Đỗ Hữu Tài, “Thơ Về Trên Chiếc Xe Lăn”,

18 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 7385)
Đỗ Hữu Tài, “Thơ Về Trên Chiếc Xe Lăn”,
 

LNĐ: Từ nhiều chục năm qua, sinh họat giới thiệu tác giả và tác phẩm đã trở thành thường xuyên ở bất cứ thành phố nào, có đông người Việt cư ngụ. Nhưng chiều Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10 năm 204 vừa qua, tại thành phố Alexandria, Virginia, đã có một buổi ra mắt sách đặc biệt. Sự đặc biệt không phải vì số người tham dự đông đảo ngoài dự trù của ban tổ chức mà, theo bài viết nhan đề “Đỗ Hữu Tài, ngậm que trong miệng làm ngàn bài thơ” của nhạc sĩ Văn Sơn Trường thì tác giả đã làm thơ “bằng cách ngậm cái que đặc biệt để gõ vào computer. Tài đã xuất bản được hai quyển thơ. Quyển thứ hai tựa đề Hoài Hương. Đó là tên người yêu mà Tài gặp trên đảo Pulu Bi Đông năm 1980 lúc tài mới 23 tuổi khi vượt biên…”

Để bạn đọc, thân hữu khắp nơi có được ý niệm rõ hơn về buổi ra mắt sách vừa kể, chúng tôi trân trọng kính mời quý vị theo dõi nguyên văn bài viết dưới đây của ký giả Phú Cường ở Falls Church, Virginia.

. dohuutai-content

Nhà thơ Đỗ Hữu Tài

 

Trong hội trường có thể đón chào khoảng 200 khách cả Mỹ lẫn Việt của Mount Vernon Knights of Columbus tại Alexandria, VA, chương trình ra mắt 2 tập thơ của thi sĩ “bất đắc dĩ” Đỗ Hữu Tài hứa hẹn thu hút người tham dự hơn ước tính của ban tổ chức.


Bốn tuần trước buổi ra mắt này, nhà thơ nói: “31 năm về trước, tôi không biết làm thơ, không biết gieo vần, hoàn toàn xa lạ với thơ văn nhưng từ lúc tôi bị tê liệt, một căn bệnh mà tới bây giờ vẫn chưa tìm ra căn nguyên, phải ngồi xe lăn, sống buồn bã tại một trung tâm điều dưỡng và tình yêu ban đầu không được trọn vẹn, bao nhiêu vật đổi sao dời, tôi bắt đầu tập tễnh yêu thơ và sáng tác thơ.
Hầu như định mệnh đã đưa đẩy tôi vào vườn thơ và hoàn cảnh oan khiên khi người yêu đến thấy thân xác tôi co quắp, biến dạng, tôi đã khuyên nàng hãy đi lấy chồng. Nàng ở xa vạn dặm, như tiểu hội “TTT” (Thương Tài Tui), một hội tình thương nhỏ nhưng trái tim rất lớn cho biết: “Tên của nàng là Nguyễn Thị Hoài Hương, chắt chiu dành dụm từng đồng bằng công việc vá quần vá áo để mua vé máy bay từ Úc sang thăm người yêu được một lần rồi sau đó đôi ngã chia ly...”
Dù xa xôi giữa hai bờ đại dương nhưng nhà thơ Đỗ Hữu Tài, có một chút gì tiềm ẩn của thi sĩ quá cố Nguyễn Tất Nhiên, vẫn cảm thấy gần gũi với tình nhân vì đã như “nhốt” nàng trong thơ để trải bày tâm sự và giao tình và hơn thế nữa hầu như anh không sợ mất nàng bởi tâm tưởng trùng hợp với lời của một bài tình ca: “Buồn lên hiu hắt mà tình không trống vắng. Bởi vì em đang trốn ở trong thơ. Em ở đó muôn đời em ở đó, chẳng bao giờ anh phải chờ mong...”

