ĐỖ VẪN TRỌN - Rồi Cũng Phải Chia Tay.

13 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9004)
ĐỖ VẪN TRỌN - Rồi Cũng Phải Chia Tay.

Tháng 12, lạnh - buồn. Cơn gió mùa đông đã mang theo những người thân của tôi về một miền rất xa xăm. Tiếng nhạc thánh thót chào đón giáng sinh, như dội vang trong tôi những kỷ niệm,

cho một tình thân sâu đậm đã rời xa.

Nhạc sĩ Huỳnh Anh từ giã cõi trần ngày 13 tháng 12, năm 2013 tại San Francisco, hưởng thọ 82 tuổi.

Nhà báo Cao Sơn rời dương thế ngày 22 tháng 12 năm 2013 tại San Jose, hưởng thọ 68 tuổi.

Ca nhạc sĩ Việt Dzũng tạm biệt cuộc đời ngày 20 tháng 12 năm 2013, tại Orange County, hưởng dương 55 tuổi.

Đời người là hữu hạn, còn nghệ thuật thì vô hạn.

Hai người anh và người bạn của tôi không có sức để chống đỡ những cơn bệnh trầm kha, đã đến hồi kê toa báo tử.

nhacsihuynhanh-02-content

Trước khi rời Mỹ, tôi còn gọi nhạc sĩ Huỳnh Anh để bàn định ngày tổ chức vinh danh anh tại San Jose. Đêm nhạc chưa thành, thì Trần Hữu Định đã báo tin “Anh Ba” Huỳnh Anh đã ra đi.

Tôi lặng người. Ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương, tôi nghe như có tiếng sóng buồn dội vang trong tâm thức. Nhạc sĩ Huỳnh Anh của tôi và của mọi người đã yên nghỉ nghìn thu. Mộ chung là những ca khúc vang bóng của anh nhắc nhớ về: Lạnh Trọn Đêm Nay / Kiếp Cầm Ca / Khung Trời Tưởng Nhớ / Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím / Mưa Rừng / Rừng Lá Thay Chưa / Biết Nói Gì Đây / Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người…

Ở những tháng trước, có khi anh đi xe buýt, có khi Nghĩa chở anh xuống San Jose gặp tôi và Định. Anh nhắc nhở tôi về buổi tổ chức. Anh hy vọng tôi và Hoàng Thi Thao sẽ làm một đêm nhạc rất ý nghĩa. Thời gian chỉ chờ ngày khai diễn, nhưng linh tính như báo cho tôi biết một điều gì đó sẽ không vui. Tôi sợ đêm đó sẽ là đêm từ biệt anh, nên cứ phải hẹn lần với anh.

Tôi nợ anh một lời hứa, một buổi diễn. Tôi nợ anh những nốt nhạc, những ca khúc vui nhộn mời gọi tôi bước những nấc thang hăm hở vào đời. Ở những hộp đêm, những phòng trà thời đó, nhạc Huỳnh Anh chinh phục mọi người qua những giai điệu Blue độc đáo, mà anh là một trong những người đầu tiên mang đến người thưởng ngoạn. Với nhạc phim Loan Mắt Nhung, Điệu Ru Nước Mắt… là những căn phố, những biệt thự nguy nga trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Huỳnh Anh tài tình đưa nhạc vào phim ảnh, quyến rũ và đắm đuối nơi những ánh đèn màu rực rỡ của Sài Gòn năm nào. Một bản tango diễm tuyệt, vấn vương cung bậc thanh âm.

Tôi nhớ đầu thập niên 80, khi mà hàng ngày anh đến với tôi ở ngôi chung cư nhỏ, thành phố Anaheim. Hai anh em có những buổi tối ở Brodard, Caravelle, ở những buổi họp mặt rất thân thương cùng anh Trần Đắc Cử, anh Huệ Râu… Rồi chúng tôi cùng về miền Bắc Cali. Anh đã chọn tôi và Trần Hữu Định là hai người em mà anh rất thương. Hồi tưởng về anh là những hình ảnh đẹp, khả kính. Đời sống này tử tế vô cùng nếu có những người như anh Ba Huỳnh Anh. Sự

dễ thương của anh là những trân trọng mà khi anh nằm xuống là những giọt nước mắt thương yêu, nuối tiếc về anh. Anh Ba: “Tiễn nhau ngàn dặm rồi cũng phải chia tay”. Em đã từ rất xa, từ nửa vòng quay trái đất để về tiễn biệt anh, tiễn biệt anh Cao Sơn, Việt Dzũng, những người thân bên cạnh lần lượt ra đi trong nỗi buồn vô hạn. Em không thể không khóc được khi nghĩ về anh, nghĩ về tình thân giữa

chúng ta.

