Tôi có một niềm
tin
Chắc chắn như đinh
đóng cột
Ngày mai anh nhắm
mắt
Đi sau linh cữu anh
Ngoài bạn hữu gia
đình
Có cả con sông
Đuống!...
(Phùng Quán)
Đinh Cường-Hoàng Cầm (studio dinhcuong-Tân Định–Sài Gòn 1988)
Thật vậy anh Phùng
Quán, anh cũng đã ra đi
ngậm ngùi. trước
Hoàng Cầm 15 năm. [1]
nhớ những ngày Trăng
Hoàng Cung ở Huế …
nhớ chiếc áo đầy
chữ ký bạn bè anh luôn khoác ngoài
Tôi nhớ Hoàng Cầm.
nhìn anh về ngồi bên sông Đuống [2]
như mơ hồ nhớ những
hình ảnh cũ xa xưa. mơ hồ
một đêm nào trên
Việt Bắc, nghe tin cảnh tượng
Lạc Thổ làng anh bị
quân Pháp chiếm. nơi đó còn
bố mẹ già, vợ và 3
người con. có kịp tới nơi an toàn ...
Đột nhiên, như từ
thôn xóm nào xa, vang vọng ngay
bên tai tôi một giọng
như hát, như than thở, như ru em,
một giọng nữ trong
trẻo, nghe rõ mồn một, nhưng nghe
như lúc tôi còn thơ
dại:
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông
Đuống
Ngày xưa...cát trắng
phẳng lì
Trên cái bàn gỗ ọp ẹp kê sát giường ngủ, đã sẵn cái bút chì và mấy tờ giấy học sinh, đúng lúc nghe những lời vang vọng từ đâu ấy tôi vội vàng ghi nhanh, rất nhanh, sợ nó tan biến mất. Ghi được ba dòng ấy thì hệt như người đào đất thăm dò mạch nước ngầm, chợt có đôi ba tia nước trong vắt phun lên, thế là tôi viết tiếp ngay những lời đang tuôn ra, bật ra dưới ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu sở …
Nguyên Hồng cùng đi chiến dịch Việt Bắc, ở cùng phòng, người bạn đầu tiên, một sáng tháng 4-1948 đã được tôi đọc cho nghe và Nguyên Hồng cảm động khóc. nói chép làm 3 bản để đưa chú giao liên chuyển đi đăng các báo ...
Vào khoảng 6-1948, có một điều làm tôi ngạc nhiên là một tờ báo mà anh Nguyên Hồng không gửi bài thơ thì lại đăng trọn bài thơ “Bên kia sông Đuống”. đó là báo Cứu Quốc do hai anh Như Phong và Tô Hoài đảm nhiệm từ khi “dọn nhà “ ở Hà Nội lên rừng sâu Việt Bắc. báo khổ nhỏ, in trên giấy bản loại xoàng, chỗ dày chỗ mỏng, chữ in cũng đôi lúc lờ mờ khó đọc. Nâng trang báo trên tay, tôi rưng rưng nước mắt ...[3]
Nhớ năm 1988 anh vào Sài Gòn, ghé thăm chúng tôi nhiều lần, khi bên nhà Trịnh Công Sơn. khi nơi studio nhỏ bé của tôi ở Tân Định. Nhớ vóc dáng anh gầy cao, đầu đội chiếc mũ trắng đã cũ, mái tóc bạc rẽ giữa, dáng ngồi lưng hơi khòm. Khuôn mặt và đôi mắt luôn như mơ màng về một nơi chốn nào u hoài, xa xăm... Tôi quý mến anh như một thi sĩ đúng nghĩa nhất, môt tác giả có nhiều bài thơ như thần linh, như làm mới lại cái thế giới của quan họ nơi quê anh, mà mẹ anh là người đẹp mặc chiếc váy lụa kiểu Đình Bảng đúng mốt nhất, khi chưa đi lấy chồng, là cha anh sau này, là người thiếu nữ hát quan họ nổi tiếng khắp vùng Tiên Du, Thuận Thành (hai huyện ở tả ngạn và hữu ngạn sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh)

Hoàng Cầm bên sông Đuống - 1996
...Ở trong tôi thì luôn luôn cái tâm thức làm việc nhiều hơn trí thức, nhất là với toàn tập Về Kinh Bắc, tôi đã huy động tất cả lực của mình: cả thể lực, trí lực, tâm lực và đương nhiên ở tôi, thần lực thường tự dộng làm bật rất nhiều những lời thơ, lắm khi tưởng như vô nghĩa, mà ngay chính bản thân tôi cũng không hiểu những từ ngữ mình viết ra mang ý nghĩa cụ thể gì. Ai hỏi tôi Lá Diêu Bông, Cỏ Bồng-thi là là gì, cỏ gì, ở đâu? Tôi chịu không giải thích được…[4]
Lá Diêu Bông như một điệu nhạc êm đềm, nhiểu khi tôi nghĩ thêm, như một điệu Blues Jazz mà người ca sĩ có thể hát thêm vào khi hứng thú một đoạn như vô nghĩa nhưng lại rất tuyệt vời…
Thì ra, Hoàng Cầm vẫn là một nghệ sĩ đích thực trong tôi. Lần cuối tôi đến thăm anh ở ngõ 43 Lý Quốc Sư – Hà Nội, năm 1999 cùng với Nguyễn Huy Thiệp. Anh đã để sẵn cánh cửa không khép để lên căn gác rất hẹp ở tầng trên...Chúng tôi cùng ngồi bên anh trên chiếc chiếu trải giữa sàn...anh đang nằm hút thuốc phiện (thời kỳ cuối đời, anh được phép hút . Ôi lại cái hương thơm ảo mộng ấy... một buổi xế trưa Hà-Nội oi bức. anh mặc chiếc áo thun lá...vẫn khuôn mặt trầm tư, u hoài, luôn thương quý bạn.
Trưa nay nằm nhớ anh, anh như con sông Đuống chảy mải miết trong lòng người...
Virginia, April 3 , 2015
Đinh Cường
__________
[1] Phùng Quán , tên
thật sinh năm 1932 tại Huế - mất năm 1995 tại Hà Nội, thọ 64
tuổi
[2] Hoàng Cầm, tên
thật Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922 tại Bắc Giang, mất
năm 2010 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi
[3] và [4] Hoàng Cầm
văn xuôi nhà xuất bản Văn Học 1999
(Sông Đuống bắt
nguồn từ đâu, trang 170, trang 194)
- Sông Đuống, một
nhánh của Sông Hồng chảy ngang qua huyện Gia Lâm, tỉnh
Bắc Ninh.