NGUYỄN VĂN PHONG - Chùm truyện cực ngắn

27 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 7952)
NGUYỄN VĂN PHONG - Chùm truyện cực ngắn

 
Cột tiêu
 
 Sang đêm thứ ba thì tôi nằm nghe tiếng dế. Ngỡ ngàng phát hiện ra gió lặng. Dàn đồng ca chỉ gồm vài giai điệu phối hợp rất nhuần nhuyễn. Ban mai lạnh, những hạt sương đêm trên mái hiên đọng lại thành hàng dài dấu vết trên nền đất. Tôi uể oải bắc nước. Ngồi cho hơi ấm xua tan cái lạnh đêm qua quờ quạng kéo chăn trên nan giường gãy. Chầm chậm bắt đầu một ngày mới bằng việc nắn đọt tiêu cột lại.
Song có những đọt quặp xuống, được nắn lên lại gãy rụng . Tôi đưa chúng qua một bên rồi mới ép vào cọc, thêm không gian cho… “tù nhân” thì lập tức chúng ngoan ngoãn nghe lời.
Con đường đất không bóng người qua, những ngôi nhà xây không chát , nhấp nhô là từng rẫy cà phê vuông vức, vườn tiêu lô nhô cọc.
Khi uể oải tan thì nắng đã đánh thức một ngày lao động bên hàng tiêu nhiều ngọn rơi gãy. Tôi dựng chúng dậy cho rễ bám vào cọc; hướng ngọn lên để xanh tốt. Đọt được cột sẽ không gẫy khi mưa đá rơi.

 
Như giấc chiêm bao
 
Tôi nhận ra đã lâu mình không cười. Nụ cười cố giấu mà khuân mặt lại rạng ngời. Nhưng phải nhìn vào làn môi trong đêm đầy lên trên gương mặt ấy bừng nở nét rạng rỡ, thì tôi mới soi thấu được niềm hân hoan trong lòng mình.
Đoàn tàu lặng lẽ tiến vào màn đêm trên tuyến đường được lập trình sẵn. Đèn bật sáng khi tàu dừng bánh ở một nhà ga để mọi người biết mình đang về gần hơn bến đỗ bình yên.
Nó nhìn người đàn bà đến ngồi bên tôi khi làn môi đã thăn lại, đôi mắt nhìn qua cửa sổ. Nơi ánh đèn thuyền câu tựa muôn vì sao đã lùi xa vào chiêm bao.
Trong cơn mộng mị tôi tình cờ chạm nhẹ một bàn chân nhỏ, khẽ vang lên lời tự sự của người con gái. Câu chuyện kể rằng mình đã lớn!
Bên con đường thị trấn Bao giờ tôi cũng có cảm giác bồi hồi, lo lắng khi lên thị trấn dù cách đường làng chỉ một cánh đồng. Tôi chọn cho mình con đường vòng dài nhất phải đi bộ qua làng bên .
Nhà ga đi về phía cổng chợ là đoạn đường đông nghẹt cửa hàng tạp hóa, những đại lý. Tựa như rừng hoa đua nở nhưng chẳng thể ngắm nhìn. Bên chén trà của người đàn bà buôn vật liệu xây dựng, tôi ngồi nhìn xe cộ lướt trên quốc lộ qua lớp cửa kính, suy nghĩ lời nhận xét học hành về cậu nhóc. Đôi khi những kiến thức cơ bản mà trò cho vào quên lãng làm tôi bực bội, nhưng ngay sau đó liền nhận ra dù đang gia sư, lại lãng quên dòng xe cộ đang hối hả trên con đường ngợp sắc hoa rừng!
Tôi vẫn giữ thói quen mua sách. Nhưng thay vì những cuốn tham khảo, tôi đi tắt qua cánh đồng lạ, băng qua đường sắt để vào thị trấn; xe buýt đưa tôi đến một quầy sách tự chọn trên thành phố. Một cuốn Bestseller sẽ đưa giấc
mơ thầm kín đến muôn sắc hoa tươi nơi một cánh rừng.

