Những chân trời khác, trong cõi nhạc Thanh Sơn.

19 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8998)
Những chân trời khác, trong cõi nhạc Thanh Sơn.
(Tiếp theo và hết) 

Tôi không biết, khi sáng tác ca khúc “Sắc Hoa Màu Nhớ”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có liên tưởng tới hai câu thơ quen thuộc, “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”của Hàn Mặc Tử (5):

Hoa phượng rơi đón mùa thu tới
Màu lưu luyến nhớ quá thu ơi!
ngàn phượng rơi bay vướng tóc tôi,
xác tươi màu pháo vui
tiễn em chiều năm ấy…

(Nguyễn Văn Đông, trích “Sắc hoa màu nhớ”) (6)

Nhưng, qua ca từ của ca khúc này, họ Nguyễn đã cho mùa hè / hoa phượng một nỗi buồn khác. Một cuộc chia tay khác. Nó mang ý nghĩa của một chấm dứt hoàn toàn trường lớp. Chấm dứt đời học trò, bằng một chuyến xe hoa (hay đò ngang)!

thanhson_400-content
Từ trái: Khôi Nguyên, Giao Lnh, nhạc sĩ Thanh Sơn (Hình từ YuMe)

Tuy nhiên, người cho phượng vĩ / mùa hè nhiều gam màu nhất, vẫn là nhạc sĩ Thanh Sơn. Ông không chỉ có ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng” mà, những ca khúc khác của ông viết về mùa hè, như “Lưu bút ngày xanh”, “Em vẫn nhớ trường xưa”, “Hạ buồn”, Thương Ca mùa hạ” v.v. những hoài niệm lung linh ánh sáng hoặc bóng tối của tuổi học trò

Trong số những ca khúc được nhiều người tới giờ vẫn nhớ có bài “Ba tháng tạ từ”:

Người ơi thắm thoát niên học hết rồi.
Chúc nhau cạn lời giây phút ly bôi.
Ngày mai tan trường mình không chung lối.
Thương nhau nhiều biết gửi về mô.
Kỷ niệm cũ tan vào hư vô.

Cầm tay bốn mắt thương cảm nỗi sầu.
Tiễn đưa bùi ngùi phút cuối như nhau.
Đời không bao giờ hợp nhau mãi mãi.
Thương yêu rồi nỡ đành biệt nhau.
Để nhung nhớ muôn vạn ngày sau.

Thôi nhé, từ đây cách xa trong đời.
Vẫn buồn theo tháng ngày trôi.
Nụ cười khô héo trên môi.
Mỗi lần, thấy phượng nở tim xao xuyến.
Bạn bè đâu chỉ ta một mình.
Nỗi buồn này đành câm nín…”

(Thanh Sơn, trích “Ba tháng tạ từ”) (7)

Tình yêu hay tấm lòng thắm thiết của Thanh Sơn dành cho tuổi học trò ở miền Nam, đã gắn bó với mùa hè tới độ, có người cho rằng, nói tới hoa phượng / mùa hè, phải nhớ tới nhạc Thanh Sơn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta lãng quên những sáng tác khác trong sự nghiệp âm nhạc của cố nhạc sĩ Thanh Sơn, tôi cho là một khiếm khuyết đáng trách.

Bởi vì ngoài mảng nhạc dành cho sân trường, mùa hè, nhạc sĩ Thanh Sơn cũng có nhiều ca khúc dành cho quê hương, đất nước. Thí dụ những ca khúc như “Đôi lời cho Huế”, “Nhớ cánh cò’, “Bạc Liêu hoài cổ”, Yêu dấu Hà Tiên”, hay “Trở lại thành phố sương mù”, “Như lục bình trôi” v.v… Về lãnh vực tình ca, ông cũng có những tình khúc được nhiều người biết đến như “Chuyện tình hoa bướm”, Đời hợp tan”, “Dối lòng”, hoặc “Hãy tìm nhau”, hay “Hương tình cũ” v.v…

Ở mảng tình ca, có lẽ tình khúc “Nhật ký đời tôi” là ca khúc đến nay, vẫn còn được nhiều người nhắc nhở nhất:

Thôi, thế là thôi, là thế đó
dĩ vãng là thơ, đem thơ về ghép nhạc, thành khúc tình ca,
Thôi thế là thôi, là thế rồi,
hiện tại ước mơ nhiều,
cuộc đời rồi đây biết bao giờ mới được yêu.

