Thiên Giang, những câu thơ mang tính định đề,

23 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 7111)
Thiên Giang, những câu thơ mang tính định đề,


Chuẩn bị cho ra đời đứa con tinh thần nhan đề “Men Thời Gian”, với khoảng 150 thi bản, nhà thơ Thiên Giang hiện cư ngụ tại tiểu bang Texas, cho biết, ông đã phân bố thơ mình vào ba chủ đề : “Thơ về cuộc sống”, “Thơ quê hương” và, “Thơ tình yêu”.

Phân loại của Thiên Giang, là một cách chia vùng cho khu vườn rung cảm, tư duy bát ngát độ cao và mực sâu của ông - - Nhưng theo tôi, rốt ráo, mọi vạch phấn, lằn ranh (những tưởng có đấy), vẫn chỉ một cội gốc. Cội gốc thi ca mang tên Thiên Giang.

Cội gốc thi ca Thiên Giang trổ cành, đơm nhánh mà, những hoa, trái hiển lộ thứ nhất, là mối tương quan hữu cơ giữa thiên nhiên và, con người. Tôi muốn nói, qua thơ Thiên Giang, dường như vũ trụ và sinh vật đã không còn khoảng cách. Một cộng-sinh giữa thiên nhiên hằng cửu và nhân sinh, hữu hạn:

“Mai tắt nắng bên đời cây vẫn đứng
Tiếng thông reo đâu chỉ vô tình
Chuông gió động nào phải đâu vô nghĩa
Trong nắng vàng lòng ôm trọn sinh linh.

(Trích “Vô lượng ngày sau”)

Hoặc:

Chỗ anh ngồi có lời ru của đất
Nơi tựa nương duy nhất của loài người.”

(Trích “Men thời gian”)

Dù cộng-sinh, nhưng hôn phối kia vẫn đem đến cho tác giả những cật vấn, không câu giải đáp:

“Lòng gặng hỏi một nín thinh thuở trước
Cánh chim trời hò hẹn những phương xa”
(…)
“Đêm gõ cửa mộng tàn canh rũ rục
Mai em về kịp thấy lá vàng rơi?”

(Trích “Người đi như một cánh chim trời”)

Tôi cũng chú ý tới tính hiện thực lịch sử, xã hội trong thơ Thiên Giang - - Được tác giả ghi nhận, như chiếu, rọi mặt khác kiếp nạn, đời thường:

“Tháng Tư ta nằm úp mặt
“Nghe hồn lọt xuống chõng che
“Đan xen khung trời chới với
“Cố ru giấc ngủ trưa hè.”

(Trích “Có một tháng Tư như thế”)

Hoặc:

“Thầy dạy em tự trọng
Phải sống cho ra người
Bỗng thầy rơi nước mắt
Quê hương mình em ơi!”

(Trích Phân vân”)

Tuy nhiên, vẫn theo tôi, số hoa, trái đáng kể và cũng xum xuê nhất, trong thơ Thiên Giang là tính định đề. Những chi phối vũ trụ mặc nhiên, trong chiêm nghiệm bất lực thẳm, sâu của tác giả:
“”Không ấp ủ đóa vô thường vẫn nở
Chuyện ngày sau, vàng những lá xa xôi…”
(trích “Đỉnh phù vân”)

Hoặc:

Vươn tay với em ơi đời vẫn ngắn
Tình có dài cũng không đủ chia ra
Vươn tay chạm những niềm đau có thực
Mà con người vẫn đem đến cho nhau.”


Hoặc nữa:

“Chỗ anh ngồi rêu phong rồi cũng phủ
Đá dẫu buồn đâu thể trách hư không.”

(Trích “Men thời gian”)
.
Phải chăng vì không thể “trách hư không” nên Thiên Giang đã tìm vào thơ - - Cõi “hư không” khác?!. Nơi lưu giữ nỗi nhớ / niềm đau và, những mùa hoa, trái thao thiết, xốn xang kiếp người của một Thiên Giang, thi sĩ?

Du Tử Lê
(Garden Grove, Sept. 2013)

________________
 
Thơ Thiên Giang.


NGÀY BUỒN VỠ HẠT THU TÔI

(Viết trong sự tưởng nhớ mẹ vừa mất)
 
Đêm Tháng Tám ỉ ôi mưa nặng hạt
Nghe giật mình rơi rớt hạt mồ côi
Trong ký ức mẹ vẫn ngồi khâu áo
Từng đường kim, mũi chỉ...xót xa trôi.
 
Mẹ ngồi đó giờ đây trăng viễn tượng
Bóng xa xăm, mờ ảo giữa muôn trùng
Nhưng vẫn sáng trong con từng ý niệm
Chiều thơ ngây, buồn vội vã, lớn khôn
 
Đêm Tháng Tám mưa rã rời, mưa lạnh
Con ngồi trông bóng cũ có quay về
Nghe muối mặn từng hơi, từng hơi thở
Buồn bây giờ nặng hơn nỗi xa quê
 
Ngày vỡ hạt thu tôi, đêm bó gối
Chuyện xa xôi chuyện của những sông dài
Một lần chảy xuôi đi ra tận bể
Trông về nguồn nghe nước lặng chia đôi
 
Đêm tháng Tám hạt thu rơi réo rắt
Sụt sùi mưa nghe ướt đẫm trong lòng
Buồn hạt nước, giông đời, mưa số phận
Hồn con người mưa mấy trận long đong

 
ĐÊM

Bỗng đau
Đêm xuống
bỗng đau
Nghe như trăng vỡ
bên cầu đêm nay
 
Này con nước
dưới vực sâu
Có nghe câu hát
Đục ngầu thời gian
 
Đêm lang thang
Gió cũng lang thang
Hàng cây đứng lặng
Võ vàng đợi ai
 
Đâu khoan thai
Hết khoan thai
Kẻ phong lưu bỗng
Mỉa mai chính mình
 
Là ta,
Và một cõi tình
Tự dưng sao bỗng
Bất bình với ta.

 
MEN THỜI GIAN

Chỗ anh ngồi có bóng ngày xưa cũ
Có tình ai một thuở mắt trong veo
Đêm thác đổ vẫn không xua nỗi nhớ
Những vuông lòng vừa vặn cố mang theo
 
Chỗ anh ngồi có trăm năm nguyện ước
Bóng người đi ôm ấp chuyện quay về
Giữa năm tháng đổi thay nhiều đổ vỡ
Trăng bên đời riêng bóng ngập hồn quê.
 
Chỗ anh ngồi có lời ru của đất
Nơi tựa nương duy nhất của loài người
 
Chỗ anh ngồi rêu phong rồi cũng phủ
Đá dẫu buồn đâu thể trách hư không
Tình một thuở gánh gồng nào biết nặng
Thả ngang đời xanh một giấc mơ hồng.
 
Chỗ anh ngồi ngày mai ai còn nhớ?
Thôi thì thôi, mà nhớ để làm gì!
Xin giữ lấy những mộng mơ ngày cũ
Xót xa nhiều, cũng một cánh chim đi

 Thiên Giang.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 151)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 198)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 198)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 328)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 297)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 428)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 399)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 404)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 465)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 785)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21332)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16075)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17731)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10447)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18967)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1976)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2586)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2370)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23692)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20138)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8956)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10046)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9331)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12505)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31954)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21622)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26757)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24170)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22978)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21117)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19045)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20266)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17782)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16847)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26069)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33357)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35668)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,