NGỌC LAN - Đọc thơ Du Tử Lê 'Trước khi thành quá muộn' (*)

04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9209)
NGỌC LAN - Đọc thơ Du Tử Lê 'Trước khi thành quá muộn' (*)

Viết bài nộp cho sếp, để in ra thành báo, để mọi người cùng đọc, cùng nghĩ, chẳng bao giờ là dễ.

Trong cái không dễ đó, khó nhất là viết những điều liên quan đến thơ. Bởi thơ cô đọng, thơ súc tích, thơ mượt mà, thơ sâu lắng, và thơ... khó hiểu.

Cầm “Tuyển tập thơ Du Tử Lê 1957-2013” dày hơn 550 trang trên tay, vừa “nghe” trình trịch những tâm tư, cảm xúc, những buồn vui, hờn dỗi, những ta thán, hạnh phúc, những chiêm nghiệm mở lòng, của một người đã có hơn nửa thế kỷ tên tuổi được khắc dấu “Nhà Thơ”; vừa “nghe” một nỗi ngập ngừng trong tôi, “Liệu có hiểu thấu chăng những con chữ được chắt ra từ vạn chữ để làm thành một bài thơ, một tập thơ, một dòng thơ, mang tên Du Tử Lê?”

Thì thôi, cứ cố. Hiểu đến đâu, cảm đến đâu, nói đến đó, trong tinh thần của một kẻ hậu bối, chỉ đọc thơ mà chưa từng một lần biết làm thơ.

***

Phải thú thật là tôi biết đến nhà thơ Du Tử Lê lần đầu tiên là qua... bài hát “Khúc Thụy Du” được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, khi tôi đã ngoài 20 tuổi.

Suốt cả một thời gian, vào phòng hát karaoke, tôi cứ nghêu ngao “Hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa/ Sẽ lấy được những gì về bên kia thế giới, ngoài trống vắng mà thôi/ Thụy ơi và tình ơi!” Hát mà cứ như mình đang chơi vơi đâu đó trong một nỗi đau tình, cứ cố bám víu vào một triết lý gì đó nghe thật hay mà không biết làm sao để giải nghĩa cho ra được cái hay đó. Chỉ có hát, hát và hát “Thụy ơi và tình ơi!” để nghe tràn ngập một bóng hình, ở một cõi yêu, xa vắng.

Lần thứ hai, tôi “gặp” lại Du Tử Lê là khi tôi đã đặt chân sang Mỹ. Trong một thoáng nhớ nhà, tôi tình cờ đọc được những dòng thơ trong bài “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển.”

Tôi lẩm nhẩm những câu “Khi tôi chết, hãy mang tôi ra biển/ Đời lưu vong không cả một ngôi mồ/... Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng chết/ Đời lưu vong tận huyệt với linh hồn” mà nghe rợn cả da đầu da óc. Tôi nhủ thầm, “Ông này làm thơ 'khiếp' quá! Đọc mà cảm giác như thân mình đang trôi bồng bềnh trên biển cả, vừa lạnh cóng với đại dương sóng ngàn, vừa ấm áp trong ý tưởng được quay về với quê hương, lại vừa cô độc, lẻ loi đến vạn lần tê tái...”

Rồi từ từ tôi biết, Du Tử Lê là tác giả của “Kiếp sau, xin giữ lại đời cho nhau,” “Lệ buồn nhớ mi” mà tôi cũng từng ư ử hát.

Ra Du Tử Lê là bút hiệu chính thức từ năm 1958 của chàng trai có tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942, từng là sinh viên đại học Văn Khoa Sài Gòn, từng làm việc tại cục Tâm Lý Chiến dưới thời VNCH trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong.

Rồi tôi lại chập chững làm quen với những câu nói nghe “là lạ” mà nhiều người quanh tôi có thể bật ra ngay trong một ngữ cảnh thích hợp, như “Đi với về, cũng một nghĩa như nhau,” “Cõi đời đó, có chi đâu!”, “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”, “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời”, “Nhân gian nào phải chốn đi về”, “Cũng đành người đã quên tôi... Cũng đành người đã ham vui”...

Sau này cũng biết, đó là những câu trong các bài thơ của Du Tử Lê. Thơ mà đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày một cách thâm thúy, một cách tâm đắc như vậy, hay nhỉ!

Mà không hay sao được khi tôi hãy còn là hạt bụi bay là đà đâu đó trong hư không thì Du Tử Lê đã có nhiều tập thơ được đón nhận, nào là “Thơ Du Tử Lê” (1964), “Tình khúc Tháng Mười Một” (1965), “Tay gõ cửa đời” (1967), “Thơ Du Tử Lê” (1967-1972). Rồi sau nữa là “Đời mãi ở Phương Đông” (1974), “Thơ tình Du Tử Lê” (1996), “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu” (1985-1989), “Đi với về cũng một nghĩa như nhau” (1992), “Chấm dứt luân hồi em bước ra” (1993)...

Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times và New York Times. Thơ Du Tử Lê có mặt trong sách giáo khoa về văn học Việt Nam dùng trong nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ và Âu Châu.

