TRỊNH SƠN - Bồ đề một lá

17 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 11297)
TRỊNH SƠN - Bồ đề một lá

Suốt mấy ngày ở Ấn Độ, tôi chẳng biết làm gì. Chuyến phượt như nước đổ lá khoai. Nước người ta rộng lớn quá. Con bò con trâu đi chung đường với con người. Như một ngôi chùa lớn. Mỗi túp phố là một chiếc lá bồ đề ngả nghiêng phơi mình dưới ánh nắng dìu dịu. Có chiếc non. Có chiếc già. Có chiếc đã khô ran trên bàn tay khách thập phương. Có chiếc còn vàng ố trong khay rổ của những em bé nhặt lá mưu sinh.

tuongphat_01-content
Hình dutule.com

Nghề nhặt lá. Tôi phì cười khi nghĩ không biết ở cái thành phố thánh địa Phật giáo này có các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên gia công, chế biến, môi giới và buôn bán lá hay không? Nhẫn hỏi:

- Gì mà cười vậy cha nội?

-Thì cười chứ lẽ khóc! Lâu lắm mới lại được cười tự nhiên như thế này.

-Nhẫn qua đây đã là năm thứ tám. Kiếm cơm chứ không phải du học du lịch gì. Ít nhiều cũng võ vẽ trò chuyện được với người địa phương.

-Sao hồi đó mày không chọn Hàn hay Nhật mà nhất định đòi Ấn?

-Ai mà biết! Ước gì tao biết. Sống riết rồi quen. Chồn già hóa cáo hả? Mỗi lần phải về bển, chen chúc trong đám bụi người là lại tiếc cái không khí ở đây.

-Xứ người thành xứ mình. Xứ mình thành ra xứ người. Mất gốc rồi, con ơi!

-Không dám đâu. Tao còn kết nối được một làng văn hóa Việt Nam giữa thành phố ăn chay này đó. Ờ, để chiều tao dẫn mày tới hội đó chơi.

-Có gì không?

-Gì cũng có. Rượu đế. Thịt chó. Mắm tôm. Chửi thề…

Khi không, bay hai chặng, mỗi chặng vài ngàn cây số tới đây, để đi tìm những thứ tràng giang đại hải ở nhà. Bản chất người ta là vậy à? Mọi cuộc di cư đều vậy à?

Không vậy, chắc trái đất này không còn chỗ để dựng đình chùa miếu mạo nữa. Ai cũng thành Phật hết.

Đêm. Mới mười giờ hơn mà một trong những thánh địa Phật giáo ở quốc gia đông dân cư thứ hai thế giới đã im ỉm chìm trong màn sương lành lạnh.

Ngủ sớm là thói quen tốt hả?

Chưa chắc. Bao nhiêu kinh kệ sách sử không phải đều được viết trắng đêm đó sao? Đừng tưởng bở. Thành phố chưa ngủ đâu. Chẳng qua, âm thanh bị nhốt lại.

Cái gì được thả rông?

Ngày mai.

***

-Dân mình nè! Nhẫn vỗ tay bôm bốp ngay khi vừa đẩy cửa bước vào – Cho thằng nghiện này một xị liền đi. Nó đang lên cơn vật vã.

Lổm nhổm mấy cái bàn. Bóng đèn tròn âm u thua cái đèn dầu hột vịt ở mấy quán xá bên bờ kênh Nhiêu Lộc. Bên ngoài, cứ tưởng đây là một ngôi nhà hoặc trụ sở, thì ra bên trong không có phòng ốc gì. Một gian thẳng đuột từ đầu tới cuối. Phía cuối, có tấm vách lưng lửng, trước là mấy cái bếp lò lửa khói xì xào, sau chắc là nhà vệ sinh.

Quán ông Ba Xồm. Qua đây mà chưa tới quán ông Ba Xồm coi như chưa biết gì về người Việt ở Ấn. Phải không ông Ba? Nhẫn nói to lên khi ông chủ quán bước tới. Một ông già mập mạp hàm râu quai nón muối tiêu lấp lánh dầu mỡ dính trên đó. Cái tạp dề trăng trắng. Cái khăn xếp đội đầu cũng trăng trắng kiểu như trong hình trên mấy gói bột cà ri bày bán ở Việt Nam.

