Tính siêu thực trong lục bát Trương Xuân Thiên.

21 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 9629)
Tính siêu thực trong lục bát Trương Xuân Thiên.

 

Lục bát như đã được biết đến, là thể thơ truyền thống và, phổ biến rộng rãi nhất ở Việt Nam. Vì tính chất gần gũi với ca dao, trải qua nhiều năm tháng, đã sẵn trong tiềm thức, như máu, mặc nhiên lưu thông trong cơ thể, nên bất cứ ai, cũng có thể làm thơ lục bát mà, không cần phải bận tâm, học hỏi niêm luật.

 

truongxuanthien
Trương Xuân Thiên

Nếu ưu thế nào cũng có mặt trái của nó thì, sự dễ dàng kia, cũng khiến thể thơ này được một số người làm thơ khai thác một cách tùy tiện, giống như một món hàng hay, một món quà trao đổi, thù tạc…

 

Có dễ vì thế mà càng lúc, càng có thêm nhiều thi sĩ không còn muốn trở lại với lục bát. Họ né tránh lục bát như né tránh một bệnh “dịch” không ngày chấm dứt!

Tuy nhiên, chỉ cần chút bình tâm, theo dõi những khoảng trời thơ lục bát của hàng ngũ người trẻ Việt Nam hôm nay, chúng ta sẽ ngạc nhiên một cách hạnh phúc, nhận ra rằng: Với các tác giả này, lục bát đã là một lục bát khác.

Mặc dù dòng chảy hay âm lượng của cõi giới lục bát mới, do những người trẻ hôm nay hình thành, vẫn ít nhiều nằm trong hơi thở ca dao. Nhưng những chân trời họ mở ra, những đỉnh ngọn họ hăm hở chinh phục, đã không còn là cái thổ ngơi của một Nguyễn Bính, lục bát, chuyện kể. Hay một Huy Cận, lục bát, xây dựng trên những hình ảnh ngược về hoài cổ, một thời vàng son đã khuất. Nó cũng không còn là Hồ Dzếnh, lục bát, thiên nhiên, đẫm, đẫm ẩn dụ thất thổ, cô đơn…

Lục bát hôm nay, đi ra từ những tài năng trẻ, theo tôi có thể tạm xếp vào mấy khuynh hướng chính sau đây:

- Tuy vẫn gần với ca dao, nhưng tính trào phúng, giễu cợt chính mình, đã được nhiều tác gỉa quảng-diễn, tựa đó là thuộc tính của thơ, của tuổi trẻ hôm nay. Thí dụ:

“Thằng tôi đứng giữa cuộc này / Vác câu thơ đã nheo mày áo cơm / Nửa đời vòng lại đống rơm / Chưa ngun ngún lửa đã đơm tro tàn…” (Đỗ Tấn Đạt, trích “Với cuộc này”. 

Và Miên Di:

 “Con sông hỏi chuyện con đường / quanh co với những vết thương ổ gà / cuối đường có biển không ta / biển của bọn tớ chính là bùng binh.”  

- Thiên nhiên trong lục bát hôm nay của những người trẻ, cũng không còn là phương tiện hay đối tượng mô tả để gửi gấm tâm tư như dòng thơ tiền chiến. Mà, thiên nhiên trong thơ họ đã trở thành vật thể được nhân cách hóa, mang tính bằng hữu ân cần, thân thiết với nhà thơ. Thí dụ:

“Ra cổng làng nhặt cơn mưa / Mùa hanh tưới cội tình vừa cháy khô / Đi theo nhịp phách xe thồ / Hỏi han gốc tích nấm mồ thời gian…” (Nguyễn Đăng Khoa, trích “Trèo lên đỉnh của giọt sương” .

Hoặc:

“Quê tôi cả thẹn, hay lo / Dòng sông vắng khách con đò trầm ngâm / Bụi tre thích đứng cười thầm / Giàn bầu, giàn bí thích cầm tay nhau…” Nguyễn Vĩnh Tiến, trích “Tuổi tôi”)

- Lục bát hôm nay, nơi những người làm thơ trẻ, theo tôi, cũng không còn vụ vào việc tìm kiếm, phô diễn những hình ảnh, những mỹ từ bóng bẩy (vốn đã thánh sáo ngữ) mà, họ đem vào trong thơ những chữ rất đường phố. Những con chữ chưa kịp có trong tự điển. Thí dụ, một Nguyễn Lãm Thắng với:

“Thưa em, anh biết…chết liền / Bàn tay năm ngón làm phiền bàn tay”.

