NGÔ THỊ THỤC TRANG - Lửa Của Mỗi Người

16 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 8164)
NGÔ THỊ THỤC TRANG - Lửa Của Mỗi Người

Ba mê cờ tướng bỏ cơm. Ba ngồi ở nhà bác Mười từ sáng sớm. Trưa con chạy qua mời cơm, bác Mười bảo: “Ba mày đang đem pháo dẹp xe mã người ta, không về được đâu!” Con chân sáo chạy về, ngồi ăn cơm với mẹ trên chiếc phản bằng gỗ mít ngoại cho. Mẹ bảo đợt bão năm Thìn mẹ núp dưới tấm phản này mà thoát chết, nên giờ mới có con. Hồi đó mẹ bằng tuổi con, ở với bà ngoại ở Hội An còn ông ngoại làm việc ở Cảng Đà Nẵng. Còn con, khi đó chắc đang nằm ở mắt cá chân mẹ.

caobaminh-01-content-content

Mẹ nói với con: “Ăn xong ngủ trưa rồi lấy toán ra làm, còn dám trốn đi hái sim hái điều với đi củi là mẹ chặt chân.” Chưa thấy mẹ chặt chân ai bao giờ nhưng mẹ đã từng vứt hết sách vở áo quần con ra sân khi con mê chọi cỏ gà mà quên làm bài tập làm văn, bị cô giáo phê vào vở. Nên có thể lắm, mẹ giận chặt chân con thật chứ chẳng chơi. Con hỏi: “Mẹ ơi, xe mã là gì? Pháo là gì?” Mẹ lắc đầu: “Chờ ba về rồi hỏi.” Con chờ mãi mà ba chưa về. Con vừa làm toán vừa ngó sang nhà bác Mười. Ba ngồi trên chiếc ghế đẩu chú mục vào bàn cờ. Chắc xe với mã hấp dẫn lắm, nên ba mới không đói. Hấp dẫn cỡ như chú mèo ú Đô rê mon của con vậy. Con làm hết toán trong sách giáo khoa rồi, kể cả bài toán sao khó điếng khó chằn mà ba vẫn chưa về. Có xe có mã, ba nhịn đói giỏi thật. Bình thường chưa tới mười một giờ trưa ba đã hỏi con: “Khi sáng có ăn gì không mà giờ ba đói bụng quá đi!”

Gà về chuồng ngủ hết rồi. Cơm tối mẹ đã nấu xong rồi. Trong xóm đã có nhà lên đèn mà ba vẫn chưa về. Mẹ bảo con: “Đi tắm, rồi dọn cơm mời ba về ăn.” Con qua giếng, vục từng nửa gàu đổ đầy chiếc thùng thiếc rồi múc bằng chiếc ca nhựa xối từ cổ xối xuống vì tóc con dài nên mẹ bảo phải gội riêng, ba ngày gội một lần bằng nước bồ kết mẹ luôn om sẵn trong ấm đặt trên bếp. Tắm xong con lại qua nhà bác Mười mời cơm ba. Ba chẳng nói gì hết, cứ nhìn chằm chặp vào bàn cờ. Con chẳng biết đâu là xe đâu là pháo. Con cờ nào cũng tròn tròn, nhỏ bằng chiếc bánh đậu xanh con hay mua ăn, ngọt nhưng cứng ngắt, không cắn ngay mà phải mút để nó tan mềm ra rồi mới cắn được. Bác Mười lại bảo: “Ba mày đang đưa tốt sang sông, cơm nước gì.” Con chùng bùng: “Ba không về, mẹ không để phần cơm đâu!” Ba vẫn chẳng nói gì, khi đó con thấy bác Mười cầm một con cờ chồng lên con cờ khác, rồi rút con cờ bị chồng lên đó 
bỏ ra khỏi bàn cờ. Bác cười khà khà: “Mất sỹ rồi, xem chú đỡ bằng gì.” Chẳng ai thèm để ý đến con, đến lời con nói. Con vùng vằng bỏ về. Mẹ bảo: “Thôi, ăn đi. Ba mày no cờ rồi, chẳng thiết cơm nước nữa đâu!”

