Với 36 tản văn chọn lọc, nhà báo và cũng là nhà văn Ngô Kinh Luân đã quyến rũ người đọc từ những dòng chữ thứ nhất đến dòng chữ cuối cùng của tác phẩm “Đi ở nhớ về” của mình.
Nếu con mắt nhà báo mang lại cho cõi văn xuôi của Ngô Kinh Luân, những mảng tối khuất lấp đời thường thì, xu hướng nhà văn của Ngô Kinh Luân lại đem đến cho “Đi ở nhớ về” của ông những rung động, cảm nhận giầu có hình ảnh, cùng thi-tính.
Trước khi bước vào mỗi tản văn, tác giả đều có một trích đoạn, giống như dẫn nhập hay, giới thiệu nội dung từng sáng tác.
Thí dụ, ở tản mạn đâu tiên, tựa đề “Boléro...xa vắng,” có một trích đoạn ngắn, như sau:
“Sài Gòn tháng Ba xiên vào tôi những tia nắng chiều thẳng đứng. Soạn một tin nhắn gửi cho số điện thoại vừa tìm lại được sau hơn 11 năm, hồi hộp và chờ đợi.Trẻ trai được nắm bàn tay con gái lần đầu, hồi hộp thế nào thì tôi cũng băn khoăn thế ấy. Nhận được tin nhắn trả lời vỏn vẹn chỉ có 4 chữ ‘Em đã có chồng’. Có vậy thôi, mà thảng thốt cho tay vào túi quần, ngẩn ngơ nhìn phố xá lạ quen, lẩm bẩm ‘Người ơi! Khi cố quên là khi càng nhớ thêm...” (“Đi ở nhớ về”, tr. 5)
Hoặc:
“Không thể nhét gió vào trong túi áo, nên tôi thản nhiên ngồi nghe tiếng xuồng kêu buồn buồn, nhịp âm thanh đều đặn, nước sông đùng đục bắn tung tóe lên người... Miền Tây, chậm chạp và buồn bã, kể cả những con người có nụ cười phóng khoáng như mùa đốt khói đồng.” (Từ “Nhữngcâu chuyện miền Tây, tr. 91).
Tôi
nghĩ, chỉ với 36 trích đoạn, từ 36 tản văn không thôi,
cũng đã đủ để chúng ta tìm đọc “Đi
ở nhớ về” của
Ngô Kinh Luân rồi.