HOÀI THƯƠNG - Đọc Ghi chép lang thang của Đỗ Hồng Ngọc

09 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6657)
HOÀI THƯƠNG - Đọc Ghi chép lang thang của Đỗ Hồng Ngọc

 

Đúng như tên gọi của tập sách, “Ghi chép lang thang” là quyển sách tập hợp những bài viết ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe, những cảm nhận chân thực, những chia sẻ chân thành trên đường “lang thang” với đời, với nghề của nhà thơ, nhà văn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. 

dohongngoc-ghichep

* Đó có thể chỉ là một buổi lang thang tìm kiếm băng đĩa ở một cửa tiệm nào đó để rồi thích thú phát hiện ra những tên gọi mới cho loại nhạc mà mình yêu thích: “Sến Già Nam”, “Sến Già Nữ”. Từ đó tác giả nói dài, nói rộng ra và hoài niệm về những bài hát, những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng một thời mà bây giờ bị giới trẻ đóng mác là “sến”. “Tôi chắc rồi một hôm nào đó cậu trai 8X kia sẽ tìm đến bản nhạc “sến chảy nước” nọ và rồi 8X sẽ được thay thế bởi 9X, 0X... Rồi sẽ có những người tìm đến Sến Già Nam, Sến Già Nữ như tôi hôm nay cho mà coi! Không lâu lắm đâu! Hãy đợi đấy!” 

* Với góc nhìn của một bác sĩ cũng như một người nghiên cứu, người làm văn hóa, tác giả giúp người đọc hiểu được sự thiêng liêng, quan trọng của việc một sinh linh bé bỏng hình thành trong cơ thể của người mẹ, việc thay đổi tâm lý, tu tâm dưỡng tính của người mẹ để chuẩn bị đón đứa con sắp chào đời để rồi mới có câu “Con vào dạ, mạ đi tu”. 

* Tác giả chia sẻ quyển sách của Nguyễn Hiến Lê đã làm thay đổi cuộc đời mình, quyển sách giúp một cậu bé mười lăm tuổi, thất học, phụ mẹ bán hàng xén ở một chợ quê vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm học hành và trở thành một bác sĩ, một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng ngày nay. Từ chia sẻ ấy, con đường văn hóa của Nguyễn Hiến Lê đã được nối dài, “những hạt mầm đã vươn lên”. 

* Hay đó chỉ là những cảm xúc về vở kịch Thiên Thiên của Việt Linh; những cảm nhận của bạn đọc cũng như suy nghĩ của tác giả về quyển sách “ấn tống” – “Già ơi... Chào bạn!” của mình – một quyển sách “in để biếu tặng, không bán”; những bài viết thú vị về Thiền, vận dụng Kinh Kim Cang vào cuộc sống hàng ngày! 

* Tuổi già và nhận biết mình già có lẽ là điều không vui gì so với nhiều người, nhưng Đỗ Hồng Ngọc lại khác. Ông nhìn trực diện vào tuổi già, chia sẻ nhiều về tuổi già, từ những ghi chép ngắn cho đến cả quyển sách về tuổi già. Những bài viết cho thấy một Đỗ Hồng Ngọc chấp nhận tuổi già, hiểu luật sinh tử, phân tích tuổi già trên nhiều góc độ như y học, văn hóa, tôn giáo... với cái nhìn hoài niệm của người có tuổi, nhớ lại những chuyện xưa, người cũ nhưng vẫn hài hước, lạc quan: “Lá cứ rụng rồi lá cứ xanh. Hoa cứ nở rồi hoa cứ tàn. Trăng cứ tròn rồi trăng cứ khuyết... Cho nên, chỉ già thêm chút nữa, rồi già thêm chút nữa... nữa với mỗi người, thế thôi.” 

* Và rồi, bắt đầu những chuyến đi, những ghi chép lang thang đích thực về cảnh, về người, chuyện mình, chuyện người. Từ La Gi đến Phan Thiết, núi Tà Cú, xuống Vũng Tàu rồi ngược lên Đà Lạt, leo lên Bà Nà rồi về Đà Nẵng, ra Huế, đi Sa Đéc... những chuyến “giang hồ... vặt” ấy mang lại cho tác giả bao nhiêu kỷ niệm. Những chuyện ngày xưa, ngày nay; bạn mới, bạn cũ cùng những cảnh đẹp, cảm nhận về những địa danh đều được tác giả viết ngắn gọn mà thân tình, êm ái. Đó chỉ là những câu chuyện nho nhỏ, mỗi nơi mỗi nỗi nhớ riêng, “mới thôi mà đã 60 năm!”. 

* Đúng chất ghi chép lang thang, quyển sách còn ghi lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những ngày làm việc, những ngày đang sống của mình. Từ những buổi sinh hoạt văn nghệ, những ghi chép vội vã về những chuyến đi, những ngày lang thang Sài Gòn để nhớ chuyện cũ, người xưa... mới thấy tác giả đi nhiều, gặp nhiều và “cảm” nhiều chuyện mình, chuyện người. 

* Trong sách còn có những bài trả lời phỏng vấn rất thú vị của Đỗ Hồng Ngọc với nhà báo Ngô Sơn về y học, với nhà thơ Lê Minh Quốc về văn chương, về cuộc sống, với Linh Thoại về nghề y, nghề viết, với Trần Hữu Ngư về tuổi già tuổi trẻ, với Kim Yến về con đường “tìm thuốc”... Ngoài ra còn có những câu hỏi và trả lời của tác giả trong các buổi giao lưu trực tiếp cũng như trực tuyến trên mạng mà nhiều bạn trẻ, nhiều bạn đọc gần xa dành cho ông. 

* “Ghi chép lang thang” đặc biệt còn có khá nhiều những hình vẽ bút sắt... cũng lang thang không kém của Đỗ Hồng Ngọc, những minh họa rất dễ thương!

 

(HT)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Chín 202310:03 SA(Xem: 136)
“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa..."
08 Tháng Chín 20236:10 CH(Xem: 165)
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ.
04 Tháng Chín 20239:35 SA(Xem: 875)
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật.
29 Tháng Tám 20238:06 SA(Xem: 182)
Xin phép, tôi được gọi đây là một “Vụ án”, và mong được đồng ý rằng, “Đúng là vụ án văn chương”.
22 Tháng Tám 20236:25 CH(Xem: 137)
Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?
22 Tháng Tám 20232:38 CH(Xem: 296)
xin cô hãy quay về với những kênh rạch nhiều tôm cá, những cánh đồng lúa chín vàng tươi, những chòm xóm rộn ràng tiếng nói cười của dì Tư, má Năm…
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 211)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 218)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 268)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 311)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 11199)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 17681)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8070)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 6937)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 32237)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 12915)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 432)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
(Xem: 471)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5530)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 5425)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 16339)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 6068)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 6122)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6328)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 7266)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 27336)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18815)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22614)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19998)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18851)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 16224)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14956)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15876)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 14384)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 14044)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 21370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28887)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32599)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,