Đám tang anh đông đủ những người bạn thân của anh, những người như mới hôm qua còn ngồi bên anh, còn nghe anh nói về những sáng tác, những thăng trầm của anh trong cuộc sống. Một Huỳnh Anh lừng lẫy trên sân khấu, trong lời ca tiếng nhạc; và một Huỳnh Anh vất vả xuôi ngược với những cuốc xe đưa đón từng người trong nỗi buồn sâu kín nơi những con dốc cao ngất ở Cựu Kim Sơn, ở Oakland, ở Alameda… Huỳnh Anh của lặng lẽ sầu buồn khi nhớ về người vợ đã chia tay… Đâu đó là một dấu mốc của thời gian mà anh cam chịu.

Nhìn lại những hình ảnh của anh trong buổi tổ chức mà đạo diễn Tài Văn Kiên, một người xa lạ với anh nhưng đã trân quý dòng nhạc của Huỳnh Anh, nên đã dốc lòng tổ chức một đêm nhạc như một sự ngưỡng mộ anh. Em càng thấy buồn nhớ anh hơn. Em biết từ đây, mỗi cuối tuần ở Cao Nguyên thiếu đi một chỗ ngồi của anh, thiếu đi một người anh kính mến. Anh Ba! Hãy yên nghỉ! Em gọi tên anh, em nhớ anh, nhớ anh vô cùng!

*

caoson-content

Tôi gặp nhà báo Cao Sơn vào một ngày mùa đông lúc thời tiết ở San Jose rất lạnh. Anh với dáng vẻ còm cõi, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt lạc thần như hằn in dấu vết của bao năm tù tội trong lao tù Cộng Sản. Một người tù mới định cư ở bến bờ tự do. Anh kể cho tôi nghe những năm tháng làm báo ở quê nhà. Cái thời vàng son của ký giả, cái thời mà sức mạnh của ngòi bút như một sư đoàn. Cái thời mà những người làm truyền thông có một chỗ đứng, một vị trí xứng đáng trong lòng mọi người.

Chúng tôi thân nhau từ đó. Gặp bất kỳ một giao động nào trong cộng đồng chúng tôi đều sát

cánh, đều cùng một ý nghĩ như nhau: Không thể để một áp lực nào khống chế truyền thông. Tôi, anh, và anh Vũ Bình Nghi cùng nhau một trận tuyến, chấp nhận những vu oan giá họa, những trò chơi chụp mũ rất trẻ con. Chúng tôi đã từng hầu tòa từ tháng này qua tháng khác để dành lại phần thắng cuối cùng.

Anh không hề mệt mỏi: Viết báo, phát báo, lấy quảng cáo… làm biết bao nhiêu việc để tờ Tin Việt News tồn tại và phát triển.

Ở Cao Sơn là một người nóng nảy, nhưng rất bộc trực và hết lòng với anh em. Khi đã kết thân với ai thì thủy chung với một tấm lòng bất biến. Nhiều anh em không hiểu nên có đôi lúc “than phiền” anh hay “la lối”. Tôi may mắn chưa bao giờ có một cuộc đôi co nào với anh. Có thể là tôi hiểu anh, và có thể anh thương tôi như một đứa em nên không nỡ la mắng.

Thời gian khi anh ngã bệnh cũng là thời gian tôi ít ở San Jose, nhưng mỗi lần đi xa về tôi đều gặp anh để thăm hỏi bệnh tình. Tôi thấy anh gầy và xanh xao nhiều. Riêng ý lực thì rất mạnh mẽ và kiên cường. Anh vẫn làm việc và xông xáo ở mọi nơi. Lúc nào anh cũng nói: “Anh không sao đâu.”

Tin anh mất làm tôi đau nhói. Tôi như muốn gào thét, tôi ngã quỵ ở một triền dốc Pleiku, nơi mà anh đã có những ngày tháng làm việc tại đó. Nhất định, bằng mọi cách tôi phải trở về Mỹ để kịp nhìn mặt anh lần cuối. Tôi muốn chính tôi được cầm tay anh, được chạm vào thân thể gầy gò của anh.