 
Tình yêu chó của đội trưởng

 Những con gà ông nuôi có cái vẻ nhỏ quắt của sự sống phải chống chọi với nắng. Chúng chẳng tìm được gì từ những bụi cỏ xơ xác. Ông nói “Khi mùa mưa đến sẽ có mối.” Ông bất bình chuyện đội trưởng lấy nước trong can của ông mà rửa mặt , tay này vào lán bảo vệ mỗi buổi sáng để đánh nốt giấc ngủ vùi, phó thác công việc cho đám thợ.
Ông lững thững về lán sau bữa tối, mặc những ly rượu vẫn cứ vơi lại đầy. Chủ thầu và tay máy đào đã nhổm đít ; trên manh chiếu, đội trưởng quơ tay vét nốt những miếng thịt lợn hầm, phong thái ung dung tự tại. Nhưng bao giờ động tác trao đĩa xương hay cá kho thừa cho tôi cũng mềm mại và thấm đẫm ân cần , cứ như gã yêu quý những con chó của ông vì chậu nước rửa mặt. Tôi vui vẻ bưng âu cơm xương lợn, tranh thủ hóng gió dưới sao trời, thổi rì rào mặt hồ những gợn sóng; trước khi đến gặp những con chó của ông.

 
 Không thấy mặt trời

Sau bữa tối tôi quăng bước chân vào ánh đèn đường. Hít bầu không khí thoáng đãng nơi con hẻm xa lạ. Ánh điện hắt ra từ gian bếp ấm cúng chào đón tôi bằng câu xã giao của người đàn bà lẳng lơ. Mà vốn nếu không có gã người làm mới để ả liếc mắt đưa tình thì ánh điện ấm áp này đã là của riêng tôi và ả. Tôi thừa nhận với gã về sự chậm chạp của mình. Gã được bà chủ lựa chọn là người đưa hàng. Ả người làm rất hài lòng về chàng trai trẻ. Ả khó chịu với mùi hôi nách của tôi. Chuyện tắm gội những ngày qua làm phiền ả lau chùi bếp núc. Một buổi tối, tôi lang thang qua quán nhậu ,trốn chạy khỏi không gian tình tứ ở gian bếp nhỏ là nơi ước mơ từng ngủ qua những ngày đầu êm đềm mà cứ ngỡ có ả trong vòng tay. Giờ đây chỉ còn tôi cùng nỗi bất an. Khi tôi lê bước qua tia sáng khe cửa thì gian bếp đã vắng bóng hồng, ánh đèn nê ông hắt lên khuân mặt bất ngờ trắng đẹp của gã thanh niên với làn môi tím đỏ , hương thơm và son phấn của nàng rơi rớt trên tấm chăn nệm. Tôi nằm đợi cho trời sáng để được thấy nét khởi sắc nơi người đàn bà.

 
 Ngày gió nổi

Con ngõ chung lối nhỏ, nằm mê man bên buổi chiều thênh thang gió. Nhơ nhớp một màu mặn mòi, phảng phất rêu phong. Những dấu chân qua im lìm, tô thêm nhợt nhạt từng màu ngói, con đường. Người cha của những đứa con bỏ mạng ngoài biển cả hất vào người lạ bức tự họa của ngư nghiệp : “ Làm ruộng thì có chè , chứ nghề đi biển lấy đâu ra tiền mua chè uống”.
Khi nhá nhem nhường chỗ cho điện đèn, những bước chân đã thảnh thơi qua ngày chợ búa. Phó thác cho no đủ còn mong manh, bàn tay gầy nâng niu những lọn tóc. Lồng ngực thôi đương đầu với biển, tan hoang trong khói thuốc và ánh
đèn mờ. Đã thôi không còn ám ảnh bời cái chết. Có hay cơn hoang dại của những ngón tay xinh của người đàn bà an phận bên lồng ngực đã bớt hoang tàn.
Hơi thở mới bỡ ngỡ, bỏ lỡ làn môi mềm. Vợ của thợ đóng tàu chẳng thể thành góa bụa. Người đàn bà vẫn hạnh phuc cùng chồng để đôi chân không còn đi hoang dại. Say nắng có quật ngã một hơi thở mới chưa kịp tìm đến
gió biển , đã ngẩn ngơ, nặng nề lê bước qua những ngày gió nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 264)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 330)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 331)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 539)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 527)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 383)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 809)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 666)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 802)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 715)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12259)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18990)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8341)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30717)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25513)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21733)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,