Giữa hai nhịp trỗi lòng nương tử
Tội nghiệp lang quân tội nghiệp mình
… Tình ơi …

 
Bài thơ này có nhan đề “ Gái góa trẻ măng tình nhất nước” (trang 148 TTN ĐL2 ). Mời các bạn vào ngắm bức tranh sơn dầu của nữ họa sĩ Trung Hoa Jia Lu.
Cách “quay chữ-lồng ý” có thể gây tạo một cảm xúc thâm tâm ý nhị:

Nhìn xuống muôn Trư đùa Bát Giớì
Nhìn lên Tôn Ngộ Có hơn Không

(trang 107 TTNĐL2)
 
Cái “Tôi” vốn kiêu ngạo tự xưng chủ thể đã bị giáng xuống làm nô lệ cho những khách thể phàm tục, tự vong thân, tự đánh mất mình trong bụi bậm:

Quần áo mặc tôi
Phố xá dạo tôi
Tiền bạc tiêu tôi
Của cải mất tôi
Đứa nhỏ bồng tôi

(trang 184 TTNĐL2)
 
 Nhưng ông Du chỉ nói tới hai đặc tính ngôn ngữ thơ NĐL: tự châm biếm, sử dụng tối đa những từ kép, vì ông chỉ có 6 phút diễn giải như đã thỏa thuận với Phương Liên qua điện thoại. Thành ra khán thính giả lại có nhiều thời gian gấp bội để thưởng thức một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn rất phong phú.
 Mở đầu là bài nhạc của nhạc sĩ Hoàng Cung Fa (con của nhạc sĩ Hoàng Trọng) phổ bài thơ “EM” của NĐL, do Vương Xuân Điềm và Hồng Tước ca ngâm. Mai Phương giới thiệu ngâm sĩ chính là đức lang quân.
 
 Tiếp theo, Quốc Phong và Hồng Tước đóng vai MC khôn khéo nói “bọn mình là ca sĩ tài tử , không phải là chuyên nghiệp thì hát dù dở thế nào cũng vẫn hay”. Nói thì như vậy, nhưng ca sĩ tài tử nào cũng biểu diễn hết mình, diễn tả với cảm xúc thực, hát đúng nhịp đàn của Nguyễn Ngọc Phúc.
Như ban hợp ca CVA-TV gồm có Nguyễn Ngọc Phúc, Mai Phương, Hồng Tước, Ngọc Diệp với bài “Giọt Nắng Reo Cuối Trời” của NNP.
Thế hệ trẻ đáng khen ngợi vì hát được tiếng Việt, ca sĩ Hàn Phúc với bài “Quê Hương Là Người Đó”, thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương.
Cựu học sinh Chu Văn An Vũ Quang có giọng rất ấm với bài “Cho Tôi Lại Từ Đầu” của Trần Quang Lộc.
Sau CVA là Trưng Vương Thanh Hà làm khán giả say sưa với “Thu Quyến Rũ” của Đoàn Chuẩn - Từ Linh.
Khán giả lại được dẫn qua giòng nhạc Từ Công Phụng với tiếng hát ngọt ngào của Đăng Phúc qua bài “Tình Tự Mùa Xuân”.
Một lần nữa, Hàn Phúc trở lại vui tươi trong “Đôi Chim Giang Hồ” của Ngọc Bích, cùng lời ca với tiếng keyboard của NNP.
Chà, ca nhạc sĩ NNP lần này chiếm ưu thế trên sân khấu đấy nhá, vừa mới song ca cùng Hàn Phúc lại đơn ca ngay “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa”.
Có lẽ sợ trời mưa thật, nên Mai Phương tuyên bố chấm dứt chương trình bằng tiếng hát Hồng Tước với bài “Mưa Trong Nỗi Nhớ” của NNP.
Hóa ra mọi người nhờ đi dự buổi ra mắt sách của nhà thơ NĐL, lại được thưởng thức thêm những giây phút nhạc thính phòng do ban nhạc của thế hệ Trưng Vương 60-67 do Mai Phương gầy dựng và Phương Liên cố vấn. Thế hệ TV 60-67 cách đây mấy tháng đã thành công trong tiệc hội ngộ toàn thế giới kỷ niệm 45 năm ngày ra trường.
Nhờ tài quán xuyến và nhiệt tình của tất cả thành viên TV60-67 mà buổi ra mắt sách của nhà thơ CVA 57-60 NĐL đã thành công mỹ mãn. Nghe thơ nghe nhạc rồi, quan khách lại còn được nhâm nhi vài cái chả giò, vài cái patechaud, trò chuyện hàn huyên rất thú vị, hẹn hò nhau những lần hội ngộ khác.
 
Đào Ngọc Phong
Westminster, CA
28 tháng 8, 2013
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 20249:05 SA(Xem: 538)
Họa sĩ Hồ Hữu Thủ - người được mệnh danh "thuật sĩ sơn mài" - qua đời ở tuổi 84 tại nhà riêng sau khi viêm phổi cấp, chiều 9/9.
25 Tháng Tư 20247:47 SA(Xem: 1725)
Nhà văn Nguyên Vũ-Vũ Ngự Chiêu qua đời ngày 19 Tháng Tư, 2024 tại Houston, TX, Hoa-Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi (1942-2024).
24 Tháng Tư 20248:53 SA(Xem: 1735)
Nhà văn Linh Bảo qua đời ngày 22/4/2024, Hưởng thọ 98 tuổi
30 Tháng Ba 20249:23 SA(Xem: 2083)
Nhà thơ Viên Linh, sáng lập viên, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Khởi Hành ở Mỹ, vừa qua đời lúc 11 giờ 11 phút sáng Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
19 Tháng Mười Hai 20233:09 CH(Xem: 2305)
Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo.
29 Tháng Mười Một 20236:29 SA(Xem: 2406)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.
06 Tháng Chín 20239:23 SA(Xem: 3520)
Nhạc sĩ Đan Thọ từ trần ngày 4 Tháng Chín, 2023 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi.
13 Tháng Tám 202312:59 CH(Xem: 2635)
"Làm con dân một nước có đặc điểm địa lý đất dài tới đâu biển ôm theo tới đấy cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ mà chưa nghĩ suy, chưa hiểu thấu, chưa làm gì vì tình trạng biển đảo của đất nước là có tội"
15 Tháng Bảy 202310:11 SA(Xem: 2973)
Cảm tạ nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung đã có nhã ý tặng sách, cũng như đem đến nhân gian một trời thơ vô ngần hoa cỏ.
28 Tháng Năm 20234:13 CH(Xem: 2507)
SÁCH ĐƯỢC BÁN TRÊN AMAZON.COM https://www.amazon.com/dp/1088102549?psc=1&ref=ppx_yo2ov_dt_b_product_details
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21477)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16145)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17807)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10504)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19037)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5313)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2003)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2613)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2383)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23713)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20158)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8997)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10096)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9363)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12559)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32004)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21641)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26813)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24209)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23018)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21155)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20295)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17803)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26126)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33407)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35683)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,