CHÂN TÍNH HẢI - Hoa Cỏ May.

14 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5889)
CHÂN TÍNH HẢI - Hoa Cỏ May.

 

 Năm 1954, chiến tranh vừa chấm dứt, gia đình tôi rời vùng tản cư nơi tôi có Vòng Sân Cát. Tôi rời bạn bè, rời Thanh Chiêm về học Hội An. Thanh Chiêm về học Đà Nẵng.

 Đất nước sau ngày hết chiến tranh cái gì cũng thiếu thốn, tàn phá nhiều, chết chóc nhiều, còn xây dựng thì ít. Xây dựng lên rồi cũng bị bom đạn tàn phá. Cho nên trường học cũng thiếu. Tôi được sắp xếp học trong một cái chùa Tàu cũ kỹ nhưng chắc chắn. Ngôi chùa mái âm dương, ngói tráng men xanh, cỏ cây mọc trên mái ngói trông thật đẹp. Những dãy bàn học trò đặt giữa những hàng cột gỗ lim thật to, thật rắn chắc, được sơn phết đỏ chói. Vì phòng học nhiều cột quá nên học sinh muốn thấy thầy viết gì trên bảng phải đứng lên nghiêng đầu qua lại mới thấy hết được. Vậy mà tôi học ở cái lớp chùa Tàu hết năm đệ Lục. Lên đệ Ngũ được dời qua trường mới xây cất, rộng rải tiện nghi, cái gì cũng mới. Ngồi nhìn lên bảng đen không bị cột kèo che khuất, khỏi phải nghiêng đầu qua lại để thấy như xưa nữa. Chỉ có phải đi học xa vì trường xây dựng ngoài thành phố, trong thành phố cổ nhỏ hẹp làm gì còn đất để xây trường học. Trường xây trên một bải tha ma, đất hoang. Có những ngôi mộ vô chủ không người săn sóc, cỏ dại, gai góc mọc đầy. Các ngôi mộ vô chủ nên chôn không thẳng lối, có những ngôi gần như phẳng bằng mặt đất. Trâu bò ăn cỏ tự do không người chăn.

 Trường mới nên chưa có lối đi vào. Học trò đi băng qua đồng hoang từ mọi hướng tạo thành những con đường mòn ngoằn ngoèo trong cỏ rậm và cây hoang. Nhiều nhất là loại cỏ may. Cỏ may mọc thật hỗn, nghĩa là mọc bất cứ chỗ nào có đất trống và mọc rất nhanh, vương cao rất nhanh. Cỏ may cao chừng quá gối, lá cỏ may mềm mịn nhưng hoa cỏ may là một tai hoạ cho học trò nhất là các cô nữ sinh áo dài tha thướt, quần phủ hết bàn chân. Hoa cỏ may khi còn non màu xanh dương, mềm nhưng khi già thì trở nên cứng đen nhọn và dễ rụng. Những tà áo dài quần dài băng qua đồng hoa cỏ may khi ra khỏi đồng quần áo phần dưới trở nên màu đen vì hoa ghim vào kín mít. Bọn con trai còn dễ chịu vì đến mùa hoa cỏ may chín già đi học mặc quần ngắn, mang sandales, đừng mang bít tấc là xong. Các cô sao ăn mặc vậy được nhất là thời xưa đâu dám mặc ngắn lộ đùi như bây giờ. 