 

Hãy lắng nghe Đỗ Hữu Tài thổ lộ:

 

“Tôi mượn vần thơ nhốt một người
Mượn tờ giấy trắng kết mộng mơ
Mượn cây viết kể lời thầm kín
Mượn trái tim hồng đọc tình thơ...”

 

Trích bài: “Tôi Mượn Mùa Thu”, trang 108, Tập I

 

Cho nên tập thơ thứ nhì của anh mang tên là Hoài Hương mà trong đó bài thơ “Hai Mươi Tám Năm” đã bật ý và tạo cảm xúc cho nhạc sĩ Văn Sơn Trường phổ thành nhạc. Ngoài ra tranh bìa do BS Mùi Quí Bồng phác họa.
Hãy lắng nghe Đỗ Hữu Tài ngỏ lời mời đọc thơ “Tui”:

 

“Thơ tôi viết cho một người quen biết
Lời thật thà không khúc chiết quanh co
Như vườn nho đầy ắp trái ngọt ngào
Như tiếng nói đi vào trong tuồng chữ

Mời bạn đọc thơ tôi không sáo ngữ
Đọc nỗi niềm kẻ cô lữ phương xa
Đây đóa hoa tặng bạn lúc độc hành
Một góc nhỏ chỉ dành tình thi hữu...”

 

Trích bài: “Mời Đọc Thơ Tôi”, trang 67, Tập I

 

Đơn sơ, mộc mạc như vậy nhưng khi yêu vẫn là “ích kỷ”:

 

“ Hãy nói em là của riêng tôi
Ánh mắt bờ môi lẫn nụ cười
Trái tim tinh khiết hồn thơ dại
Êm ái em mơ vẫn (bỏ) mỗi một người...”

 

Trích bài: “Hãy Nói Em Là Của Riêng Tôi”, trang 45, Tập I

 

Hình ảnh của người yêu là hình ảnh của mây và nắng gió:

 

“Gọi gió lùa làm rối tóc mây
Cho ta vương víu bước chân này
Nắng rơi tươi thắm bờ môi mọng
Cho lòng ta đượm những ngất ngây...”

 

Trích bài: “Có Em”, trang 40, Tập I

 

Một chút “thị oai” dễ thương và dễ mến:

 

Cúi xuống đi em cảm ơn đời
Đang bầy hoa cỏ đón bước chân
Đang mang mầu nắng tô áo lụa
Đang ngắm tóc em thay mây trời


Cúi xuống đi em cúi thật gần
Để nghe người giải nghĩa yêu thương
Để nghe tôi nói lời chân thật
Để thấy bướm hoa tỏ tình trần...”

 

Trích bài: “Cúi Xuống Đi Em”, trang 28, Tập I

 

Ngoài tình yêu, Đỗ Hữu Tài còn một đức tin mãnh liệt:

 

...Con sung sướng tạ ơn Đức Mẹ
Đã thương ban hạnh phúc nơi này
Có bè bạn chia bùi xẻ ngọt
Là niềm vui con hưởng từng ngày...”

 

Trích bài: “Trái Tim Đức Mẹ”, trang 162, Tập I

 

Xin Mẹ nhận những lời thơ con viết
Bằng tâm tình tha thiết trong tim
Như tiếng chim ríu rít trên cành
Con kính cẩn kết thành thơ dâng mẹ

 

Trích bài: “Lời Thơ Dâng Mẹ”, trang 111, Tập I

 

Đặc biệt nhất và dài nhất là bài “Có Những Đêm” (Trang 13, Tập I):
Có những đêm giật mình tôi thức giấc
Xót xa nhìn cùng bóng tối cô đơn
Nghe đắng cay cho một kiếp con người
Còn hơi thở nhưng “Tiếng Người Đã Bặt”.

