Trong thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, ở miền Nam Việt Nam, số lượng tạp chí văn học chỉ đếm chưa đầy trên đầu ngón tay. Trong số các báo chuyên về văn học nghệ thuật ít ỏi ấy, có tạp chí Văn, Bách khoa, Văn học... là những tạp chí có giá trị văn học, đầy uy tín và thu hút đông đảo bạn đọc yêu văn chương. Không kể những tác giả đã thành danh, những cây bút trẻ, nếu được Văn, Văn học, Bách khoa... chọn đăng tác phẩm văn thơ, coi như là khởi đầu thành công trên con đường sáng tác.
Nhà thơ Nguyễn Đăng Trình
Vào năm 1969, Nguyễn Hữu Nhung - một học sinh ở Đức Phổ mới 15 tuổi còn đang học những năm đầu bậc trung học với bút danh Nguyễn Đăng Trình đã có tác phẩm thơ đầu tay được đăng trên tạp chí Văn - một tạp chí văn học nổi tiếng ở miền Nam. Bút danh Nguyễn Đăng Trình đã đứng cạnh các văn nghệ sĩ - những tên tuổi thành danh trên bầu trời thơ ca thời bấy giờ. Điều này chứng tỏ Nguyễn Đăng Trình là người có tài về thơ. Từ thời điểm ấy, cuộc đời Nguyễn Đăng Trình đã gắn bó với thơ ca và báo chí.
Đến những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Nguyễn Đăng Trình là một trong những cột trụ điều hành và thực hiện tạp chí Thời Văn, một tạp chí văn học có giá trị. Thời Văn quy tụ những cây bút trong toàn quốc, kể cả những tác giả đã thành danh của miền Nam trước năm 1975. Và là điểm đến của những người trẻ tuổi yêu văn chương. (Tạp chí Thời Văn xuất bản được một thời gian sau vì nhiều lý do phải đình bản. Thật đáng tiếc!).
Nguyễn Đăng Trình sáng tác thơ rất nhiều. Đến hôm nay, Nguyễn Đăng Trình đã hoàn thành 5 tập thơ. Gồm: Một thời di trú, Nằm vắt tay lên trán và thương, Hành hương về xứ nhớ, Khi chia xa, Thơ tình cho cổ tích. (Có lẽ số lượng thi phẩm của Nguyễn Đăng Trình còn nhiều hơn nữa).
Qua thơ chúng ta được biết Nguyễn Đăng Trình viết nhiều về thơ tình tuổi học trò. Những bài thơ tình tự sự của anh, người đọc thấy lại một thời chưa xa của đời mình. Một thời hoa mộng, khói vàng tay ngồi đốt tương tư thảo, dõi mắt trông vời áo tiểu thư. "Một thời ta thương mà em đâu có hay". Để khi xa người, nghe gió nhớ thổi lạnh buốt hiên đời:
"...
Ta giấu trong ngăn ví đã bao
ngày
Giờ đọc lại vẫn nguyên niềm da
diết
Một quãng đời mộng mị thuở đôi
mươi.
Tóc ai thơm lối về nghiêng mái
lá
Chiền tan trường kim diệp rắc
đầy vai
Áo trắng bay như bướm vờn cợt
gió
Ta theo sau sợ tan mất dấu hài.
Xong mùa thi xa nhà đi lưu lạc
Xa thầy cô xa bạn xa giảng
đường
Tạm biệt em ta bước vào canh
bạc
Quên bài thơ quên cả thoáng yêu
đương
Ngày ta về em đã là cô giáo
Là vợ người, là mẹ của hai con
Thân lành lặn mà vòm tim rớm
máu
Ta gượng vui nhưng chẳng lẽ
không buồn
Bài thơ cũ nhưng tình ta không
cũ
Bởi ngày xưa em chưa đọc một
lần
Ta không gửi nghĩa là ta muốn
gửi
Nụ tầm xuân tím mãi với thời
gian".