-Không dám, không dám. Ông Ba cười khà khà, đặt một chai coca-cola với hai cái ly cút xuống bàn.

Nhẫn gọi món.

-Nói gì thì nói, ông Ba cũng làm cho thằng bạn cháu một món rặt Ấn nha. Cay cho nó biết mặt.

Thứ nước sánh sánh trong chai coca-cola không phải nước ngọt mà là rượu. Ai lại uống ba thứ nước giải khát vào giờ khắc bạn bè hội ngộ hy hữu này.

-Hơi chát. Tôi nhăn mặt, khè khè như con rắn.

-Chuối hột chính cống đó mày. Chắc tại ở bển mày uống hàng giả riết nên tưởng là thật, tới lúc gặp hàng thật thì đinh ninh là giả.

Nhẫn vẫy vẫy bàn tay chào mấy bàn phía trong. Đó, mấy tay già già đó bán tạp hóa trong chợ Cỏ. Như cái chợ quê ở xứ mình. Hầm bà lằng thứ gì cũng có. Kiếm ăn tàm tạm. Còn cặp thanh niên ngồi kia, gái lai Ấn. Ông nội nó thời Pháp qua Việt Nam nấu bếp. Năm mươi năm mươi. Tới đời nó thì bảy lăm, vì ba nó về đây lấy vợ Ấn. Biết sao tao rành không? Là do thằng trai ngồi chung đó. Chẳng phải vợ chồng nhân tình nhân ngãi gì đâu. Tụi nó như chiến hữu. Thằng này nghiên cứu sinh. Nhảy hàng Việt qua đây kiếm lời. Vậy mà khấm khá. Mở được một gian hàng điện tử bành ky gần cái chùa Bồ Đề hồi sáng mình tới. Chưa hết đâu, năm nào nó cũng đẻ sồn sồn một quyển sách. Không dính dáng gì tới chuyên ngành mà là thơ mới dữ dằn chứ…

Mồi đã có. Cũng lẩu niêu đất tay cầm trên cái bếp than hôi hổi nóng. Quán không có hệ thống thông hơi, khói chập chờn như Sapa mùa đông. Than hồng thi thoảng thả tàn bay chí chóe.

-Cay không?

-Ừ. Cay mới là Ấn chứ! Tôi xởi lởi.

-Chưa chắc à. Ấn không cay bằng Việt Nam đâu. Tự dưng, Nhẫn ngó xa xăm. Rồi lục túi lấy gói thuốc. Hút không? Không hả. Tốt. Không có rượu chuối hột của ông Ba Xồm với thứ khói độc địa này chắc tao chết rục vì buồn ở đây rồi quá.

-Làm gì đến nỗi vậy mày?

Miếng ăn là miếng nhục. Lăn lộn mãi miết tới khi trải qua nhục rồi thì miếng ăn cũng chẳng nghĩa lý gì nữa. Lúc mới qua, cứ rảnh rỗi là tao đi chùa. Chùa lớn chùa nhỏ chùa sâu chùa xa. Phật ông Phật bà Phật già Phật trẻ. Đi tận miệt biên giới Nepal, Bhutan. Nói chung là đi. Có những lúc ngồi thừ trước chánh điện mà ngẫm nghĩ mà mưu tính tương lai. Chẳng lẽ cứ tha hương cầu thực mãi? Chẳng lẽ cứ phải bon chen chợ đen mãi? Vợ con ở quê năm thì bảy họa về thăm một lần mấy tuần đâu thấm tháp gì. Tiền kiếm càng nhiều thì hình như cái thứ tình cảm trời biển thiêng liêng đã đuổi mình ra đi càng nhạt đi. Vẫn mừng vui tíu tít đó. Vẫn nhớ nhớ thương thương alô dăm ngày một lần đó. Nhưng sao sao ấy. Hụt hơi. Con người ta tự gãy đổ không cần bão táp gì hết. Cây còn nguyên mà đến kỳ hạn lá phải rơi. Tao gặp Usha (tiếng Việt nghĩa là Bình Minh, em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh, Trịnh Công Sơn hả?). Tên nàng dài lắm, cứ quen gọi Usha Ushà thôi. Lúc đó, nàng ngồi ăn xin ở bậc thang thứ chín ở chùa Bồ Đề. Đúng bậc chín, mày biết vì sao mà tao nhớ không? Vì lần nào đến, tao cũng chỉ cầm tay chín đồng lẻ. Nàng luôn là chủ của tờ giấy bạc cuối cùng. Tao hỏi, sao cô không thay đổi? Ban đầu Usha chỉ giương mắt ngó, chẳng trả lời. Mắt Ấn tròn và đen lắm phải không? Một buổi chiều sẫm, tao đi theo nàng ra về. Sao cô không thay đổi? Hai lần thay đổi liên tiếp sẽ như thế nào? Nàng hỏi lại. Ngay giờ phút ấy, tao biết mình sẽ phải làm cho nàng thay đổi chỉ duy nhất một lần trong đời.

