I.
Tôi yêu thích tất cả các ca khúc tiêu biểu trong “Đêm Tình Ca Thanh Trang”, nhưng nếu được hỏi thì tôi sẽ chỉ chọn có ba (Duyên Thề, Tình Khúc Mùa Đông và Sàigòn Nhớ, Sàigòn Thương).
1. Sàigòn Nhớ, Sàigòn Thương (1978) tính ở cung chủ C/Đô trưởng với câu nhạc buồn bã, u uẩn “Sài gòn với lòng tôi thiết tha bao kỷ niệm”: nét nhạc lên cao từ chữ “với” chuyển thoáng qua cung tương ứng Am/La thứ, lọt thỏm xuống chữ “kỷ niệm”/Dm trước khi trở về cung chủ, như một tiếng thở hắt ra, não nuột, tiếc nuối về một thuở Sài Gòn đẹp đẽ, lịch lãm chỉ mới đây thôi.
Ca sĩ Quang Tuấn đã thể hiện trọn vẹn ca khúc trên. Có lẽ anh là người gần gũi nhất với tác gỉa qua những trao đổi thường xuyên để thấu hiểu được tình ý của từng bản nhạc trước khi thực hiện nhiều CD về các ca khúc của NS Thanh Trang.
2. Tình Khúc Mùa Đông (1968) với giai điệu bồng bềnh, quyến rũ, sang cả, bên cạnh những Nhìn Những Mùa Thu Đi (TCS), Rồi Từ Giọng Hát Em (NTM), Tình Khúc Cho Em (LUP) Tình Tự Mùa Xuân (TCP), Rồi Mai Tôi Đưa Em (TS).
Nghệ sĩ Minh Phượng thể hiện ca khúc trên với phần đệm piano của chính mình. Có lẽ người ta nhớ nhiều nhất ở vóc dáng nhỏ nhắn xinh đẹp của cô, với giọng Huế ngọt ngào, dịu dàng đằm thắm, luôn e ấp, ngập ngừng thẹn thùng khi trao đổi với người nghe . Nhưng khi đã ngồi vào đàn rồi thì hình như cô lại tự tin đến độ quên tất cả mọi sự hiện diện của khán thính gỉa đang ngồi ở phía dưới. Với giọng nữ trầm thể hiện ca khúc TKMĐ một cách mê đắm nồng nàn thiết tha, còn đôi tay thì làm chủ được được mọi kỹ thuật, làm chủ được mọi âm thanh từ phím thấp nhất đến những phím cao nhất của cây đàn.
3. Duyên Thề: (1962)
a/ Giai điệu: thuộc về giòng nhạc tiền chiến như chính ông cũng đã từng thừa nhận “có lẽ mình là một trong số những người cuối cùng của giòng nhạc này”.
b/ Loại nhịp: câu nhạc ngắn hầu như chỉ duy nhất 4 chữ, nên chọn nhịp 3/4 là thích hợp hơn cả, nhưng sẽ còn có một khoảng cách khá xa với Ngày Đó Chúng Mình (PD), Giấc Mơ Hồi Hương (VT) cũng đều viết ở nhịp 3/4 trên.
c/ Ca từ: ông viết như chỉ thủ thỉ với chính mình nên lời ca cô đọng từng phần, có lẽ chỉ nghe ông giải thích thì may ra ta mới hiểu tường tận những gì ông muốn gửi gấm. Mà cần gì phải hiểu, cũng như những bài thơ phổ nhạc của DTL, ta cứ như mộng du, đắm chìm, mê mẩn với nó là đủ rồi?
d/ Hòa âm: với cấu trúc (AA’-B-AA’)
(A’) để buồn mai sau
(B) chỉ còn thương đau
(A’) người về không nguôi
Cả 3 câu nhạc cuối ở trên đều dùng bậc IV thứ/Abm/trong cung Mi giáng trưởng/Eb, gợi cho ta cái cảm giác buồn man mác, nhẹ nhàng, lâng lâng chứ không ủ rũ, sướt mướt, tuyệt vọng như một số ca khúc khác ở gần với thời điểm đó.
“Sang Mỹ, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ tại vũ trường Ritz của Ngọc Chánh năm 1993 (ngẫu nhiên thay, người hạng nhì là ca sĩ Quang Tuấn), “Duyên Thề” được hát bởi Anh Dũng hằng mỗi cuối tuần, trong suốt hơn hai năm trời tại vũ trường Ritz”. (Phan Lang)
II.
-MC Hoàng Trọng Thuỵ là một nhạc sĩ viết không nhiều, tôi có CD khoảng 10 bài của anh với kỹ thuật khai triển giai điệu và hòa âm chuyên nghiệp như một giòng nhạc của Mỹ. Tất cả đều xuất sắc nhưng hai bài nổi tiếng nhất ở hải ngoại và cũng được khá phổ biến trong nước là “Tôi Với Người Đã Quên” và “Đoản Khúc Cuối Cho Em”.
-MC Nhã Lan, trước đây cô đã từng phụ trách chương trình“Âm Nhạc Trong Đời Sống” với GS Lê Văn Khoa trên đài Little Saigon Radio, và lâu nay là “Tản Mạn Văn Học” với nhà văn, nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh trên Hồn Việt TV.
Cả hai đều tự tin, dẫn chuyện một cách dí dỏm, thoải mái với công việc MC của mình.
-Một chương trình chủ đề chỉ giới thiệu sáng tác của một tác gỉa duy nhất, có lẽ mọi khán gỉa đều trông chờ để nghe những giai thoại chung quanh về việc thai nghén cũng như quá trình xây dựng hình thành của một tác phẩm, nhiều hơn là một chương trình văn nghệ thông thường.
Đề nghị thời gian cho một ca khúc, cộng với lời giới thiệu cân nhắc tỉ mỉ kéo dài chừng khoảng10 phút mới là