 Nhưng chuyện đến đây chưa phải là lý do làm tôi ghét hoa cỏ may. Tôi ghét nhưng cái ghét đáng để vui khi nghĩ lại. Trong lớp tôi có hai người bạn gái cùng lứa tuổi mười sáu học chung với nhau từ đệ Lục ở trường cũ Chùa Tàu. Vì tên cùng vần H nên sắp ngồi chung bàn Hồng, Hà, Hiếu và một bạn trai tên Hậu. Bốn đứa ngồi cùng bàn suốt một năm. Đặc biệt Hồng cô gái Bắc di cư, mới vào Nam có hai năm thôi, nói tiếng Hà Nội không pha. Hồng ở sát nhà tôi cho nên đi học lúc nào cũng cùng đi cùng về, cùng làm bài chung. Vì vậy tôi và Hồng như hai anh em, đến cây cà rem cũng ăn chung. Vô tư đến vậy. Một hôm hai đứa đi học bị mưa phải chạy. Và đến đồng cỏ may gần trường muốn cho nhanh hai đứa không chạy theo con đường mòn ngoằn ngoèo thường đi mà chạy băng qua nguyên đồng cỏ may mùa chín cho mau đến lớp đỡ ướt. Khi hai đứa vào đến hiên trường nhìn chiếc áo dài trắng và quần trắng của Hồng trông rờn rợn trong người bởi hàng nghìn mũi kim cỏ may đen thui dính đầy quần áo không còn một chỗ trống phần dưới. Lúc đó còn sớm chưa có học trò tôi vội quỳ gối giúp Hồng gỡ từng chùm kim đen. Hồng thì chỉ đứng gần như khóc vì quá nhiều trông ghê lắm. Tôi đang lúi húi gỡ trong hai ống quần, Hồng đứng gỡ vạt áo dài. Khi cô gỡ tà áo sau Hồng vô tình thả tà trước phủ lên đầu tôi. Tôi nghe một trận cười thật to thật dài kèm những tiếng la ơi ới gọi nhau tới xem. Tôi vội khoát tà áo của Hồng ra và đứng dậy. Hai đứa không nói tiếng nào chỉ hơi mắc cỡ với tụi con trai cùng tuổi nhưng khác lớp. Hồng vội chạy vào lớp, tôi cũng đi theo. Cả buổi học hôm đó Hồng không dám nhìn tôi tự nhiên, giờ ra chơi hai đứa không chơi chung như trước. Giờ ra về cũng không về cùng lúc. Tối hôm đó ăn cơm tối xong tôi qua nhà Hồng. Hồng xin lỗi tôi và hỏi "Bây giờ mình phải nói sao cho tụi đó hết chọc?" Tôi cũng không biết nói gì, làm thinh nhưng sau tôi trấn an "Mình có làm gì đâu mà sợ". Nói vậy chứ suốt đêm tôi không ngủ yên, có khi trong tai nghe tiếng cười của bọn con trai.

 Sự đùa nghịch của học trò thật dai. Từ nhóm vài ba đứa lúc đầu bây giờ lan ra đông và cả bọn con gái nữa. Mỗi lần nhìn thấy tôi hay Hồng là chúm chím cười. Có đứa hát "Tôi xa Hà Nội năm lên mười sáu...". 

Một hôm tôi chịu hết nổi, đi thẳng đến trước mặt một nhóm con trai và gái đang tụ nói chuyện rồi cười khi nhìn thấy tôi và Hồng. Vẻ mặt tôi bừng bừng, bước đi rất nhanh làm cho Hồng cũng sợ tôi đến gây sự đánh lộn. Hồng đi theo nắm tay tôi kéo lui. Bọn đó thấy vậy càng cười lớn hơn, làm tôi càng tức xông tới. Bọn con trai thấy vậy nín cười có vẻ sợ, mấy cô gái vội chạy vào lớp. Tôi đến gần chỉ tay và nói "Tôi nói cho các bạn biết, tôi biết mặt biết tên các bạn hết. Tôi sẽ thưa chuyện này với cô giáo chủ nhiệm lớp tôi để thưa với hiệu trưởng. Nếu còn chọc tôi với Hồng để cô ta chịu không nổi bỏ học thì mấy bạn chịu trách nhiệm". 

Không ngờ lời nói của tôi có vẻ không phải nói để chơi làm cho tụi con trai nín thinh, và từ đó về sau không còn chọc tôi với Hồng nữa. Tuổi học trò của tôi hồi đó thật ngây ngô. Nghĩ lại thật vui và đáng nhớ. Mà đáng nhớ thật vì mãi đến mười mấy năm sau gặp lại Hồng bấy giờ đã là cô giáo về dạy lại trường xưa kia mình học. Ngôi trường vẫn ở đó, trên đồi cỏ may xưa, trường xây cất lớn hơn, bề thế hơn, nhưng cánh đồng cỏ may bây giờ không còn nữa mà là một công viên nhiều hoa và cây cối lên cao thẳng lối với những ghế đá trên nền cỏ xanh.

 Bốn mươi năm sau tôi về lại phố cổ Hội An, thăm trường và thăm gia đình Hồng. Tôi không ngờ Hồng đã ở hẳn thành phố này bốn mươi năm, tuy không liên tục nhưng sau khi về lại quê hương từ Hoa Kỳ vợ chồng Hồng chọn Hội An làm quê hương. Vui và cảm động cho tôi là hai vợ chồng Hồng đưa tôi đến trường xưa, đi qua công viên trước đây là bãi tha ma Hồng kể chuyện gỡ Hoa Cỏ May cho chồng nghe.

 

Chân Tính Hải

(Vòng Sân Cát)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 45)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 143)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 180)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 280)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 256)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 237)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 475)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 198)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 382)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 268)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31651)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3226)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7900)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8854)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18324)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 23)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5000)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4869)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10144)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16369)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5797)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5695)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6050)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6335)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26691)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18487)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21999)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19706)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18269)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15678)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14699)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14999)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13981)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13754)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20857)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28138)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32286)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,