PHONG ĐIỆP - Nhật kí nhân viên văn phòng

17 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8022)
PHONG ĐIỆP - Nhật kí nhân viên văn phòng

Ông đừng réo máy giục em. Từ nãy tới giờ, ông nháy dễ đã đến bẩy cuộc. Bẩy cuộc trong vòng một giờ đồng hồ. Ông chả lẽ không có việc gì làm trong một giờ đồng hồ ấy? Café. Ông uống đi. Thuốc lá. Ông đốt đi. Sao sáng nay ông không phải lau nhà, không phải phơi quần áo như mọi hôm? Sao không ngồi đánh cờ với mấy ông bạn hàng xóm, cùng tổ hưu trí và điện thoại vứt béng ở trên phòng ngủ cho nó nhanh? Hay là ông chở cụ đi chùa đi. Cụ thích đi chùa lắm. Chừng ấy việc, đủ đốt hết mấy giờ đồng hồ cho ông. Ông réo máy cho em làm gì. Càng réo, em càng bực. Càng khó chịu. Ông không biết là làm thế chỉ tổ cho bọn đàn bà nó nhanh chán à?

taofuji_w-content

Còn nhớ lần ông đến văn phòng em, giải quyết ba cái thủ tục cho cái nhà đất của ông. Rồi ông nhã nhặn ngồi yên lặng một góc lúc em đang gân cổ lên cãi nhau với mấy con mụ béo sực nức nước hoa giá rẻ chợ Đồng Xuân và thích chen ngang. Lúc ông thấy mắt em sắp lồi ra khỏi con ngươi đến nơi rồi, ông ra hành lang, nháy máy cho em. Máy bàn. Ông nhìn nhanh thế. Ông thầm thì trong máy rằng: Trốn ra ngoài đi, nói là sếp gọi. Cứ thế này, nó gửi thư vào hòm góp ý cơ quan thì có mà mất việc.

Em hiểu ngay cách ông cứu em khỏi một cuộc lanh tanh bành sát ván. Em phi ra ngay.

Không phải vì sợ mất việc. Chỉ là cứ thế này thì chính em giết em. Tự nhiên chết vì mấy con mụ thừa mỡ bụng thì có đáng không? Sự giải thoát làm em nhẹ nhõm.

Em ngồi ở quán café, duỗi chân duỗi tay, uống ực một cốc chanh leo. Chưa đã, em gọi thêm cốc nước bưởi. Nước bưởi vừa chua vừa đắng. Cái bọn nhà hàng này rõ là mua bưởi ế, nhưng lại đòi thu tiền cao của khách. Em bực quá. Em dằn cốc xuống bàn.

Ông vẫy tay nhân viên, gọi cho em cốc nước dưa hấu. Ông biết dưa hấu rẻ hơn bưởi, nó không mua điêu được. Kiểu gì cũng ngọt. Mầu dưa hấu cũng không thể đổ cà chua vào được.

Đấy, cái kiểu ông gây ấn tượng là thế. Em làm con cá, mắc phải cần câu. Em thích ngồi uống café với ông, duỗi chân duỗi tay và chửi vung xích chó. Ông cười ra vẻ hiểu biết. Ra vẻ thông cảm. Ra vẻ bao dung. Đại loại thế.

Nhưng tính em thì chóng chán.

Nhưng đương nhiên nó chưa biết chán khi ông tặng em lọ nước hoa của anh bạn vừa đi nước ngoài đi.

Ông bảo đã lâu ông không tặng quà cho ai. Em rất đặc biệt với ông. Đặc biệt lắm. Ông lập bập châm thuốc và nói đi nói lại điều đó. Ông bảo, nhớ thỉnh thoảng nhắn tin cho ông nhé. Ông xin em nhé. Ông bảo ông nói điều này ra thì hơi buồn cười, hơi hèn. Đàn ông ai lại thế.

Đầu ông cúi xuống. Em thấy tồi tội. Và thấy ông cũng dễ mến. Làm bạn thì cũng chả mất gì.

Nhưng em cũng lười biếng trong việc nhắn tin. Có gì mà phải nhắn tin. Tức thì chửi vung lên. Nhớ thì alo một phát là xong.

Nhưng đi uống café với ông, ông chịu khó kể chuyện cười, vui ra phết.