Rồi mẹ phàn nàn với con. Người ta mê cái gì cũng mê sơ sơ thôi, còn ba thì mê đến chẳng còn nghĩ đến gì khác. Mẹ kể có thời ba mê câu cá, suốt ngày vác cần câu đi. Bạn ba từ thành phố về thăm, mẹ chạy đi kêu, ba cũng không về. Rốt cuộc, bạn ba phải tự tìm ra ngồi nhìn ba câu đến tối mịt thì vác cần về cùng ba. Mẹ quay sang con: “Mẹ chỉ mong đừng có dòng máu đam mê ấy chảy trong con. Con gái càng nhiều đam mê càng khổ!”
“Bây giờ thì mẹ biết niềm mong của mẹ đã không thành. Dẫu con đã đi khối A như mẹ muốn, con cũng đã là cô giáo sáng dậy sớm soạn bài, tối thức khuya chấm bài như mẹ. Con không mê xe mã, cũng không mê câu cá như ba. Nhưng mẹ lại lo cho con hơn như đã từng lo cho ba. Bởi thứ con mê là văn chương, con dành gần như toàn bộ thời gian rỗi của mình cho việc đọc và viết. Mẹ biết, con ăn không ngon ngủ không yên vì những tứ thơ cứ lởn vởn, với những tiếng người lao xao trong đầu. Dù chưa bao giờ con vì thơ văn làm ảnh hưởng đến công việc hay học hành. Con cũng đi dạy kèm kiếm thêm đồng ra đồng vô như bao giáo viên khác. Nhưng mẹ vẫn sợ, sợ lắm. Mẹ sợ con sẽ khổ bởi những suy nghĩ khác lạ của chính mình. Ngày con còn học mẹ, chấm văn con mẹ đã thấy con có cách nghĩ khác hẳn với những đứa trẻ khác. Giờ đọc thơ văn của con, mẹ càng nhận ra điều ấy. Nhưng mẹ chẳng thể làm gì được với số phận 
của con. Mẹ sinh ra con, còn con được cuộc đời chọn lựa để làm người đàn bà viết văn. Bây giờ mẹ chỉ mong con hãy luôn tìm được bình yên sau mỗi trang viết...”

Con đọc thư mẹ vào một đêm trăng nhấp nhô ngoài khung cửa. Đam mê là ngọn lửa, mẹ ạ, lúc âm ỉ, lúc bùng cháy. Càng lớn con còn nhận ra những người nhiều đam mê là những người hay bị dằn vặt. Khi ba bỏ cơm, ba bị cơn đói dằn vặt mình. Khi ngồi viết, con bị ám ảnh sáng tạo dằn vặt. Rằng cái mình viết ra có gì mới không, có gì hay không. Con cũng nhiều lần quyết tâm từ bỏ, thôi dừng lại đi, làm người đàn bà yên ổn. Nhưng chính ngay lúc đó, con lại nghe tiếng người lạo xạo trong mình. Những tứ thơ vụt qua, và con chụp bắt nó như một phản xạ bản năng. Cảm ơn mẹ đã không ngăn cản con, dù trong lòng mẹ vẫn nhiều lo lắng. Nhưng con cũng tin sướng khổ không phải đến từ việc con có viết hay không. Cho dù con bỏ viết, thì con có bỏ được những suy nghĩ của chính mình?

Mẹ ơi, đam mê là một ngọn lửa. Nếu vì sợ hãi ngọn lửa ấy sẽ thiêu cháy mình mà con dập tắt nó đi thì khi giữa đêm tối mịt mùng, con cần chút ánh sáng để biết mình đang đi có đúng hướng hay không, con sẽ phải làm sao. 
Nên mẹ hãy cứ yên tâm để con đi với ngọn lửa của mình, mẹ nhé! Con gái mẹ sẽ biết cách để không đùa với lửa...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 273)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 341)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 345)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 550)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 548)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 400)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 821)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 679)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 818)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 733)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,