“Con đường tự trôi” – thi phẩm Nguyễn Đăng Khoa – như mũi xung kích thơ trẻ hôm nay.

14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7546)
“Con đường tự trôi” – thi phẩm Nguyễn Đăng Khoa – như mũi xung kích thơ trẻ hôm nay.

 

dutule.com (ngày 13 tháng 5-2015): Cuối cùng, thi phẩm đầu tay của Nguyễn Đăng Khoa – như một mũi xung kích thơ trẻ hôm nay, đã hoàn tất phần vận hành bắt buộc của định mệnh chính nó.

00001_bia_con_duong_tu_troi-content

“Con đường tự trôi” – thi phẩm Nguyễn Đăng Khoa được trao tặng giải nhì đồng hạng (không có giải nhất) của cuộc thi “Tác phẩm đầu tay, 2014” năm thứ nhất, do tổ chức bất vụ lợi Du Tử Lê Foundation tổ chức, đã được nhà XB Văn Học ấn hành hồi tháng 3-2015 vừa qua.

Thay mặt Ban giám khảo, tôi đã nhận định về cõi giới thơ Nguyễn Đăng Khoa, như sau:

“Cách đây ít năm, khi được tiếp cận lần đầu với tiếng thơ Nguyễn Đăng Khoa, tôi đã có cảm nhận đó là cánh én báo hiệu mùa xuân mới, của cõi-giới thi ca Việt.

Từ một lục bát vẫn tự nguồn ca dao, nhưng lại là một lục bát khác. Một lục bát ngồn ngộn tính siêu thực mà, vẫn gần gũi với nhân gian, đời thường:

“Thượng đế ban một đôi tay
Hôm xưa anh sưởi vai gầy mùa đông
Rồi Ngài gửi đến cơn giông
Đưa đôi ta đến nơi không có mình
Hàng triệu mảnh vỡ lặng thinh
Mai sau ai chắp nối hình bóng ai?

(“Mai sau”)


Hoặc:

Ngày nợ đêm một câu chào
Ta nợ nhau một phần nào đắm say
Hơi ấm mắc nợ bàn tay
Bờ vai nợ một nét gầy khôi nguyên.

(“Nợ”)

Tới năm chữ, một thể thơ vốn khe khắt đòi hỏi chắt, lọc chữ nghĩa tới mức tối đa:

Gió mặc áo mùa đông
Làn da mịn hơi ấm
Nắng gõ nhịp ban mai
Người dài tay phơi mộng
Mặt lá reo hờ hững
Hàng cây đợi quyên sinh
Những qủa tim khô hạn
Không mang nổi máu mình”

(“Đông”)


(Thì), Nguyễn Đăng Khoa, cũng đã mang lại cho thể thơ này, một trái tim, một hơi thở khác. Nó cho thấy Nguyễn sớm đoạn tuyệt được, với năm chữ của của Lưu Trọng Lư, như:

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?”

(Trích “Tiếng thu”)


 Hoặc gần hơn:

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly”

(Cung Trầm Tưởng, trích “Chưa bao giờ buồn thế”)

Đó là những năm chữ xây dựng trên hình ảnh ngoại giới cụ thể, để tác giả gửi gấm tâm sự. Trong khi năm chữ của Nguyễn Đăng Khoa đã vượt khỏi giới hạn hữu hình; để tới được những chân trời hư huyễn.

Ở cõi hư huyễn này, thơ của Nguyễn đã xóa nhòa được khoảng cách giữa chủ thể và khách thể. Nó trở về nhất nguyên. Là Thơ. Để thơ tự gánh vác sự sống hay lẽ chết của nó.

Gần đây, tôi lại thấy, biên độ siêu thực, một nét đặc thù trong cõi giới thi ca Nguyễn, ngày thêm mở rộng.

Như với thơ tám chữ, một thể thơ đã được khai thác rất nhiều từ gần một thế kỷ qua, cũng được Nguyễn trao tặng chúng một bình thịt, xương riêng:

Có khi buồn về tựa vào hoa cúc
Hỏi nhau mùi hương cũ chiếc hôn đầu
Có khi buồn nằm xuống lòng biển cả
Đợi trùng dương dội ký ức vào nhau…”

(Trích “Có khi buồn tay chỉ muốn bàn tay”)

Ngay với thơ tự do, Nguyễn cũng cho thấy tài hoa của mình khi viết:

Những giọt nước tọa thiền
Đợi khắc hóa mây bay
Mưa ra đi
Cuống quít đánh rơi hơi lạnh trên vai người hành khất
Một vài thị dân soi mình trong những mảnh vụn trên đường
Tìm vuông tròn đã mất
Từ bãi tha ma
Gã mèo hoang
Mang về trên áo
Những thi hài còn ấm của cơn mưa…

(Trích “Phố mưa”)


Trong những đoạn thơ trích dẫn trên của Nguyễn, tác giả luôn có những từ ngữ, như những hòn than cháy bỏng cảm-thức tôi.

Vì thế, qua thi phẩm “Con đường tự trôi” hôm nay của Nguyễn, thì thơ của Nguyễn Đăng Khoa, với tôi, không còn là cánh én báo hiệu mùa xuân. Mà mùa xuân thi ca của chúng ta, đã thực sự hiện diện.

Một hiện diện lộng lẫy của những dòng thơ siêu thực, ở tất cả mọi thể loại.

Tôi muốn nói, tài hoa của người làm thơ trẻ này, luôn cho tôi những giây phút hạnh phúc, mỗi khi được đọc thơ Nguyễn.

Từ đó, tôi đã hưởng nhận được từ “Con đường tự trôi” của Nguyễn Đăng Khoa, là cả một lẵng hoa tỏa hương tài năng và, trí tuệ.

Lẵng hoa thi ca này, rồi đây, theo tôi, tự thân sẽ có được cho nó, một chỗ đứng đáng kể trong dòng chảy thi ca Việt Nam, những năm đầu thập niên 2010s.”

.

Hôm nay, đọc lại thơ Nguyễn, tôi lại thấy cần nói thêm rằng:

 “Con đường tự trôi” – thi phẩm Nguyễn Đăng Khoa – như mũi xung kích thơ trẻ hôm nay, mà chữ, nghĩa của chúng ta có được. 

.

Cần liên lạc với tác giả, xin qua địa chỉ: khoabankies@yahoo.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Hai 20244:59 CH(Xem: 5563)
Bãi sậy nằm bên chân một chiếc cầu đang xây cất ở một tỉnh lẻ.
27 Tháng Mười Một 20248:03 SA(Xem: 571)
PHIẾN HẠ là tập thơ thứ ba của Trần Hạ Vi. Tác giả Trần Hạ Vi tên thật là Nguyễn Yến Ngọc, sinh và lớn lên ở An Giang, Việt Nam.
20 Tháng Chín 20245:05 CH(Xem: 932)
Với “Cùng Nhau Đất Trời”, tôi nghĩ Khánh Trường cố làm mới tiểu thuyết của anh.
19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 794)
liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả: trinhythu@gmail.com
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 804)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 1391)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 880)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 1768)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 2555)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 2942)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 30747)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 12538)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20353)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9646)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 22985)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15697)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 5949)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2862)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3194)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2935)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 20496)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9452)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10778)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9616)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13116)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32567)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21947)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27332)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24709)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23562)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21692)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19391)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20714)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18159)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17113)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26737)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33979)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36030)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,