(Bài thơ: "Chưa trao ngày xa biệt")
Nguyễn Đăng Trình còn viết về quê nhà Quảng Ngãi, với nỗi nhớ da diết. Những người xa quê hương đều cảm thấy quặn lòng khi đọc những bài thơ của Nguyễn Đăng Trình viết về nỗi nhớ quê hương:
Lâu lắm tôi chưa về thăm Quảng
Ngãi
Tuổi đôi mươi thoáng cái vụt xa
xôi
Chuyện cơm áo tưởng chơi mà rắc
rối
Nhớ quê nhà da diết cũng đành
thôi
Vành mắt cha ngày hè hanh nắng
quái
Dải quê nghèo đồi trọc rẫy cằn
khô
Biển mùa giông bao mảnh đời
chìm nổi
Rừng xác xơ trầm quế nuối trăng
mơ
Cóng vàng môi tháng đông dầm
mưa bão
Lúa chớm thì con gái bạc đầu
xanh
Mẹ năm tháng cong oằn lưng tần
tảo
Lũ em thơ xông áo nhẻm bùn tanh
Ngôi trường cũ nghe đâu giờ đã
khác
Còn đó không hàng phượng với
cây bàng
Khoảng trời nào trong veo chiều
tan học
Vác con diều rong chạy khắp
thôn trang
Bé ngày xưa sớm xa thời áo
trắng
Vui hay buồn cái số lấy chồng
xa
Nhớ em quá những mùa trăng
Thiên Ấn
Xin giữ gìm tôi chút gió Sông
Trà".
(Quảng Ngãi)
Quảng Ngãi là quê hương nguồn cội, là chốn thương miền nhớ của Nguyễn Đăng Trình. Hình ảnh quê hương Quảng Ngãi bàng bạc đầy trong thơ anh. Tấm hồn của nhà thơ chúng ta luôn luôn "hành hương về phía nhớ", nơi có giòng sông Trà thân thương và mùa thu của một thời yêu thương.
"Với những đôi những lứa
yêu nhau
Sông Trà mùa thu êm mềm dải lụa
Hai trái tim thơ mỗi trái nhón
một đầu
Thanh thản trôi qua bốn mùa
trăng Thiên Ấn
Tình xuôi theo nhanh chậm vẫn
bền lâu
Với em dĩ nhiên cũng thế
Sông Trà mùa thu bổng trầm khúc
gió
Rủ rê em về biển bỏ rơi nguồn
Đâu thèm biết phía sau con đò
dọc
Có gã chài lọ mọ dưới trăng
suông
Riêng với gã
Sông Trà mùa thu bén ngót lưỡi
gươm
Xớt ngang lưng cuộc tình chưa
kịp lớn
Gã xửng vửng ôm vết thương mười
tám
Bỏ quê đi lâu lắm máu còn tươm
Và từ ấy
g sông Trà mùa thu khúc hư
khúc thực
Khúc rất nên thơ khúc rất nỗi
niềm
Giữa Sài Gòn khi ngồi tặc lưỡi
Có thể xa mà không thể
quên!"
(Sông Trà mùa thu tôi)
Xa. Nhớ. Trở về. Nhà thơ của chúng ta dự cảm ngày về miền nhớ với những hoài niệm lãng mạn. Nguyễn Đăng Trình đã viết những câu thơ mang nỗi niềm thổn thức trong tim:
"Mai sau ta về
Đào bới dấu chân nhau
Lẫn trong cát sân trường thời
mới lớn
Ngồi tưởng niệm tiếng đàn xưa
lãng mạn
Nghe gió chiều thổi rạt trắng
bờ lau".
(Khúc đau ngày về)
Đọc thơ Nguyễn Đăng Trình, chúng ta cảm nhận một điều rất rõ là anh sáng tác rất dễ dàng. Nguyễn Đăng Trình viết thơ như thở. Anh không làm dáng trong thơ, không triết lý bí hiểm. Những vần thơ anh viết ra như một lời tâm sự. Nguyễn Đăng Trình chinh phục người đọc bằng những câu thơ viết từ đáy lòng mình. Chính vì vậy , người đọc yêu thơ anh. Và, cảm nhận câu chuyện đời, chuyện tình một thời đáng yêu của mình trong thơ Nguyễn Đăng Trình.
Lê
Ngọc Trác