CHÂN TÍNH HẢI - Trên cây soài quỳ nhà cậu.

05 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7655)
CHÂN TÍNH HẢI - Trên cây soài quỳ nhà cậu.

 

Hơn nửa năm nay mới bước chân đến con đường dẫn tôi về nhà. Tôi cứ tưởng mọi thứ chung quanh đang chào đón mình. Vẫn biết những cánh đồng xanh hai bên đường đã thay đổi nhiều lần nhưng tôi vẫn thấy màu xanh của năm xưa, mùi bùn thoang thoảng như năm xưa, dãy núi Phước Tường ở tận tít chân trời vẫn sừng sững như năm xưa… Những hình ảnh năm xưa vẫn nguyên vẹn đang chào đón tôi. Nhà cô tôi lấp ló sau luỹ tre và những ngọn cau đã hiện ra trước mặt. Tôi muốn ngồi xuống bên vệ đường trước ngõ nhà cô một chút. Bờ cỏ lúc nào cũng thấp tận gốc vì trâu bò gặm hàng ngày làm nên tấm thảm xanh ngồi êm mát. Tôi ngồi thòng chân xuống mương để cho dòng nước đang chảy mơn trớn hai bàn chân mình. Tôi thích nhất là nhìn những con cá lòng tong nhỏ như que tăm bơi ngược nước đến rỉa vào những ngón chân mình. Gió hiu hiu hắt mùi bùn non vào mặt, tôi lim dim ngả lưng trên cỏ. Lần nào về quê mình cũng thích nằm như vậy. Hôm nào trời có mây từng tảng trắng bay chầm chậm nằm nhìn một hồi mình có cảm giác mây đứng yên và chính mình đang trôi.

 Cô tôi năm nay mắt kém đi nhiều. Vào đến tận đầu sân gạch, hai con chó thấy người lạ đua nhau sủa inh ỏi, cô đứng trong hiên nhà nhìn ra không nhận ra tôi. Tôi đến thật gần cô mới thấy lờ mờ tuy đeo kính thật dày: "Đứa mô như thằng Hà". Tôi ôm lấy cô. Cô hỏi: "Con về chuyến này để lấy vợ phải không?". Rồi cô lăng xăng vào buồng lấy ra chiếc áo dài xanh có kim tuyến lóng lánh "Đám cưới con cô mặc áo này đây. Hôm trước má con ra đây bàn chuyện họ nhà trai đi bao nhiêu người. Cậu con cũng là đại diện nhà trai như năm đám hỏi. Bao nhiêu mâm lễ vật đều tính hết rồi". Ngưng một lát cô nhìn tôi: "Còn mi thì chỉ biết rinh vợ về thôi". Tôi xin phép về vì từ nhà cô về đến nhà má tôi đi khoảng nửa tiếng. Cô bắt ở lại ăn cơm rồi mới cho đi. Cơm nước xong cô móc túi cho tiền. Lần nào cũng như lần nào gặp cô là cho tiền. "Con đi làm có lương rồi cô". "Lương của con, tiền của cô". Không bao giờ cô quên cho tiền và không bao giờ anh từ chối được.

 Trời cũng chiều lắm tôi mới rời nhà cô. Ngang qua cầu Cất nhìn mấy con trâu đang lội qua sông tôi nhớ thuở còn đi học mùa hè về đây học cách cỡi trâu qua sông. Kỷ niệm về trong mỗi bước chân mình. Những hàng cau hàng dừa đang chào đón tôi. Đến đầu sân tôi đã nghe hương cau ngào ngạt. Một chút hương cau vừa thoảng qua mũi, tôi đã trở lại cái đêm Trọng Ni ở lại với tôi ở đây. Trọng Ni đã bị hương cau quyến rủ vì lần đầu tiên trong đời ngửi được mùi chưa hề biết, dìu dịu. Và hôm đó Trọng Ni đem vào một gói quà của Trọng Thuỷ: Chiếc áo len màu xanh dương tự mình đan lấy. Chiếc áo đã ở với tôi đến hôm nay, chiếc áo tôi đã ôm sát vào lòng mình trong đêm kinh hoàng ở đèo Hải Vân khi đoàn xe bị pháo kích, bụi đất đá văng tứ tung. Thay vì trùm lên người che bụi tôi lại cởi nó ra cuộn tròn ôm dưới lòng mình. 

Trong nhà có tiếng nói vọng ra cùng tiếng cười. Có khách lạ? Khách nhưng không lạ: Thanh Cầm, con gái của cậu tôi. Từ ngày anh em làm chuyến tàu xuôi Nam, ghé Nha Trang, ghé Phan Thiết thăm bạn bè... đến Sài Gòn chia tay, tôi về nhà Ninh Chữ, Thanh Cầm về cư xá sinh viên, tận hôm nay mới gặp lại. Anh em nhìn nhau để xem sự thay đổi và Thanh Cầm mừng cho tôi sắp lấy vợ. Thanh Cầm không dự được nên ghé vào đây gởi quà không ngờ lại gặp nhau. "Thôi đêm nay em ở lại với anh, nói cho đã để rồi khó gặp nhau". Tôi nhắc chuyện hai đứa chiều chiều lên đồi cát Lệ Sơn thi thả diều. Diều đứa nào bay cao hơn, tiếng sáo diều rõ hơn thì thắng. Thắng gì? đứa nào thua phải cõng đứa thắng một vòng quanh thửa ruộng còn trơ gốc rạ. Mệt quá hai đứa ngồi xuống cát nghỉ và nhìn những con chim sơn ca từ những bụi sim bay vút lên trời kêu lên líu lo rồi đâm thẳng xuống đất một cách tài tình. Có bữa thả diều xong đi tìm sim chín. Thanh Cầm nhắc lại câu chuyện tôi kể "Năm nào hai bạn trẻ nghỉ hè cũng về quê thả diều. Rồi một năm trên nền trời quê cũ chiều chiều người ta chỉ thấy một chiếc diều lên cao... người con gái bỏ cuộc chơi". 