***

Trong lúc ông réo máy rèn rẹt thì thằng cha ấy lại đến. Cái mặt hiền hiền một kiểu rất khó chịu. Vớ vẩn thế chứ. Hoặc là lưu manh, lưu manh hẳn. Hoặc chất phác chất phác hẳn. Đây lại là một cái mặt bì bì như đất, giữa đám ấy nứt ra một khe nhỏ, mà người ta gọi là cười. Nó làm em ngứa ngáy, khó chịu.

hoasu_w

Ông không biết đấy thôi, em bị dị ứng bẩm sinh. Không phải dị ứng lông chó mèo hay dị ứng thức ăn. Cũng không phải dị ứng thời tiết. Em bị dị ứng người. Ông hiểu không? Dị ứng người. Con người làm em dị ứng.Em bức bối, khó chịu, muốn rủa xả, muốn gây hấn mà vẫn phải cố đon đả, cười cợt. Vì em là nhân viên văn phòng. Hàng ngày em phải tiếp đủ loại người. Sự chịu đựng khiến em mệt mỏi đến cực độ. Tưởng đến phát điên. Bệnh dị ứng ngày một trầm trọng mà không có thuốc chữa. Em chỉ thấy cơ thể mình đang mòn dần, mục ruỗng dần. Cái thứ mà em tuôn ra đằng mồm, cái kiểu mà em nhe răng ra, em không hiểu nó là thứ gì nữa. Nó không phải là thứ em muốn. Nó là thứ đã được lập trình, và em chỉ cần nhấn enter.

“Mẹ kiếp.”

Tự dưng em thích chửi đổng. Đấy, chửi xong nó mới sảng khoải làm sao, sung sướng làm sao chứ.

“Mẹ kiếp!” – Nhân tiện em vớt vát thêm câu nữa. Dù chỉ là gầm gào trong cổ họng, trong lúc cái mặt hiền hiền ấy tiến đến bên em, bảo sao cái núm đồng tiền của em đi đâu mắt rồi.

Em nhìn lên (Em thực sự muốn trừng mắt. Lẽ ra em phải trừng mắt.):

“Ông muốn hỏi ai?”

“Tôi hỏi em mà” – Cái mặt hiền hiền he hé cười. Hôm trước rõ ràng em có một núm đồng tiền má trái mà.

“Rõ ràng cái con khỉ” – Em thèm văng ra thế. Chả lẽ mặt em em lại không biết nó có gì.

“Lạ nhỉ, làm sao có chuyện ấy được nhỉ. Làm sao cái núm đồng tiền lại biến mất nhỉ?”

Mặt hiền hiền ngồi bần thần trước mặt em. Như kiểu bị mất ví, ngồi nhớ lại xem mất ở đâu.

Ông bảo thế thì em không khùng làm sao được.

Mặt hiền hiền bạn với sếp nên em không thể thất lễ. Nhưng nếu gặp em có việc thì em sẵn sàng giải quyết cho nhanh. Đằng này, cứ đến, cứ đòi gặp em, để hỏi cái núm đồng tiền trên má của em đâu.

Hỏi thế có bằng bắc thang lên hỏi ông giời.

Em muốn điên lên mất.

***

Café còn nửa cốc và nguội ngắt. Hoá ra ông vẫn kiên nhẫn đợi em.

Khả năng kiên nhẫn của ông là vô địch.

Một lần ngồi xả “xì trét” em hỏi sao ông tự nhiên lại thích làm bạn với con bé cứng đầu cứng cổ là em. Ông bảo, em không biết tôi, chứ tôi biết em lâu rồi. Tình cờ trong một bài báo về văn phòng X., có mặt em ở đó. Thế là ông cất tờ báo chót dính mấy hạt xôi, về nhà.

Tuần sau ông đến văn phòng của em.

Có cái này, ông không nói rõ. Là em có giống cô bạn gái cũ của ông không ? Ông bảo em cùng tuổi. Tuổi Mão, thông minh, tinh tế và khó lường lắm. Nhưng mà ông thích tuổi ấy. Nó bí ẩn. Nó khiến ông đau đầu. Và cũng rất mê. Công ty ông, ông toàn tuyển nhân viên tuổi mão. Cô bạn cũ của ông, gắn bó một thời gian mặn mà lắm, rồi thì cũng phải đi lấy chồng. Ông không thể bỏ vợ được. Cô lấy chồng, đẻ con, vẫn mang con qua nhà ông thăm hỏi lễ tết. Ông vẫn gửi tiền về cho cô nhang khói cho các cụ. Như một thứ trách nhiệm.

“Vì sao?” Em ngạc nhiên hỏi ông.

“Vì mình đã ăn nằm với người ta rồi”. Ông nhìn em, không chút giấu diếm.

Em không hỏi thêm gì nữa.

Trong em chưa bao giờ có cái lý luận như thế. Không phải chuyện sai hay đúng. Mà là không tồn tại.

Chẳng liên quan, nhưng em bỗng nhớ đến thằng người yêu của con bạn. Cái thằng mà sau khi ngủ với gái thì bảo là anh quên ví. Em trả tiền phòng đi.

Phàm là những thứ mà tiền bạc dính vào, thì nó không còn là nó nữa. Nói thế nào nhỉ? Quả thực là em hơi bí từ. À, mà phải. Tởm.