Mày có vợ bé?

Đừng gọi là vợ bé. Mày biết không, đúng là để giữ cho cái gì là duy nhất đều vô cùng khó khăn. Usha về ở với tao. Hai đứa hùn vốn bán chợ trời. Bậc thang thứ chín của nàng bây giờ là của người khác.

Vợ con ở quê thì sao?

Cảm giác tội lỗi khiến con người ta sống tốt hơn. Hoạt bát hơn. Làm việc siêng năng hơn. Chụp giật nhanh nhạy hơn và kiếm tiền giỏi hơn. Thưa về thăm nhà nhưng bù lại tao gởi tiền đều đặn và nhiều gấp mấy lần.

Bao nhiêu cho đủ để bù lại sự phản bội của một thằng chồng?

Không bao giờ đủ nên trong lòng mới luôn day dứt, nghĩ tới vợ con thường xuyên hơn và có lý do để đổ mồ hôi nhiều hơn. Tao làm quần quật. Tao nốc rượu quần quật. Tao thấy cuộc đời mình có ý nghĩa. Quần quật ý nghĩa.

Thế, Usha?

Nàng không uống rượu. Hình như Usha chẳng có lý do gì để say cả.

Mày có trở lại chùa Bồ Đề?

Thỉnh thoảng. Gọi là ngựa quen đường cũ cũng được. Có lần tao nài một đứa bé đang ngồi ở bậc thang thứ chín bằng một nắm tiền để nó nhường chỗ cho. Ngồi ở đó suốt mấy giờ liền. Một cảm giác rất lạ mày ạ. Lâng lâng. Bay bổng. Không thể nhịn một tràng cười sảng khoái được. Ngay lúc đó, một ông già vỗ vai tao. A, mới nhắc Tào Tháo đã thấy ngay.

Nhẫn đứng lên. Một bóng người gầy gầy vừa đẩy cửa bước vào. Nhẫn nói nhỏ gì đó vào tai ông rồi kéo ông vào bàn.

-Giới thiệu với thầy, đây là thằng bạn học ngày xưa của con. Nó chỉ đi du lịch mấy ngày. Mai về lại rồi.

Tôi nhìn kỹ. Một lão già trạc bảy mươi. Tóc búi củ hành. Bộ quần áo xám xanh. Vẻ mặt thanh thoát khác thường. Trong quán, kể cả ông Ba Xồm đều cất tiếng chào lão rất trang trọng.

-Đây là hiệu trưởng Tâm. Người Việt danh giá nhất ở thánh địa này. Nhẫn cười khì khì. Mày đoán xem thầy Tâm bao nhiêu tuổi?

-Chắc thầy khoảng bảy mươi? Tôi nhỏ nhẹ. Rượu đã bốc rất cao. Chai thứ mấy. Có khi cao hơn cả chiếc máy bay ù ù cạc cạc đưa tôi tới đây.

-Tôi già thế à? Lão xệch má. Tôi sinh trước cái tuổi bảy mươi của cháu đến mấy chục năm, cháu ạ.

