thơ cao đông khánh, một nhánh sông khác,

03 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 17344)
thơ cao đông khánh, một nhánh sông khác,

blankTrong năm năm đầu tiên của sinh hoạt thi ca Việt hải ngoại, Cao Đông Khánh là một trường hợp hãn hữu.

Hầu hết những nhà thơ của Việt Nam, cũng như những tài năng lẫy lừng thế giới đều phải trải qua một tiến trình cố định. Đó là tiến trình: dò đường - hủy thể và - định hình.

Như một người thợ mộc trước khi ra nghề phải thực tập trên những súc gỗ của ông ta. Như một bác sĩ, trước khi hành nghề phải thực tập trên những thi thể trong các cơ thể học viện. Nhà thơ cũng thế. Những bản nháp, hay những bài thơ đầu tiên của y là, những bài thực tập thứ nhất. Bước dọ dẵm, bước dò đường thường thấp thoáng hay ắp đầy cá tính, dấu vết của những tài thơ đi trước...

Từ những bài tập kia, thi sĩ trong một tình cờ nào đó của suy nghĩ lao lung, của khát khao tự chứng, y sẽ bước tới giai đoạn khai tử chính y, để tựu thành một kẻ khác. Y mang một dung mạo mới, với những đường nét, cá tính lâu dần làm thành y và, mang tên y. Đó là lúc tiếng thơ đã định hình. Đó là lúc tài thơ đã có được cho chính nó một linh hồn riêng, trong một bình thịt xương riêng.

Trường hợp Cao Đông Khánh, không thế. Trước bảy lăm, không có Cao Đông Khánh. Sau tám mươi, cũng không thể có một Cao Đông Khánh khác.

Như chính họ Cao cho biết, lớn lên giữa một cơ ngơi đồ sộ, Cao Đông Khánh được chuẩn bị để trở thành một tài phiệt. Cao Đông Khánh tự dọn mình để trở thành một "xì thẩu" hạng bự, tham vọng ngang hàng những tầm cỡ làm ăn quốc tế. Trước bảy lăm, Cao Đông Khánh, là một thứ Hắc Công Tử hay Bạch Công Tử của thời đại mới, Cao Đông Khánh của những canh bạc thâu đêm, của những tiệc rượu suốt sáng. Văn chương và chữ nghĩa, không chiếm cứ một diện tích nhỏ bé nào trong tâm trí trùng điệp hàng số, của Cao Đông Khánh.

Trước bảy lăm, thi ca không là mối ưu tư dù thấp thoáng trong trí lự của một Cao Đông Khánh, chủ cây săng lớn ở San Francisco. Một Cao Đông Khánh tay chơi trong night club giữa một Cựu Kim Sơn ngày đêm tiếng nhạc không phân lìa. Trước bảy lăm, Cao Đông Khánh là kẻ lạ mặt. Anh hoàn toàn lạ mặt với thi ca, với chữ nghĩa, Cao Đông Khánh, khi đó, là người đàn ông của một người đàn bà Mỹ. Là cha của hai đứa con, trộn chung hai dòng máu.

Vậy mà, đột nhiên, thơ Cao Đông Khánh xuất hiện trên các mặt báo Việt tỵ nạn. Vậy mà, đột nhiên ở những ngày tháng đầu tiên của thập niên 80, thơ Cao Đông Khánh xuất hiện như những cơn mê sảng. Những dòng thơ đổ mồ hôi trộm trong những đêm, về sáng, giựt mình thức giấc giữa trời xa lạ.

Không chỉ thơ, Cao Đông Khánh trong đời sống thường nhật, cũng xuất hiện như một cơn mê sảng. Cơn mê sảng dội bật những hân hoan, kinh ngạc, thầm lặng và, mỉa mai, chống đối, một cách ồn ào, giận dữ.

Những chê bai, những phê bình bằng nụ cười ngất, chung quanh cõi thơ Cao Đông Khánh, không ngớt tung lên bầu không khí văn chương lưu vong, năm năm đầu, bật gốc .

Đầu thậo niên 80, giữa lúc văn học Việt Nam, quê người, gần như tắt thở, gần như khô héo, với Nguyên Sa, mới trở lại Hoa Kỳ, từ Pháp; Thanh Nam ở Seattle; Mai Thảo vừa tới đảo; Vũ Khắc Khoan ở Minnesota; Ngọc Dũng ở Hoa Thịnh Đốn; Mặc Đỗ ở Texas; Viên Linh ở miền Đông, Võ Phiến mới dọn về Los Angeles từ Minnesota, Lê Tất Điều ở San Diego...

Tất cả hầu như không còn viết nữa. Hoặc có viết, nhưng không còn muốn đưa ra (?)