Đôi mắt anh không còn mở, nhưng vẻ mặt và trong sâu thẳm ẩn chứa một điều gì đó chưa kịp nói. Tôi hiểu anh còn nhiều điều để nói, để làm, để đảm nhiệm với gia đình và bằng hữu.

Ngày đưa tiễn anh, khi cháu Việt Hà – cô con gái lớn nói lời tiễn biệt trước linh cữu của anh. Tôi thấy cháu rất trưởng thành và quyết tâm gánh trách nhiệm với gia đình. Chị Thu – người vợ hiền của anh, khóc ngất. Tôi không dằn nổi được sự xúc động. Nước mắt tôi chảy nhòa. Tâm tư tôi khép kín. Miền yêu thương hiện hữu trong tôi những ngày tháng cùng anh trong công việc, trong tình thân.

Mở lại những trang báo của anh, tôi thấy có bóng dáng anh trên từng nét chữ, trên từng bài viết.

Khí phách của một Cao Sơn lan tỏa làm chùn bước những mặc cảm tự ti của nhiều người khác.

Tôi gặp anh vào mùa đông và chia tay anh cũng vào mùa đông. Lòng tôi băng giá theo, tim tôi như rướm máu. Xác thân nào thôi cũng một lần rữa mục. Thôi cũng một lần trở về cát bụi, trở về một cõi hư vô nào đó. Nhưng sao tôi vẫn ngậm ngùi. Tôi nhắm mắt để những giọt lệ khỏi rơi xuống. Nhưng không thể, không thể. Hãy để những dòng chảy tiễn biệt một người anh, tiễn biệt Cao Sơn.

Ở một nơi nào xa thẳm, linh hồn anh có nghe tiếng gọi yêu thương từ những người thân anh, từ những người hiểu sai anh cũng đã đến, cũng đã nói lời chia tay.

Anh Cao Sơn, hãy bình thản ra đi. Ở trần gian anh đã làm được nhiều điều tốt đẹp. Nhiều người sẽ nhớ về anh, về một Cao Sơn đầy những cá tính nhưng là một Cao Sơn cao quý của tình bạn.

Em thắp nén nhang lòng. Em rưng rưng một nỗi buồn khấp lệ tiễn đưa anh.

Vĩnh biệt anh! Vĩnh biệt Cao Sơn!

*

Tôi gặp Việt Dzũng ở những ngày đầu lưu vong, hụt hẫng, dấu chân còn bịn rịn, ngỡ ngàng với dòng sống mới. Chúng tôi sống, ăn, ở, và làm việc trong căn nhà của anh Du Tử Lê ở đường Ranchero, thành phố Garden Grove. Nơi đây, cũng đã đào tạo và làm thành danh nhiều người. Tác phẩm đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng được đi ra từ cánh cửa văn chương Ranchero.

Tòa soạn Nhân Chứng là một garage nhỏ nhưng là một mái ấm gia đình. Khi nhớ lại cái góc bàn lữ thứ, nhỏ nhắn ở đây, lúc nào tôi cũng mang ơn thi sĩ Du Tử Lê đã tạo cơ hội cho tôi bước vào

văn chương – báo chí.

Với nhà văn Mai Thảo - nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên - nhà thơ Cao Đồng Khánh - nhà báo Đào Quý Châu (đều đã mất), còn lại nhà báo Hoàng Dược Thảo – hiện là chủ nhiệm nhật báo Sài Gòn Nhỏ, nhà thơ Võ Thạnh Đông – hiện là chủ nhiệm tuần báo Phương Đông Seattle, nhà thơ Trầm Phục Khắc (Orange County)… Việt Dzũng và tôi, với chưởng môn là thi sĩ Du Tử Lê đã sát cánh để làm rất nhiều việc cho truyền thông – báo chí – văn chương. Chúng tôi với một tâm hồn, một quyết tâm gìn giữ và phát huy văn hóa Việt ở xứ người.