 Sáng hôm sau tôi đưa Thanh Cầm về nhà luôn tiện thăm cậu. Cậu là nhân vật quan trọng của tôi. Đám hỏi cậu đã để lại cho nhà gái nhiều cảm tình đặc biệt. Con người vẻ ngoài phương phi, cao lớn, tiếng nói sang sảng, đôi mắt quắc thước, chiếc cằm bạnh. Cậu trông giống như một ông quan đại thần đất thần kinh cho nên mọi người bà con trong gia đình chị rất quý mến. Thanh Cầm gái út của cậu nên được cưng, trong khi hai người con trai cậu chỉ cho đi học đến trung học, kéo về cai quản ruộng vườn. Về nhà cậu mợ là tôi leo lên cây xoài quỳ. Cây xoài do ông ngoại của tôi trồng cả gần chục năm không có trái. Năm đó bị bão làm trốc gốc nhưng cây xoài chỉ ngả nghiêng, mùa năm sau xoài tự nhiên ra trái nhiều và thơm ngọt. Từ đó dân trong làng bắt chước trồng xoài nghiêng và đặt tên là xoài quỳ. Tôi bảo Thanh Cầm mình ăn xoài tại cây. Hai anh em leo lên cao, mỗi đứa cầm theo một con dao. Chim ăn rất nhiều và trái nào chín chim mới ăn. Thanh Cầm cứ thấy trái nào bị chim ăn lỡ dở thì ngắt liệng xuống đất, anh bảo đừng vì trái nào chim ăn là trái chín, mà chín thơm trên cây mới ngon. Từ đó anh đặt thêm một tên nữa là xoài chim. Xoài quỳ đã ngon mà còn được chim ăn bỏ lại càng ngon hơn. Tôi nhớ hôm đó hai anh em ăn xoài chim trên cây no đến hết ăn cơm. Trên cây xoài quỳ tôi hỏi Thanh Cầm sao không dự đám cưới của anh được? Thanh Cầm ngập ngừng lấy lý do đang thời kỳ thi cử tốt nghiệp. Cử chỉ ngập ngừng vụng về không qua mắt tôi được "Anh không tin". Tôi thấy Thanh Cầm khóc "Trường hợp của em chẳng khác gì chị Ninh Chữ, chỉ khác là chị Ninh Chữ vì mẹ. Còn em vì mẹ anh ấy. Người công giáo bảo thủ hơn nhiều". Tôi hiểu đi dự đám cưới mà lòng ngổn ngang không vui. "Em về đây cũng để cho nhẹ bớt. Gặp được anh tình cờ thật hay cho em, có người để bày tỏ cũng đỡ đi nhiều". Tôi chỉ biết nghe nhiều hơn. Thanh Cầm lúc này cần tôi. Giữa chốn hiu quạnh đồng quanh không phải là nơi tìm quên "Có phải em muốn tìm quên?" Thanh Cầm làm thinh. Tôi nghĩ Thanh Cầm không bỏ cuộc. “Chuyện của em vượt qua được, ăn thua ở em và anh ấy". Thanh Cầm nhìn anh "Ước chi anh ấy được gặp anh làm quen nói chuyện". Thanh Cầm có vẻ bớt bi quan hơn: "Chị Ninh Chữ tâm sự với em trước khi du học rất nhiều. Em biết anh đã làm cho mợ thay đổi phần nào nên mợ chấp nhận làm ngơ cho chị du học. Em muốn tìm gặp anh nhiều lắm nhưng lúc đó anh đã đi làm ở Rạch Giá. Em có nhắn với cậu khi nào anh về Sài Gòn cậu cho em biết. Có lẽ cậu quên". "Anh nghĩ không cần thiết, ăn thua ở Thanh Cầm và anh ấy. Tình yêu chân thật sẽ vượt qua được".

 Tôi ở lại nhà cậu mợ một đêm. Sáng hôm sau Thanh Cầm lại đưa tôi về nhà. Hai anh em cứ đi qua đi về trên đồi cát Lệ Sơn suốt mấy ngày về quê. Thanh Cầm thích thú vừa đi vừa lấy bàn chân tung cát lên cao "Không ngờ anh em mình lại có những thời gian nghỉ hè của những năm xưa". Rồi hỏi tôi "tại sao trời bắt mình làm người lớn chi cho mệt". Tôi thẳng thừng "Lớn để yêu. Tình yêu bao giờ cũng đẹp".

 Rồi tôi phải đi ra, Thanh Cầm đi vào. Tôi đưa Thanh Cầm ra sân bay. Thanh Cầm đặt sát miệng vào tai tôi: "Chúc anh một đêm tân hôn như ý". Tôi nhớ chúc xong mặt Thanh Cầm đỏ lên. Thanh Cầm người cuối cùng bước ra cửa để quay lại dặn dò tôi "Nhớ kể chuyện".

 

Chân Tính Hải

(Vòng Sân Cát)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 270)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 339)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 341)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 543)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 538)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 393)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 814)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 673)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 809)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 725)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,