VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY: Xoã Ngày Tóc Rối

18 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 3988)
VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY: Xoã Ngày Tóc Rối

LNĐ: Qua một thân hữu, chúng tôi nhận được những bài thơ dưới đây của nhà thơ Võ Thị Phương Thúy tác giả thi phẩm “Xõa ngày tóc rối”,
Chúng tôi, rất vui khi biết đó là những bài thơ đã được phổ biến trên trang mạng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Chúng tôi càng vui hơn nữa, khi thơ của nhà thơ Võ Thị Phương Thúy đã được họ Nguyễn (một thân hữu mà chúng tôi rất mực quý, mến), có bài viết dọc theo lộ trình thi ca của cô.
Chúng tôi muốn nói, những ghi nhận nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về tác giả “Xõa ngày tóc rối” không thể đầy đủ và, đẹp đẽ hơn. Do đấy, chúng tôi thấy, mọi viết thêm, của chúng tôi, sẽ chỉ là những dư thừa không nên có…
Bởi vậy, ngay sau đây, trân trọng kính mời quý bạn đọc, thân hữu bước vào cõi-giới thi ca Võ Thị Phương Thúy với những bảng chỉ đường tương thích của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Trân trọng,
Du Tử Lê
(Dec. 18-2013)

vophuongthuy-content
Nhà thơ Võ Phương Thuý


Bài thơ đầu tiên của Thúy tôi đọc là bài “Trăng ca” dài 156 câu. Một giọng thơ lục bát điêu luyện, nhiều câu ngắt nhịp kiểu cách tân. Ngôn ngữ thơ trau chuốt. Hình ảnh thơ mờ ảo. Nội dung thơ mang nhiều ám tượng văn hóa Việt. Tôi không nghĩ đây là thơ của một người mới “tập tành” viết thơ, mà là thơ của một người khá già dặn tay nghề:

Dại gì mà kết phu thê
Trăng còn Tô Thị hẹn thề trăm năm
Em còn trăng lót vạt nằm
Tôi còn em ngậm đóa rằm chưa bưa


Và những câu thơ gợi nhớ về thôn quê nhiều thương nhớ:

Sài Gòn ướt phía không mưa
Cầm tay nhau rủ rê: Thừa một trăng !
Hai tay khoanh lại nhọc nhằn
Rổn rang: Mèng đéc ơi! Thằn lằn kêu
Phập phồng phập phào phập phều

Cái nồi đất đựng đầy niêu trăng tàn

Thúy viết khá nhiều thơ lục bát, với một tay nghề nhuần nhuyễn như là sinh ra để làm thơ lục bát vậy. Đó là điều mà ít những người làm thơ trẻ như Thúy làm được. Nhưng lại cũng như những nhà thơ trẻ khác, Thúy làm thơ tự do với ngôn ngữ thơ hiện đại. Thơ của Thúy xoáy sâu vào thân phận tình yêu tuổi trẻ với nhiều cung bậc cảm xúc tinh tế và mạnh mẽ.

Những giọt mưa khua trên mái tôn ngỡ tim mình đang vỡ
Ngàn mảnh thầm thì hành khất một bờ môi


Và:

Muốn lõa lồ một đêm trăng Thị Nở
Góc vườn khuya rụng vỡ trái địa đàng


Thèm vụng trộm để một lần ăn rở…Thơ của Thúy không phá mở hình thức mà hướng tới khám phá bí mật tâm hồn, bí mật phận người. Đó cũng là một cách làm mới thơ để mang tới cho thơ nhiều điều mới lạ. Đây là xu hướng mà thơ trẻ đang trầm tĩnh kiếm tìm, và Thúy không bị sự hào nhoáng của hình thức và đề tài gây “sốc” phủ dụ.

Làm thơ theo bản năng thì nhiều người làm. Nhưng làm thơ “có nghề” thì chẳng mấy. Theo người xưa thì bản năng của con người ta đều có ít nhiều chất Thi sĩ, và khi làm thơ có nghề thì được gọi là Thi gia (Nhà thơ) và khi nhà thơ đó trở thành nhà tư tưởng thì gọi là Thi nhân. Với một người trẻ như Võ Thị Phương Thúy mà hội đủ cả chất Thi sĩ lẫn chất Thi gia thì đó là một điều đáng mừng.