Nhân kể. Lão Tâm vượt biên qua Cam, qua Thái, đổ mồ hôi háng mới tới được Ấn Độ. Bất thực ta lai chi tự. Ăn mày có lý lẽ của ăn mày. So sánh của cải với ăn mày thì được chứ ai dám cò kè nỗi xấu hổ với ăn mày? Tâm khi ấy mới là một chàng trai ba mươi sức dài vai rộng, giữa thời buổi điêu linh, ăn mày chán nên mới nghĩ ra trò mới: mở trường dạy ăn mày. Mỗi người tới xin học phải đóng trăm đồng học phí, học xong sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp, sẽ có thu nhập mấy ngàn đồng mỗi tuần. Mấy ngày đầu học lý thuyết ở văn phòng trường, sau đó ra đường, lên chùa thực tập. Sinh viên nào cũng phải biết nói vài ba câu Phật pháp. Giỏi hơn là thiền. Nhất là bọn Tây, đứng xem, khoái chí, miệng rau ráu “zen zen”, máy ảnh bấm lắc cắc, tay móc túi xoèn xoẹt. Hiệu trưởng đích thân đứng bên cạnh, quan sát, chấm điểm, phụ đạo để mỗi sinh viên tốt nghiệp xuất sắc.

-Tôi chỉ muốn cứu giúp những người khốn khổ, không còn cách nào để sống. Học trò của tôi không phạm pháp, họ đánh động lòng trắc ẩn của người qua đường, nhất là người đi cúng chùa, để nhận chút bố thí mà sống.

-Nếu ở Việt Nam, ông mở được học viện ăn mày như thế này không? Tôi hỏi.

-Ở nhà ấy à? Nếu ở nhà, việc quái gì phải ăn mày?

Bịt miệng tôi bằng rượu, Nhẫn bảo rằng, mày biết không, người Trung Quốc tôn Ngũ Tử Tư là tổ sư gia của ăn mày. Ôi dzời ơi. Chẳng ai muốn đi ăn mày. Nhưng, làm ông tổ cái bang thì mấy ai không ham?

Việt Nam có lão Tâm đại diện ở đất Phật Ấn Độ, dù là đại diện ăn mày, không đáng hãnh diện a?

Thế giới có khoảng hai trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, nếu nơi nào cũng có ít nhất một lão Tâm thì có phải nòi giống con rồng cháu tiên có thể vênh mặt kiêu ngạo không?

Nhẫn cùng hiệu trưởng Tâm đưa tôi về đến khách sạn. Xe lão ăn mày là một chiếc mẹcxêđéc đen bóng. Nhẫn khoe, vùng này chỉ có năm chiếc thôi nha mày…

Lão Tâm bắt tay tôi rất chặt. Mai về à? Không ở lại thêm mấy ngày được ư? Về nhá. Phải làm ăn mày thì thảm lắm. Nhưng, Cô Tô mất trắng còn Ngũ Tử Tư được người ta thờ phụng. Hiệu trưởng Tâm trầm trầm. Muốn tu thì cứ qua đây.

Một tuần đúng bảy ngày. Tôi có ý đi gặp Usha nhưng Nhẫn không chịu. Còn đêm nay nữa thôi. Mày có mua ít lá về làm quà cho bà con chưa?

Quên mất. Gần sáng rồi. Hay là mình tắc xi ra chùa Bồ Đề nhặt một ít?

***

Ở sân bay Tân Sơn Nhất, tôi móc ví tới đồng bạc cuối cùng để mua một chiếc lá ở quầy hàng lưu niệm có dòng chữ chạy đèn xanh xanh đỏ đỏ: Welcome to Việt Nam. Lên xe buýt về nhà tôi mới nhớ ra, chưa kịp hỏi Nhẫn, Usha có phải học trò của hiệu trưởng Tâm không?

Núi Dinh, cuối tháng 6/2013

TS.

Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Chín 20137:00 SA
Khách
Một bút ký cấu tạo bằng ngôn ngữ truyện ngắn. Like!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 292)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 636)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 391)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 1016)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 649)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 438)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 756)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 1130)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 1121)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1235)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8992)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10088)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26805)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23011)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26116)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,