Du Tử Lê là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ tới hôm nay/ World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” do nhà W.W. Norton New York, New York ấn hành năm 1998.

Và giờ đây, là “Tuyển tập thơ Du Tử Lê 1957-2013.”

***

“Tuyển tập thơ Du Tử Lê 1957-2013” với ngót nghét 200 bài thơ được gạn lọc từ những bài thơ từng xuất hiện từ thời kỳ ông vừa bắt đầu làm thơ, năm 1957, đến hiện tại, năm 2013.

Tuyển tập thơ Du Tử Lê bắt đầu bằng “Tuyên Ngôn” của chính nhà thơ và kết thúc bằng hình ảnh “Tôi trôi theo tôi - con - sông” cũng của Du Tử Lê.

Không cần một lời giới thiệu. Không cần một bài nhận định. Chỉ có thơ và thơ, Du Tử Lê.

Có thể hình dung “Tuyển tập thơ Du Tử Lê 1957-2013” như một cách tác giả hay người đọc điểm lại những chặng đường mà nhà thơ đã qua, từ buổi ban đầu ra mắt tập thơ đầu tay mang tên “Thơ Du Tử Lê - 1964” đến tác phẩm thơ gần đây nhất là “Biệt Khúc” xuất bản trong năm 2013 này.

Hơn nửa thế kỷ làm thơ, từ thuở chưa tròn tuổi 20 đến nay đã hơn thất tuần, thơ Du Tử Lê, theo thời gian, thay đổi cả cấu tứ lẫn ý tình. Dĩ nhiên thôi.

Tôi đọc “Thư cho em” ông viết tự năm nào theo lối thơ 8 chữ: “ngày nao quen nhau mà nay u buồn/ ngày nao yêu nhau mà nay dỗi hờn…/ mai em lấy chồng em nhớ đến ai/ mai em lấy chồng, em đừng quên tôi”

Hay thể thơ lục bát ông dùng để thể hiện ‘Cái rơi”: “tôi đi, ngựa đó, đường người/ cái mưa che mỏng cảnh đời khuất sau…/ cái về chậm với cái rơi/ tôi dang chân đứng, ngựa ngồi nghe mưa.”

Hoặc “Khúc Thụy Du” của một thời xa xưa lắm theo thể ngũ ngôn: “như con chim bói cá/ tôi lặn sâu trong bùn/ hoài công tìm ý nghĩa/ cho cảnh tình hôm nay”

Tôi cảm thấy gần gũi, dễ cảm dễ hiểu và dễ làm tôi chơi vơi hơn trong những suy tưởng.

Tôi thích những hình ảnh gợi hình, gợi cảm, gợi cả những bâng khuâng trong thơ Du Tử Lê: “em rầu rầu sương cỏ/ hồn mưng mưng mây mù/ mắt bơ phờ cõi nhớ” (Về từ vô vọng)

Tôi thích tình yêu trong thơ Du Tử Lê. Tình yêu của một thời trai trẻ, của một thời đắm đuối “Khi trông thư Thụy Châu”: “cũng đành người đã quên tôi/ Con chim nào cũng một đời kêu than…/ cũng đành người đã ham vui/ núi non nào cũng một đời cô đơn…/ cũng may tôi có một đời/ để đau, để khổ, để ngồi trông thư”. Đến tình yêu đằm thắm chứa đầy trong đó cái nghĩa tình bền lâu qua năm qua tháng của người đi gần 3 phần 4 cuộc đời theo nghĩa 100 năm:

“cám ơn em yêu dấu!
những ngày sống bên nhau
em, từ tâm. tội nghiệp!
biển. gập ghềnh. vựa sâu.
hải đăng. người chói lọi,
soi tìm tôi mỗi khuya.
....
hôm nay tôi bảo tôi
cách gì rồi cũng hết!
hãy cảm ơn cuộc đời:
- em và tôi, đã một.
.
yêu dấu, ngay phút này,
tôi ngỏ lời ơn em
trước khi thành quá muộn!”


Tôi thích thơ ông, trong những cách ngắt nhịp, ở chừng mực nào đó, mà tôi hiểu, như bài thơ “Trước khi thành quá muộn” vừa kể trên.
Hoặc như trong bài “Cõi tôi”:

“cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
cõi vui thân thế cỗi, già
cõi lang thang mượn mái nhà hư, không
cõi hoang mang, vội,
cõi bàng hoàng, qua”


Thơ Du Tử Lê có một điểm rất khác thơ người khác, ở chỗ ngắt nghỉ, xuống dòng, và viết hoa. Với tôi, muốn cảm thơ, muốn nghe ra cái hay của thơ thì phải đọc nó lên. Đọc lên mới ra vần, ra điệu, ra cảnh, ra tình.

Trong cách ngắt nghỉ, nhấn nhá của Du Tử Lê, tôi đọc và nghe ra một âm hưởng lạ. Nó sẽ không còn là sự dìu dặt, êm êm, trôi trôi, để có thể đọc lên ru ngủ một ai đó, như ru người yêu chẳng hạn. Mà đọc thơ Du Tử Lê, cứ thử đọc đi, theo lối chấm phết của ông, thoạt đầu có thể khiến mình hơi ngạc nhiên, rồi hơi bực bực, cứ như bị nấc cụt:

“đi, như mắt, xa dần manh vải trắng
mỗi linh hồn:
tẩm, liệm một hơi, riêng.”