 

Cả ngàn bài thơ được sáng tác lúc chiều tà, nửa đêm về sáng mà có thể ý thơ bộc phát từ khi nằm xấp, khi nằm ngửa, lúc cúi mặt, lúc nghiêng đầu trong các tư thế của các giờ phút điều trị hoặc khi ngồi xe lăn ra ngoài hưởng không khí trong lành và thực sự thơ đã về với nhà thơ “bất đắc dĩ” Đỗ Hữu Tài trên chiếc xe lăn.
Một nhà thơ “bất đắc dĩ” “Tìm bóng tối quên đi thời ngang dọc. Tìm góc trời ta học cách làm thơ” mà chính mình cũng không biết thi phú đã “bẩm sinh” chỉ chờ cơ hội là xuất hiện. Nếu tiền nhân nói: “Thời thế tạo anh hùng” thì ở địa hạt thi văn ta cũng có thể nói: “Tình cảnh tạo thi nhân”. 

Tình cảnh của nhà thơ Đỗ Hữu Tài thật đáng thương: Đặt chân tới Mỹ vừa được 3 tháng, mắc chứng bệnh tê liệt tứ chi, sống cô đơn trong trung tâm điều trị tới bây giờ là 31 năm, người yêu “thề non hẹn biển” đi lấy chồng...để anh phải xót xa:

 

Trời tháng năm viết vào trang tình sử
Đoạn tình buồn đời cô lữ xứ xa
Ôi nhớ quá thiết tha người thiếu nữ
Đã một thời ấp ủ trái tim ta...”

 

Trích bài: “Hai Mươi Tám Năm:”, trang 13, Tập II

 

Còn lãng mạn và sâu xa hơn nữa:

 

“Thôi thả hoàng hôn xuống thủy triều
Khoan buông bóng tối lúc đăm chiêu
Ngừng bên bến đá chờ trăng sáng
Ngưng dẫm sỏi đau ngóng gió chiều
Đừng để mưa gào làm biển động
Chớ cho sương lạnh thấm trùng dương
Không đưa sóng nước trôi theo gió
Chẳng gọi sao khuya kẻo nhớ nhiều.”

 

Bài Thôi, trang 20, tập II

 

Và còn nhiều bài thơ dễ thương, dễ cảm trong cả Tập I và II mà ai yêu thơ nên bỏ chút tiền mua về đọc để ủng hộ một thi tài có phương tiện in thêm những cuốn thơ mới cho chúng ta thưởng thức.

Có những chủ nhật buồn trong đời Đỗ Hữu Tài nhưng ngày chủ nhật 12-10-2014 phải là một ngày vui. Những quan khách và thân hữu của nhiều giới khác nhau từ linh mục, nhân viên điều hành Mt. Vernon Nursing Home, Alexandria, VA, bác sĩ, giáo sư, chủ nhiệm, tới văn thi sĩ, các đại diện cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình tới hai gia đình Bến Sông Mây và Lê Văn Duyệt...sẽ nhiệt tình theo dõi buổi ra mắt thơ rất cảm động của một nhà thơ đau yếu, tật nguyền mà những vần thơ, ý thơ đó đã về trên chiếc xe lăn!

Phú Cường.

___________

Ai muốn mua tập thơ Hoài Hương , xin liên lạc với mienkim@gmail.com

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 202311:23 SA(Xem: 223)
Trần Hoàng Phố có những thi phẩm chứng tỏ câu thơ bảy tiếng được tác giả sử dụng rất thuần thục:
20 Tháng Tư 202310:00 SA(Xem: 297)
Đinh Tiến Luyện là một trong số vài nhà văn miền Nam trước 1975 chuyên viết về tuổi mới lớn
10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 240)
Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì.
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 524)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 424)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 632)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 514)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 503)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 403)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 498)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31656)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3236)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7908)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8857)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18328)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 51)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5011)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4877)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10148)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16374)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5802)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6054)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6339)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26700)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18488)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22012)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19708)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18281)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15683)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14704)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15005)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13757)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20863)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28142)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32287)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,