Khoảng cách nào có giữa đời thường và, văn chương Đào Hiếu?

06 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 5782)
Khoảng cách nào có giữa đời thường và, văn chương Đào Hiếu?

 

Với vốn sống phong phú, nếu không muốn nói là “ngoại khổ”, óc nhận xét tinh tế, kinh nghiệm “trận-địa-chiến” tiểu thuyết của Đào Hiếu, tôi nghĩ ông là một trong rất ít nhà văn hàng đầu ở lãnh vực hiện-thực-xã-hội. Hư cấu nếu có trong truyện của ông, chỉ tựa “làm duyên” cùng, chữ nghĩa chỉn chu mà thôi.


daohieu_400
Nhà văn Đào Hiếu (Hình Triết Trần)

Mấy yếu tố căn bản vừa kể, vốn là điểm mạnh của họ Đào trong thể loại truyện dài, một lần nữa, lại xuất hiện “hoành tráng” trong tác phẩm “Khói trắng thiên đàng”, dầy trên, dưới 250 trang.

Khác hơn truyện dài “Bù Khú Tiên Sinh” xây dựng trên những mảng sương mù ký ức nhà sàn và, sự chập trờn lửa rừng thực / ảo, ở tác phẩm mới này, Đào Hiếu ném người đọc vào giữa tâm bão của những mặt xã hội kín, khuất. Đó là câu chuyện của một người con gái 16 tuổi, từ vai trò tiếp viên café, trở thành “cao thủ” của một đường giây phân phối ma túy, loại mới nhất Methamphétamine - - Sau khi vô tình rơi vào cõi “thiên la địa võng”. Những cánh tay xúc-tu của loài bạch tuộc đen, đã đưa một cô gái quê, nổi trôi từ tầng địa ngục này, qua tầng địa ngục khác. Cái may mắn duy nhất của cô gái-ma-túy này là, cô gặp, nhận được chân tình của một người đàn ông lớn tuổi…

Truyện dài “Khói trắng thiên đàng” của Đào Hiếu, với tôi, không chỉ là sản phẩm lao động trí tuệ, với những thông điệp báo động, cháy bỏng khẩn thiết của một nhà văn, trước những vấn nạn vây khổn xã hội - - (Mà), nó còn như một thứ tự sự kể, một hồi ký (hành trình sống) khốc liệt của cô gái quê, và, của những người đồng cảnh ngộ.

Vì truyện dài “Khói trắng thiên đàng” (KTTĐ) là một hồi ký, một tự sự kể, cho nên, vẫn theo tôi, tự thân đã là cả một khối thuốc nổ hiện thực cực mạnh, khiến nó không cần phải có những cao trào, những nút thắt, nút mở hay, những cố gắng đào xới tâm lý hoặc, khai thác bản năng tình dục của con người để lôi cuốn người đọc. Bởi tính cao trào, sức công phá đã tiềm ẩn trong từng con chữ…

Hơn thế, để giảm bớt tính “sát thương” của khối chất nổ, đôi chỗ, tác giả đã dùng tới sở trường trào phúng, (riễu cợt ngay cả chính mình), cũng như bản chất thi sĩ của ông, hầu giúp người đọc có được đôi chút thư giãn cần thiết. Thí dụ:

“Em bước vào làm bóng tối hỗn loạn
Xô đẩy tan tác
Đêm rách nát sau tiếng nổ của gót hài
Những ánh đèn tự chọc vào mắt mình
Đứt bóng.
Trăng rớt xuống sân vỡ như gương soi
Máu nguyệt động chảy đen trần gian…”

(Trích chương 4, KTTĐ)

Cũng vì tính ngồn ngộn dữ kiện sống tiếp thu được từ “hiện trường”, nên những chương đoạn trong KTTĐ là một bộ phim chuyển động mau. Những cắt lát dứt khoát, quyết liệt, khiến người đọc khó rời khỏi trang sách.

Tôi muốn nói, ngoài trải nghiệm hiện thực, tài hoa của Đào Hiếu, còn san bằng, xóa sạch khoảng cách giữa tiểu thuyết và đời thường.

Bên cạnh đó, qua từng con chữ, người đọc cũng gặp được không ít những liên-ảnh bất ngờ, mới mẻ (tới đắng lòng), đôi chỗ lại đậm đặc chất thi ca. Ở phương diện kỹ thuật này, tôi nghĩ, Đào Hiếu đã là một thi sĩ, nhiều hơn một nhà văn.

Thí dụ, ngay từ khởi truyện, Đào Hiếu đã so sánh nhân vật nữ của ông với một con khỉ nhỏ. Một con khỉ nhỏ lí lắt, tinh ranh, với bản năng đôi khi ngây ngô, khờ khạo, như nhân vật nữ (như chính ông?) cũng lý lắt, tinh ranh (và đôi khi cũng ngây ngô, khờ khạo do bản chất).