Nhưng đọc vài lần, vài dạo, lại thấy ngồ ngộ, thấy hay hay, bởi cảm tưởng như đang toát lên vẻ gì đó rất ngạo nghễ, rất tự tin bên nụ cười hóm hỉnh chứa đựng nhiều tâm trạng:

"chúng ta đã chia, ly từ vú mẹ
tập xa nhau thuở chập chững chân, đi
chúng ta biết thịt, xương này hữu hạn
(và,) nhân gian nào phải chốn đi, về"


Hay như trong bài “Chẳng lớn lao nào hơn cô đơn .!.”

“cảm ơn xa, vắng nuôi em lớn
như lá nuôi rừng thuở thiếu niên.
cám ơn chăn, gối cho mưa, nắng
quá khứ như người có tuổi, tên

cám ơn hiện tại: không sau, trước”


Tôi thích thơ ông, trong nghĩ ý nghĩa triết lý, mà tôi có thể hiểu: “ta chẳng thể hát chung cùng một điệu/ dù em đi lá đậu rớt đôi bờ/ dù em hiểu cuộc đời không thể khác/ đi với về, cũng một nghĩa như nhau.”

Tuy nhiên, có thể tôi là kẻ lạc hậu quá nhiều trước trào lưu bức phá của thơ ca hiện đại, nên nhiều bài thơ của tác giả “Khúc Thụy Du” trong phong cách “rất mới, rất lạ” của thế kỷ này thì đôi khi tôi lại thấy mình lạc lõng đến ngẩn ngơ, xa lạ:

“tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
giữa hai gạch chép/slash
trong một câu thơ
thí dụ:…/…/…/…/
mời những người đọc tôi
hôm nay, ngày mai tham, dự

bài thơ xuất hiện lần đầu
mượn trái tim anh em, bà con để, thở”

(Tình yêu, trang ruột và, bìa sách)

Hoặc như trong bài “Biển, gương, seattle”:

"nên, con sông không thi hành
cát suy thoái, muộn, vơi ghềnh/ thác/ cao/.
trưa chôn chân: dăm con sào
bóng toan xuống cấp. thân hồ hởi, can /.
nên, chiều lên chia tay chim
vạt cây cấu kết rừng nguyên thủy, nàng /.
tôi tê, mềm, xuôi, sâu/ hoang /
khuya/ mây chủ động quy hàng biển/ gương/."


Thật tình là tôi chịu chết.

Tôi muốn hiểu, như tôi từng đến xem tranh, họ thể hiện một bức họa, theo cách này, hãy cùng là tác giả, mở ra những tưởng tượng, những bay bổng. Nhưng quả thực là khó quá! Những gạch sổ, những khoảng trống, những chấm - chấm than - chấm hết... tôi chưa thể cảm được. Hay tôi nên nhìn bài thơ như một bức tranh - bức tranh bằng con chữ và những ký hiệu?

Tạm thời cứ đành phải chấp nhận mình là kẻ lạc hậu, chưa thể hiểu thơ trong cách thể hiện mới này. Có lẽ cần phải có những lớp học, như tôi từng học những giờ giảng văn chương thơ phú, để có thể hiểu và cảm nhận được rõ rệt hơn những cách ngắt nhịp, những dấu gạch sổ và những dấu chấm mang ý nghĩa biểu tượng hơn là một sự chấm dứt bởi không muốn đứt hơi.
***

Gấp lại trang cuối cùng của “Tuyển tập Du Tử Lê 1957-2013” tôi có thể thở phào. Bởi lẽ tôi hiểu vì sao khi bản mẫu in tuyển tập này vừa gửi về, anh bạn chụp tấm hình bỏ lên Facebook, một người bạn tôi từ quê nhà nhìn thấy đã nhắn ngay, “Lan ơi mình muốn có quyển này!”

Ừm, “trước khi thành quá muộn” tôi cũng lần giở, đọc được những điều chắt chiu nhất của Du Tử Lê, người được nhà văn Mai Thảo thừa nhận là "tiếng thơ vô địch."
_____________
(*) Nhan đề một bài thơ trong Tuyển tập thơ Du Tử Lê (1957-2013)

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Mười Một 20138:00 SA
Khách
Toi khong dong y voi cau trong bai viet nay:
"Thơ Du Tử Lê có một điểm rất khác thơ người khác, ở chỗ ngắt nghỉ, xuống dòng, và viết hoa. Với tôi, muốn cảm thơ, muốn nghe ra cái hay của thơ thì phải đọc nó lên. Đọc lên mới ra vần, ra điệu, ra cảnh, ra tình."


That ra tho cua Du Tu Le hoc theo tho Emily Dickinson cua My. Ba do cung dung ngat nghi, xuong dong, va viet hoa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1295)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6565)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6436)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11399)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,