Tuy nhiên, thơ rất chuộng tính hồn nhiên. “Tự nhiên nhi nhiên”. Hy vọng càng đi xa, người thơ không để mất đi tính hồn nhiên trong trẻo của thơ.

Hà Nội, 1.2012
NGUYỄN TRỌNG TẠO

CHÙM THƠ MỚI CỦA VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY

TRÁCH

Quây trăng lót một chỗ nằm
Vạt người hoang lạnh âm âm gió mùa
Con đường từ độ già nua
Người mang hơi ấm cợt đùa rồi đi
Bõ bèn một giấc vu quy
Rợp trời voan trắng nhu mì thả rông
Cơn mơ đánh cắp nụ hồng
Ngậm lời trinh nữ xuôi dòng phù vân
Cỏ, 7/1/2012


VẮNG (Cho Sơn)

Em vùi ý nghĩ trong tầng lá khô nghe mùa đông tách vỏ
Tiếng bước chân gầy cuộc nắng mưa
Chiều cuối năm vắng người đợi chờ thành hun hút
Nỗi nhớ buông rèmLẻ loi thừa mứa
Tiếng cười bỏ quên thềm ngày cũ
Người nhặt về đi!
Nhặt về đi mà gặm nhấm đêm hoang
Lớp sóng nào cuộn xô dưới đáy buồn
Em khẽ trở mình sợ mơ hồ thức giấc
Vệt sao cuối trời không soi tỏ mặt người
Ánh đèn đường không soi tỏ mặt người
Bàn tay trơ trọi
Những ngón tay không làm được trò ma mị trên đường cong cô đơn
Người đừng dỗ dành em
Chiếc bóng cuối cùng bỏ rơi em khi đêm tối
Con đường bỏ rơi trong một lần em quên ngoái lại
Và tháng năm mải ú tim trên những bước chân chật chội
Trò kiếm tìm thú vị và trớ trêu…
Chiều cuối năm em ngồi đếm dốc thời gian chảy ngược
Mùi trầm hương lặng lẽ đi về
Người cứ kệ em và nỗi buồn thêu dệt
Biết đâu! …
Mùa xuân đã thức ở bên trời…

Cỏ, tất niên 2011


BUỒN NHƯ CỎ

Giấc đêm qua anh có gọi em không?
Thoảng trong gió lời nồng nàn rất khẽ
Em lặng ngắt mơ tay mềm cứu rỗi
Động tình nào chăn gối lạnh mùa sang
Nỗi cô đơn cười hả hê viên mãn
Những thói quen yêu thương cựa quậy
Nhói
Buốt
Nụ hôn anh rất gần
Bờ môi anh quá xa
Mộng ảo trượt ngã sau tấm rèm buông ngược gió
Đôi mắt tháng Giêng không biết hát lời cỏ non
Bàn tay tháng Giêng không miết nổi nếp nhăn có thật
Nước mắt vị mặn nước mắt nhạt dần
Sáng nay vòm trời cong cong như niềm nhớ
Bầy lá khô xoắn xuýt gót lạnh mềmLy cà phê uống dở
Bản tình ca bỏ ngỏ
“Tôi buồn như cỏ…”
Xa xăm về bên người
Xa xăm ghé chốn này

Cỏ, 27/1/2012

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 373)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 303)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 464)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 386)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 391)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 328)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 398)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
09 Tháng Mười 202212:00 SA(Xem: 5289)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
05 Tháng Mười 202210:44 SA(Xem: 727)
Phùng Quang Thuận, kỳ vọng và gửi gắm điều gì qua những con chữ chắt chiu ắp ủ bao năm?
28 Tháng Tám 20224:06 CH(Xem: 768)
Tuổi đời, chắc tôi chỉ tuổi em gái ảnh. Tuổi văn, tuổi viết này viết nọ, tôi chỉ cỡ môn đệ, hoặc có tự mình đánh giá cao hơn, thì cũng chỉ là lớp cầm viết hậu sinh, đúng nghĩa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7637)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8626)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18113)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5821)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8398)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4559)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 201)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9926)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10080)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4542)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15784)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5607)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5505)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5913)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6103)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26418)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18289)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21614)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19578)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18044)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15463)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14574)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14760)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13784)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13552)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20665)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27851)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32107)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,