Lớp người mới, cầm bút sau biến cố 30-4, cũng chưa đông đảo. Đội ngũ này, đa số chọn thi ca, làm đất trời để tung hoành, để thi thố tài năng, như một hốt hoảng trước bơ vơ, nhiều hơn một chọn lựa sinh tử và, trí tuệ. Có dễ vì thế, không một tên tuổi nào, cho thấy triển vọng bứt, thoát khỏi những người đồng hành. Giữa cảnh tình đó, thơ Cao Đông Khánh, xuất hiện.

Cao Đông Khánh hiện ra với những câu thơ vô nghĩa. Những câu thơ không văn phạm, chẳng chính tả. Nhưng lạ lùng thay, đâu đó, giữa thế giới thi ca ngổn ngang, hà rầm này, thơ họ Cao lại rất giầu có những danh từ mà, những người làm thơ cùng thời hoặc, trước ông, ít dùng hoặc, không hề dùng tới. Ở đây, phải nói tới sự táo tợn, bất ngờ tới kinh ngạc mang tên Cao Đông Khánh.

Nếu trước tháng 4-75, không ít người khâm phục Trần Thy Nhã Ca, khi Nhã Ca nói về những chuyển động tâm lý của mình trong thời kỳ kinh nguyệt; thì, Cao Đông Khánh đã đi xa hơn một bước nữa, khi đề cập tới những người nữ vượt biển, dấu của cải, kim cương, hột soàn trong âm hộ...

Trong bài Hạt Kim Cương Di Tản, Cao Đông Khánh viết, từ tư cách một nhân chứng, đúng hơn, một nạn nhân sớm sủa của vượt biển, của hải tặc:

 một người ngồi hát trong trại tỵ nạn
 những vết muỗi đỏ trên thân thể nàng
 những chỗ rối rắm những chỗ chí rận
 dấu trong chỗ kín một hạt kim cương
 một hạt kim cương lọt vô tử cung
 những cuộc bạo dâm đứt giây trí nhớ
 cây lá một ngày trổ trái héo hon
  đứa trẻ sơ sinh dính dầy cát bụi. 

 Cũng là Cao Đông Khánh, khi ví quần áo lót của người nữ, bay phất phới, như cờ xí.

Và, cũng Cao Đông Khánh với ngôn ngữ miền Nam, thứ văn nói, đã chi phối hầu như, cùng khắp cõi thơ họ Cao.

  Saigòn Chợ Lớn mưa như chớp
 nát cả trùnng dương một khắc thôi
 chim én bay ngang về Xóm Chiếu
 nước ròng ngọt át giọng hàng rong
 hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
 trái cây quốc cấm dấu trong lòng
 hỏi thăm cho biết đường ra biển
 nước lớn khi nào tới cửa sông?
 

 Saigòn Khánh Hội gió trai lơ
 khi ấy còn tơ gái núi về
 đào kép cải lương say tứ chiếng
 ngã tư Quốc Tế đứng xàng xê.... 

Hoặc:

  em hãy kể tôi như trái cây lột vỏ
 để quá đêm ngày hôi gió thit xương tôi
 như gái tỉnh lẻ thất than nơi tị trấn
 lỡ một lần lơ thêm nữa chẳng sao! 
 

Chúng ta khó thể phủ nhận rằng, ngôn ngữ đường phố, địa phương rất ít được sử dụng trong văn chương 20 năm, miền Nam. Bất thành văn, những người này, cho rằng văn nói của miền Nam thiếu chất thơ, nếu không muốn bảo là không có thi tính, nói theo ngữ học. Thậm chí, những thi sĩ sinh trưởng ở miền Nam, điển hình như nhà thơ Tô Thùy Yên, cũng không dùng nhiều ngữ vựng đặc thù của vùng đất này.

Nhưng, ở Cao Đông Khánh thì, ngược hẳn..

Chính sự "nghèo túng" về một mặt nào đó của Cao Đông Khánh ở phương diện ngữ vựng, chính sự việc là kẻ lạ mặt với dòng văn học miền Nam mà, khi làm thơ, họ Cao buộc phải sử dụng vốn ngôn ngữ miền Nam, ẩn tàng, luân lưu trong ông.

Chỉ trong cõi thơ Cao Đông Khánh, người ta mới bắt gặp văn nói, rặc "Nam kỳ" và, những hình ảnh tiêu biểu lục tỉnh, miền Nam... Thơ ông, tựa một nhánh sông khác. Một nhánh sông không có khởi nguồn nhưng, cùng chảy vào biển văn học ta, nơi đất nước người.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33543)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5466)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9321)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10100)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19502)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,