Những mũi khoan ý thức, đau đớn trong thơ Miên Di. (*)

16 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9128)
Những mũi khoan ý thức, đau đớn trong thơ Miên Di. (*)


Càng lúc, tôi càng vững niềm tin: Là người Việt Nam, ai cũng làm được thơ lục bát.

Chính tính phổ cập…đại trà này mà, với những nhà thơ có ý thức đã ngưng hẳn, hay thản hoặc mới trở lại với lục bát, nếu không tìm được điều gì mới, cho lục bát của mình.

miendi_01-content
Nhà thơ Miên Di

Tiếc thay, tôi cũng biết có nhà thơ biến lục bát thành một trò chơi hay, món quà trao đổi khi cần đến… Thậm chí ông (hay bà ta) chỉ cần một ngày thôi, đã có thể viết đầy một tập vở học trò năm chục, một trăm trang, nhiều chục bài lục bát, để trả một ơn nghĩa nào đó!

Khoan nói tới ý tưởng, chỉ ở lãnh vực căn bản là hình ảnh và chữ nghĩa thôi, những “bó” lục bát đó, không hề có một giá trị gì, ngoài tính tùy tiện của những tác giả mượn lục bát đền đáp ơn nghĩa!

Sự thực, chính vì tính quá dễ để viết một bài lục bát mà, lục bát lại trở thành một thể thơ khó làm nhất. Nếu muốn đó là một bài lục bát ra hồn…lục bát.

Lịch sử thơ lục bát theo tôi, được định hình và, đẩy thể thơ này tới đỉnh cao nhất là Nguyễn Du, với “Đoạn Trường Tân Thanh” - - Dạng chuyện kể. Nối tiếp truyền thống lục bát kể chuyện của Nguyễn Du, là Nguyễn Bính, người học trò tài hoa, gần cận với thời đại chúng ta, sau Nguyễn Du.

Tới thời Huy Cận (cũng nên kể thêm Hồ Dzếnh…) đã làm một cuộc “cánh mạng xanh” cho lục bát. Đó là thứ lục xóa bỏ vai trò kể chuyện, để lục bát có thể bay tới những chân trời cảm thụ tinh khôi. Mới mẻ. Lục bát ở thời kỳ này, được xây dựng trên căn bản hình ảnh nối tiếp hình ảnh hoặc, hình ảnh kêu gọi (liên tưởng) tới những hình ảnh thuận / nghịch khác.

Cả hai hình thái lục bát này, đến nay, vẫn còn như hai vòng kim cô, chi phối một số người làm lục bát. 

Vẫn theo ghi nhận của tôi thì, cách này hay cách khác, nhiều nhà thơ trẻ hôm nay, có ý thức, đã thoát khỏi vòng kim cô “Đoạn trường tân thanh”; thậm chí Huy Cận, Hồ Dzếnh, một cách khá tỉnh táo.
Nhưng, cũng tới hôm nay, tôi chưa thấy một nhà thơ trẻ nào, chẳng những đoạn tuyệt với hai vòng kim cô trên mà, còn tổng hợp được hai phạm trù lớn, là cái đẹp của lục bát và, thực trạng bẽ bàng nhân thế, đời thường như lục bát Miên Di:

 “con sông hỏi chuyện con đường
“quanh co với những vết thương ổ gà
“- cuối đường có biển không ta?
“- biển của bọn tớ chính là bùng binh.”


Hoặc nữa:

“này con kiến nhỏ loay hoay
“đừng tưởng chỉ mỗi mình mày quẩn quanh.”


Với tôi, lục bát của Miên Di không còn là những “ngập ngừng mép núi quanh co / lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…” (H.C.) Hoặc những “đâu hình tàu chậm quên ga / bâng khuâng gió nhớ về qua lá dày” (HD). Mà mỗi câu thơ của ông, đã như một mũi khoan đau đớn, khai quật những túi-dầu-bày-đàn-vô-thức: 
 
 “đười ươi lặng lẽ ngắm chiều
“nỗi buồn tiến hóa thành điều quạnh hiu”


(Miên Di, “Quạnh hiu”)

Tôi muốn nói, khởi tự ý thức, đau đớn, các mũi khoan trong thơ Miên Di đã tới được những hố đen, nơi đáy sâu ung thư của sinh vật mang tên con người! 

Lục bát của ông luôn là những cảnh báo thống thiết. Những hồi chuông lai tỉnh. Nhức nhối nhiều tra vấn thân phận:

“thử vào bệnh viện ngày đông
“để nhìn vào cuộc chưa xong giật mình
“một vài mầm khóc sơ sinh
“dăm ba tiếng cú tâm linh gọi về.