Ngược thời gian, trở về quá khứ phút giây chạnh lòng.
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình chỉ còn lại con số không.
Ai thương ai rồi, và ai quên nhau rồi,
trong suốt cuộc đời tương lai trả lời thôi.

Một mùa xuân, năm nào hai đứa ngắm hoa đào rơi.
Lo cho số phận, lo cho duyên mình sẽ thành một kiếp hoa.
Sớm nở tối tàn, đời ai không một lần,
quen biết rồi thương, yêu nhau rồi lại xa…”

(Thanh Sơn, trích “Nhật ký đời tôi”) (8)

Chọn cho mình cách diễn tả đơn giản, bình dị như phong thổ, như bản chất Nam Bộ ở mọi dạng ca từ, nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này đã dễ dàng đến với, lưu lại dư âm sâu đậm trong tâm hồn quảng đại quần chúng.

Như đã nói, nhạc sĩ Thanh Sơn từ trần ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Saigon. Những giây phút cuối cùng của tác giả “Nỗi buồn hoa Phượng”, “Nhật ký đời tôi”…được người bạn đời của ông, kể lại:

“…Ánh mắt buồn rười rượi, bà Lê Thị Hương cho biết: ‘Tui biết ông ấy yếu, cũng suýt ‘đi’ mấy lần rồi, nhưng không ngờ lại ra đi nhanh quá. Mới hồi trưa này, ông còn ăn một tô bún bò ngon lành, còn đòi ăn thêm mấy cái chả giò nữa nhưng tui sợ ăn dầu mỡ không tốt nên không cho. Thế mà…”

“Văng vẳng những bản nhạc của nhạc sĩ Thanh Sơn, xen lẫn tiếng kinh kệ siêu thoát, bà Hương nhớ lại giây phút cuối cùng được gần người chồng đã đầu ấp tay gối với bà gần 53 năm trên cuộc đời: ‘Ông ấy kêu đau. Tôi và mấy đứa con gọi bác sĩ đến mà không kịp. Lúc đau quá, ông còn nói với bác sĩ: Cứu tôi bác sĩ ơi, tôi mang ơn suốt đời. Tôi đâu có ở ác mà hành hạ tôi thế này. Ông nói đến đó, rồi gồng mình mạnh lên, tay buông xuôi…” (GDVN – Theo Wikipedia - Tiếng Việt.)

Tuy nhạc sĩ Thanh Sơn không còn nữa và, khoảng trống ông để lại cho gia đình, bằng hữu, những người yêu mến ông là, những khoảng trống không thể lấp đầy…

Nhưng, mùa hè, hoa phượng, tình ca quê hương và tình khúc của ông đã và sẽ còn sống mãi trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Dù cho sân trường, phượng vĩ, tiếng ve đã qua đi, và có thể không bao giờ còn trở lại với đời thường của chúng ta nữa.

Du Tử Lê

(Sept. 2013)

__________

Chú Thích:

(5)Trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt cho biết: “Hàn Mặc Tử tên là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 ở Lệ Mỹ, Đồng Lộc, Đồng Hới và mất ngày 11/11/1940, hưởng dương có 28 tuổi thôi. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi, lúc đầu có các bút danh là Phong Trần, Lệ Thanh, từ năm 24 tuổi mới lấy tên là Hàn Mặc Tử (Hàn Mặc có nghĩa là Văn chương). Ông mắc bệnh phong, khi đó chưa có thuốc chữa nên cuối đời theo Hoài Thanh và Hoài Chân thì Hàn Mặc Tử ‘đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhật trình che mái nhà cho đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến người không sao nuốt nổi được vì ăn khổ quá. Cảnh cơ hàn ấy và chứng bệnh kinh khủng đã bắt người chịu bao nhiêu phũ phàng, bao nhiêu ruồng rẫy. Sau cùng người ta vứt hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thẩy mọi người thân thích’. (Theo AloBacsi.vn - GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Báo Nông nghiệp Việt Nam.)” Nđd.

(6), (7), (8) Nđd.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13906)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 20586)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 10664)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 10146)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 35202)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8994)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10089)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9361)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23013)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,