Tôi rất thích những ý tưởng, hình ảnh rất thơ, khá nhiều trong KTTĐ của họ Đào. Như:

“…Ông cầm cuốn sách lên tay, mở ra. Cơn gió từ những trang sách thổi vào mặt. Những dòng chữ ùa ra, bay quanh ông như đàn chim. Đó là tập thơ đầu tay của ông: mới mẻ, trong trắng, nhưng vẫn còn bí ẩn như một thế giới chưa được biết đến…” (Trích chương 3, KTTĐ)

Hoặc:

“…Bụi và lá bần khô cùng bốc lên. Rừng bần rào rạt như sóng. Gió lướt trên những tán lá xanh um, hoa bần bay lả tả và những trái bần đong đưa rập rềnh, trôi dạt. Gió chạy trên ngọn cây như sóng lướt trên mặt biển xôn xao, nắng chiều đọng trên vòm lá…” (Trích chương 11, KTTĐ)

Hoặc:

“…Trong căn phòng im lặng giữa một xóm lao động nghèo nàn, tiếng khóc của ông như tiếng giun dế luẩn quẩn giữa bốn bức vách ẩm mốc. Ông nghe rất rõ và ngạc nhiên thấy như đó là tiếng khóc của một người nào khác vô tình, vừa đến chia sẻ cùng ông…” (Trích chương 14, KTTĐ)

Hoặc nữa:

“…Lúc ấy trái bần chín trĩu cả những vạt rừng. Mùi thơm của nó làm ngây ngất những cơn gió. Con sóc nhỏ không còn hái trái cho người cha mà hái tặng ông. Nó chuyền cành lanh lẹ, dẫn dụ ông đi lạc vào một cõi trời đất nồng nàn thứ mùi ngai ngái của vỏ cây lên men…” (Trích chương 21, KTTĐ)

Trong rất nhiều trang văn của mình, Đào Hiếu cũng đem lại cho người đọc những xúc động tự nhiên, khi ông viết về những cái chết của một số sinh vật, có nghiệp duyên với ông từ thời niên thiếu và, cái chết của chúng…đã sống lại, vì cái chết của con chó nhỏ, người bạn trung thành của cô-gái-ma-túy…

Cái chết, “khung cửa hẹp” của bất cứ một sinh vật hữu tình nào, dù là con người hay con vật; bên cạnh những tình bạn giữa hai người tù nữ, cùng cảnh ngộ.

Tôi muốn gọi đó là những dòng chữ chói lọi tình yêu và, tinh ròng tình bạn, của những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội. Tựa đó là những sinh vật ngoài hành tinh. Nhưng tình người nơi họ, lại là một thứ gì giống như xa xỉ và, xa lại với những sinh vật vô cảm, được gọi là con người nhởn nhơ giữa xã hội.

Tuy (hay nhờ) sống cạn kiệt thân, tâm với những “cái chết trắng”, với những kẻ trộm chó, với những “diệu thủ” trộm cắp, tiêu thụ đồ, xe ăn cắp, thậm chí sát nhân,…họ Đào vẫn không quên cho thấy, ở cái thế giới bạo lực hoang dã kia, thấp thoáng đâu đó, vẫn là những bảo bọc, chia sẻ của những kẻ đạo tặc. Phải chăng, tác giả muốn nhấn mạnh, giữa khi đạo lý nhân quần ngày một phá sản, thì đám người sống bên lề xã hội, trong chừng mực nào đó, vẫn có cho riêng họ một thứ đạo lý: “Đạo lý giang hồ”?!?

Trên tất cả mọi trải nghiệm, sống trong và, sống giữa tâm-bão- đen hiện thực xã hội, tôi vẫn thấy cái Tâm-Nhân-Bản (tôi viết hoa ba chữ “Tâm-Nhân-Bản) của ông.

Theo tôi, chính ngọn lửa nhân bản rực rỡ nơi họ Đào, đã làm thành nhân cách nhà văn, qua từng trang sách của ông.

Từ đấy, tôi không nghĩ, có dễ chúng ta còn thấy phải đòi hỏi thêm điều gì, nơi nhà văn đã sống, như một đường gươm này!

Du Tử Lê,

(California, Aug. 2014)

 

Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Tám 20147:00 SA
Khách
Tôi "chịu" bài này quá, anh Lê ơi. Đào Hiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 84)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 190)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 177)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 316)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 350)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 849)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 451)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 378)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
29 Tháng Mười Hai 202311:23 SA(Xem: 566)
Đã lâu lắm rồi, lâu đến nỗi tôi không nhớ lần cuối cùng mình đã ngồi đọc liền mạch hết một cuốn sách là khi nào.
21 Tháng Mười Hai 20234:56 CH(Xem: 458)
Phong cách viết của Phạm Thanh Chương rất mới, đầy tính sáng tạo dù anh viết những đề tài không mới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8131)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 825)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13905)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8397)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10942)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16019)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24373)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31813)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34844)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,