(“Miên Du, “trích “Thử”)

Bằng vào những mũi khoan khai quật những túi-dầu-bày-đàn-vô-thức, Miên Di cũng đem tôn giáo ra khỏi cõi hư, huyễn, để đối chiếu với mặt bên kia (thực tại) của niềm tin: 

“nẻo người gần quá hóa xa
“quen đi lối khóc ngại qua ngõ cười”
(…)
“Bồng lai tiên cảnh xa xăm
“trời cao chắc cũng âm thầm xanh thôi”

(Miên Di, trích “Thử”)

Tôi thấy không thể không nói ngay rằng, tôi rất thích những câu thơ như những tiếng hú khẩn thiết của con sói cô đơn giữa đất, trời: 

“ai còn trong giấc mộng ma
“ta là thân thể hay là vong linh”


(Miên Di, trích “Thử”)

Hoặc:

“ai để lại nỗi buồn câm
“cái im lặng khiến chỗ nằm bão giông”

(Miên Di, trích “Bao nhiêu buồn một dung nhan”) 
.
Trong thư riêng cho chúng tôi, nhà thơ Trịnh Sơn có một ghi nhận ngắn về thơ Miên Di như sau:
“(Thơ Miên Di) Có gì đó hao hao Bùi Giáng, nhưng lại không phải Bùi Giáng. Một tâm lý bất an và thương tổn. Thương tổn đến nỗi không còn thấy sự tổn thương. Thiền động.”

Tôi cố tìm nhưng không thấy chút gì đó “hao hao Bùi Giáng, nhưng lại không phải Bùi Giáng…”

Tôi chỉ thấy thơ Miên Di trước, sau chói gắt một ý thức nhân quần. Một nỗ lực tách lìa bản thể khỏi hôn trầm cuồng lưu dòng sống. Để từ đó, con người có thể ngẩng mặt, đối diện, độc lập với thần linh.
Ngay cả những thể thơ khác, Miên Di cũng đau đớn dơ cao dương-bản-nhân-sinh, hôn ám thời đại:

 “ngổn ngang nhu yếu phẩm tín ngưỡng
“có thể chọn món đức tin quá đát, xài rồi…
“thời hạnh phúc thặng dư hay nỗi buồn khủng hoảng
“từng con dế bị cầm tù trong hộp diêm thế sự
“đấng quyền năng lạ hoắc sáng tạo trần gian bằng những vuông đắt đỏ
“từng vỏ người mang khuôn mặt iphon.”

(Miên Di, trích “Tâm hồn mã vạch” )

Hoặc nữa:

“ngầu ngầu nhìn vợ ở đợ thằng chồng đêm tồng ngồng thở dài sườn sượt
“tức rực nhìn nhỏ em hẩm hiu với cái thằng vớ va vớ vẩn
“tiên sư chai rượu
“uống còn
“lại hết
“cởi quần vắt vào quá khứ
“gác cẳng tương lai…”

(Miên Di, trích “Nấc cụt”)
 
Tuy nhiên, tôi rất hân hoan với hai chữ “thiền động” mà họ Trịnh đã dành cho thơ Miên Di.

Đã đành, căn bản của Thiền là tĩnh lặng. Là đoạn, lìa cái mà thuật ngữ Thiền gọi là “tâm viên, ý mã”.

Nhưng, theo tôi, thi ca tự thân cũng là một dạng Thiền. Xa hơn, thơ cũng có thể là một thứ tôn giáo (Saint-John Perse). Vì thế, tôi cho, Trịnh Sơn đã không thể mẫn cảm hơn, khi ghi nhận thơ Miên Di là một thứ “thiền động” - - Cảnh giới riêng của Miên Di. Mặc dù, khi viết: 

“thử làm một chuyến xe đông
“đi không để đến và không để về”

(Miên Di, trích “Thử”)

Tác giả đã cho thấy mức độ thức-ngộ của mình, khi xóa bỏ tính bất nhị: Không phân biệt đi / về. Đúng / sai. Thành / bại. Còn / mất. Gặp gỡ / chia lìa.…
Sự không còn “đối đãi” để trở về nhất nguyên, trong thơ Miên Di, nói cách khác, cũng chính là sự trở về Cõi-Một của thi ca. Của tác giả này vậy.

Du Tử Lê,

(Calif. Sept. 2013)
_________________

(*) Chúng tôi được nhà thơ Trịnh Sơn giới thiệu tuyển tập “Thơ miên di”, sắp xuất bản. Họ Trịnh lưu ý chúng tôi hai chữ “miên di” vốn không viết hoa mẫu tự đầu. Nhưng đây là bài giới thiệu thơ Miên Di; chứ không phải là ấn phẩm “thơ miên di”. Nên, chúng tôi buộc lòng phải viết hoa hai mẫu tự đầu, để bạn đọc, thân hữu, chưa quen với bút hiệu “miên di” sẽ không bị bối rối vì không biết phải hiểu hai chữ này theo nghĩa nào…

Cùng lúc, nhà thơ Trịnh Sơn cũng cho chúng tôi biết nhà thơ Miên Di, tên thật là Lê Xuân Hòa, nguyên quán Đà Nẵng. Ông sinh năm 1976 tại Đại Từ, Thái Nguyên; hiện sống tại phố núi Pleiku, Gia Lai, làm thơ, viết truyện và phê bình.

Trịnh Sơn cũng ghi nhận thêm: “miên di, có tuổi thơ dữ dội, lang bạt kỳ hồ, trải qua nhiều vùng miền để mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau…”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 191)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 219)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 226)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 344)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 316)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 437)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 410)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 414)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 474)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 794)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31996)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,