Việt Dzũng được yêu mến nhất, nên anh em gọi là “cậu út”. Thời đó chưa có máy vi tính, đánh chữ phải dùng máy type setting, mà lại chỉ có vài người biết sử dụng. Dzũng đánh máy nhanh, dịch thuật nhanh, viết bài nhanh. Ở Dzũng, có nhiều tài năng: sáng tác – truyền thông – văn nghệ… và cuốn hút được nhiều người.

Làm báo không đủ sống nên anh Du Tử Lê và chị Hoàng Dược Thảo mở thêm quán cà phê Tay Trái. Thế là tất cả anh em phải phụ nhau. Việt Dzũng đảm nhiệm nhiều vai trò nhất, từ MC, ca hát, tiếp tân đến tổ chức. Ở một góc nhìn nào đó, nơi những chiếc ghế thấp lè tè, những ngọn đèn dầu không tỏ, cà phê Tay Trái là chỗ dung chứa những thân tình mà chúng tôi không thể quên được.

Mở cà phê cũng không dễ, bạn văn nghệ ghi sổ hoài cũng mệt, nên anh Du Tử Lê mở thêm tuần báo Tay Phải. Lúc này công việc bận rộn hơn, nhưng Việt Dzũng và tôi có tật thức khuya, dậy muộn, nên những buổi tối, tôi và Dzũng hay đi xi nê, đi chơi chỗ này chỗ nọ. Suốt một thời gian dài như vậy, anh em có một nghĩa tình gắn bó.

Rồi tôi về San Jose sống. Tạp chí Nhân Chứng, tuần báo Tay Phải, cà phê Tay Trái lần lượt ra đi.

Anh Du Tử Lê và chị Hoàng Dược Thảo thôi nặng nợ. Anh em mỗi người một ngả, nhưng tất cả đều hiểu rằng: Từ một nơi bước ra. Tình thân là trên tất cả. (Tôi biết tôi sẽ không bao giờ quên những bữa cơm chị Thảo nấu cho chúng tôi ăn. Những lần cần tiền tiêu vặt, chị lại dúi cho tôi năm ba chục…)

Trước khi Việt Dzũng mất chừng một tháng, chúng tôi có gặp nhau tại Atlanta. Tôi, Dzũng, và Đỗ Tân Khoa uống với nhau những ly rượu ân tình. Tôi hỏi Dzũng: “Sức khỏe em lúc này ra sao?” Dzũng trầm tư trả lời: “Em thấy yếu và già đi nhiều.” Dzũng nhắc tôi về Hội Ngộ Trùng Dương. Dzũng còn nói thêm: “Nhất định Hội Ngộ Trùng Dương lần này anh tổ chức, em phải có mặt.” Câu chuyện giữa tôi và Dzũng cứ bị ngắt quãng bởi những người ái mộ Dzũng xin chụp hình.

vietdzung_02-content

Tôi không ngờ lần đó là lần cuối tôi gặp Việt Dzũng. Tin Việt Dzũng mất làm tôi bàng hoàng.

Tôi gọi anh Du Tử Lê. Tôi gọi Bê Bê Hoàng Anh – vợ của Việt Dzũng mà tôi là người gián tiếp mai mối. Anh Du Tử Lê buồn bã, còn Hoàng Anh thì biền biệt.

Cuộc sống quả có những điều thật bất ngờ và trớ trêu.

Vẫn biết; Đời người như bóng ngựa hồ qua kẽ cửa. Sống, chết, là lẽ thường tình. Nhưng sao tim tôi đau buốt. Việt Dzũng còn quá trẻ để Thượng Đế mang anh đi, khi mà anh đang cống hiến nhiều cho nhân loại, cho tha nhân.

Việt Dzũng ra đi về miền viễn du giữa thời tiết lạnh lẽo, trong niềm thương tiếc của bao nhiêu người như sưởi ấm và đốt lên ngọn lửa Việt Dzũng. Niềm tin và khát vọng.

*

Trong một tháng mà tôi đón nhận ba cái tang của ba người thân. Tôi chỉ muốn khóc. Khóc để tiễn đưa những linh hồn thân thương an nghỉ. Dù trong một cõi xa hay cõi tạm thì tôi rất nhớ những người anh, những người bạn của tôi.

Chào biệt anh Ba Huỳnh Anh, Cao Sơn, Việt Dzũng.

Đỗ Vẫn Trọn.

(San Jose, Jan. 2041).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 265)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 332)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 334)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 540)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 531)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 386)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 810)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 669)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 804)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 718)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,