Hoặc: “May còn tâm sự cùng em / Dẫu cho cháy card, mòn sim cũng là”

- Những người trẻ đến với lục bát hôm nay, không chỉ chối bỏ những khuôn mẫu hào nhoáng hay ẩn dụ mù mờ xưa, mà họ đi thẳng vào đời thường. Tựa đời thường mới chính là con ách chuồn lục bát của họ:

“thử vào bệnh viện ngày đông / để nhìn vào cuộc chưa xong giật mình / một vài mầm khóc sơ sinh / dăm ba tiếng cú tâm linh gọi về…” ((“Miên Du, “trích “Thử”)

- Một ghi nhận khác nữa, vẫn theo tôi, cũng là một nét đặc biệt phản ảnh xu hướng lục bát hôm nay của những người viết trẻ - - Đó là những câu hỏi không mơ hồ mà, trực tiếp về thân phận, kiếp người. Ở khía cạnh này, thản hoặc, tôi cũng thấy, thấp thoáng đâu đó, hương vị thiền tính. Thí dụ:

 “ai còn trong giấc mộng ma / ta là thân thể hay là vong linh” (Miên Di, trích “Thử”)

Hoặc: “ai để lại nỗi buồn câm / cái im lặng khiến chỗ nằm bão giông”.
(Miên Di, trích “Bao nhiêu buồn một dung nhan”) 

Hay: “Từ trong cái chết đầu tiên / Dường như sự sống hồn nhiên chào đời…”(Nguyễn Đăng Khoa, trích “Bắt đầu”)

.

Trên đây là vài ghi nhận của cá nhân tôi về những biến chuyển ngoạn mục của thể thơ lục bát.

Tuy nhiên, theo tôi thì, dù những người trẻ hôm nay, đã đoạn tuyệt hẳn với lục bát thời Tiền chiến. Mỗi tài năng đã có cho riêng họ, những đường bay lục bát tân kỳ. Khác. Nhưng các tác giả đó, vẫn đặt lục bát của họ trên bệ phóng hiện thực hay tượng trưng. Thản hoặc, trong thơ của họ, cũng có những câu mang tính siêu thực. Những đó là những tình cờ hay những xuất hiện ngẫu nhiên chứ không mang tính chủ tâm. Dứt khoát. Triệt để.

Lịch sử thi ca miền Nam 20 năm ghi nhận được nhiều thơ siêu thực. Nhưng tính siêu thực ở thể lục bát thì vấn khá hiếm. Có thể nói, sự kiện đó, chỉ là những xuất hiện bất ngờ, mờ nhạt. Nó chưa thành luống. Nó chưa thành dòng.

Vì thế, tôi rất ngạc nhiên (một cách hân hoan) khi nhận được thi phẩm “Ảo hồ ly” - - Gồm 84 bài lục bát của Trương Xuân Thiên (*). Tôi đã đọc thi phẩm của Trương không dưới hai lần, trong vòng hơn hai tháng, kể từ ngày nhận được.

Du Tử Lê,

(Còn tiếp).

________

(*)Trương Xuân Thiên sinh năm 1979. Tốt nghiệp Cử nhân Tâm Lí học, họ Trương hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Thơ đã in: Tư duy S (NXB Văn học 2005) Homosapiens – Người tinh khôn (NXB Văn học 2009). Từng tham dự: Chương trình nghệ thuật: Trình diễn thơ cá nhân Nguyệt thực (Bán đảo Hồ Thiền Quang 2010), Trình diễn thơ Tổ khúc Từ Điện Biên đến Thơ Trường Sa (Sân thơ Trẻ- Văn Miếu 2014) Trình diễn thơ Gia tài của mẹ (Ngày hội Sách và Văn hóa đọc, Văn Miếu 2014)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 177)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 209)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 213)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 339)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 310)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 432)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 407)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 413)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 472)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 791)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21407)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16133)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17791)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10492)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5304)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1988)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2602)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2378)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23704)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20147)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8983)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10075)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9352)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12532)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31984)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21635)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26791)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24192)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23001)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21140)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19055)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17796)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16853)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26104)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33383)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35677)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,