Tởm. Đúng vậy.

Cái giá của trái tim không đáng quy ra tiền bạc.

Em bị gọi là cực đoan, chắc bởi những thứ lý luận khó chịu này. Chắc thế.

***

quynhvang_400-content

Nhân nói về chuyện tiền bạc, thật tình là em sợ.

Dù thừa biết là không có tiền thì mình cũng chết. Xét cho cùng em đi làm không vì kiếm tiền thì vì gì đây? Vì vài đồng bạc, em đều đặn đến cơ quan mỗi, sau khi ngồi vào ô kính vuông vức, tạp nham các con dấu và chỉ dẫn em bắt đầu enter bản thân. Enter xong, em không thấy em đâu nữa. Vì vài đồng bạc, em trở nên xa lạ với cái thứ mình đang thốt ra. Em – thậm chí kinh sợ nó.

Chỉ bất chợt em trở lại là mình trong cái hình nhân mẫn cán thưa gửi, là khi em tự thấy mình muốn cà khịa với cái mồm đang nói thứ tiếng của máy móc kia, cà khịa cả với xung quanh. Những người ấy, về lý thuyết là em đang phải tiếp đón họ, phải tận tình với họ. Nhưng em không thể. Cơn dị ứng người trong em bốc lên ngùn ngụt. Em châm cho nó mồi lửa. Rồi đến đâu thì đến. Một trong số những lần ấy, ông đã cứu em.

Những lần khác, ít ỏi thôi, thì người đồng nghiệp ôn hòa bên cạnh giải quyết giúp em. Kết quả là em không bị nêu ra trong các cuộc họp cơ quan.

Nhưng như vậy thì em có sung sướng không?

Tháng tháng em chờ nhận lương. Con mụ kế toán đồng bóng, hình như cứ em hỏi đến là hết tiền. Lương phải trả cho người ta chứ, hết là hết thế nào. Ấy mà cứ thích thế đấy. Hết tiền! Tiền ngân hàng chưa đi rút được.

Tiền lương của anh em không lo trả, con mụ ấy suốt ngày lê la tìm mầu khăn mới cho sếp vì biết sếp thích sưu tầm các loại khăn để kết hợp với váy. Cho thời trang. Cho có đẳng cấp. Tởm thế không biết.

Còn ông khách mặt hiền hiền sau khi chán vì không truy hỏi được cái lúm đồng tiền trên má em đâu thì để lại lá thư trên bàn rằng “Anh đã thấy Thiên đàng ở nơi em ngồi. Khi nào em gặp người con gái ấy thì báo với anh nhé.”

Chịu.

Em thật sự chịu không nổi rồi. Mà cái điều này em cũng phải nói luôn, vợ của ông khách mặt hiền ấy đang lo chữa ung thư vú. Thế nên cái Thiên đàng của ông khách mặt hiền tìm chỗ ngồi khác.

Ông thấy chán chưa?

Ông cũng chẳng làm gì được cho em đâu.

Cái việc réo điện thoại rèng rèng như lên cơn động kinh ấy chỉ càng làm bệnh em nặng thêm thôi.

Em biết bình thường ông sẽ quăng máy điện thoại một góc. Ông lên sân thượng tưới cây cảnh. Hoặc xuống sân dắt chó đi dạo.

Chỉ khi nhớ em – đấy là theo lời ông – thì cái điện thoại mới được tay ông chạm đến.

***

Tại sao lại là em?

Không truy hỏi được ông thì em tự hỏi mình.

Em có gì mà ông phải mất thời gian đến vậy? Một con bé văn phòng nhàn tản và tẻ nhạt.

Ông thích người ngồi cùng ông để café. Em thì không biết uống café.

Thôi thì ngồi cũng được.

Nhưng tính em thì chóng chán. Chuyện cười của ông càng làm em nhanh chán. Vì em thạo vào mạng internet hơn ông.

Thực tình là em chả cần gì ở ông. Em chả có nhu cầu giãi bày. Chả có nhu cầu tìm bạn.

Ông dễ mến và em nể ông quá.

Nhưng em không cần ông.

Em cần em là em. Nhưng có bao giờ em làm được thế đâu. Bởi vậy em chẳng là ai, chẳng là cái gì cả.

***

Ông hỏi em, sao bỗng dưng hôm ấy về đột ngột. Rồi cũng chẳng tin tức gì, dù ông đã nhắn tin, gọi điện.

Chắc là bệnh dị ứng của em lại bị nặng hơn mất rồi.

Em cũng nghỉ luôn ở chỗ làm rồi.

Ông ạ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 9)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 276)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 233)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 154)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 589)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 447)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 621)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 551)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 417)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 568)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12046)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8119)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17961)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,