Nguyễn
Lương Nhựt một gã Điên luôn khắc khoải với đời.
Tâm thần phân liệt thường đánh phá tan tành ý chí sáng
tạo của một người bệnh nhưng ở anh thì hoàn toàn
khác hẳn. Từ ngày gặp tôi, phép lạ đã xuất hiện:
anh chấp nhận căn bệnh, chấp nhận uống thuốc mỗi
ngày và hơn ¼ thế kỷ trôi qua số lượng thuốc an thần
kinh đưa vào cơ thể anh là hàng chục kí lô . Thế mà
anh vẫn còn làm thơ ! 100 bài thơ Điên thật bất ngờ
đến lạ, lý thú, thâm trầm, thi vị. Chỉ cần đọc tên
các loại Điên trong từng đề thơ cũng đủ làm ta muốn
khám phá ý thơ.
Điên cố gắng/ Điên sửng sốt/ Điên thư giãn/ Điên mới hiểu/ Điên vô cùng/ Siêu Điên/ Điên tiện tặn/ Điên vui vẻ/ Điên thù hận/ Điên quỷ quái/ Điên tê tái...
Ý thơ, chẳng biết từ đâu mà lại có những nét tương đồng với tâm thần học thật vui, thật ngộ nghĩnh. Tương đồng chứ không đồng nhất bởi lẽ tâm thần học là một khoa học còn thi ca là rung cảm của tâm hồn mà ở một thời điểm nào đó thi nhân bỗng cất lên tiếng hát.
Như những cơn sóng lớn dễ nhận thấy trên mặt biển khơi, cũng vậy điều dễ phát hiện nhất là những bài thơ viết về cơn hưng cảm và hoang tưởng tự cao.
Điên
trí tưởng mải mê nghiên cứu
Đầu
căng ra hết nổi hóa Điên
Lên cươn Điên hóa thánh hiền
Hóa thành Bác học,
Thần, Tiên, Phật, Trời.
Điên trí tưởng Điên ngộ nghĩnh luôn cho mình sáng suốt. Nói lung tung lập luận buộc người nghe Dần tỉnh lại thấy mình như con chuột Nhốt phòng riêng, khóc lóc mãi xin về.
Điên ngộ nghĩnh
Đối lập với hưng cảm là những rối loạn liên quan đến trầm cảm-nỗi buồn đã trở thành bệnh lý – buồn nhưng bực tức muốn hét la mà thuật ngữ tâm thần học gọi là trầm cảm kích thích còn Nhựt thì dùng một đề thơ ngộ nghĩnh: Điên thư giãn
Điên
thư giãn tâm tư bằng hành độn
Hét, la, cười, chửi đổng,
khóc bù lu
Ai nào hiểu Điên
kêu đòi sự sống
Chất
chứa u buồn, chất chứa tâm tư.
Bệnh quá lâu có khi ôm trọn một đời nên lúc bệnh và lúc ra khỏi cơn bệnh xuất hiện trạng thái đối lập một cách nghịch thường:
Phòng
trống mình tôi đối với tôi
Đối lòng-đối
cảnh-đối đơn côi
Khi Điên càng thấy
ham thèm sống
Khi tỉnh nhìn xem
chán mớ đời.
Khi
Điên khi tỉnh
Còn đây là ý tưởng và hành vi tự sát được phát hiện và xử lý kịp thời:
Điên
tê tái thần hồn run rẩy chết
Thuốc tiêm vào
ngất ngưởng ngất ngây say
Thân khô khốc tạ
tàn bôi bê bết
Ngút linh hồn muốn
trút để tan thây.
Điên
tê tái
Có một thứ bản năng khủng khiếp nhất của đời sống con người mà Freud gọi là “Bản năng chết”. Nghĩ rằng chết là hết, lối tư duy đó có thể rất sai lầm, một sai lầm lớn lao của nhân loại, đã dẫn con người đến một hành động vô cùng tội nghiệp, hết sức đau lòng:
Người
tự sát bởi vì Điên tuyệt vọng
Kết liễu đời tắt chớp
bóng phù du
Thế là hết !
Nhưng thơ còn vang vọng
Đến tận cùng
thi thể thấu thiên thu.
Điên tuyệt vọng
Nhưng Trịnh Công Sơn thì nhắn nhủ với đời rằng :
“… Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng…”
Thật là một lời nhắn nhủ chí tình, chí nghĩa.
Chết không phải là hết! Chết đau thương dẫn đến những đời sống tái sinh đầy đau khổ. Đó là một triết lý rất quan trọng trong nhiều nền triết lý phương đông. Nếu ai thấu triệt điều này thì sẽ biết trân quý từng phút giây của sự sống, sẽ biết vươn lên trong bất cứ nghịch cảnh nào. Thân bệnh tâm an là một lời khuyên hữu ích nhưng thực hiện không dễ. Nó cần sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều khoa học trong đó có y học, tâm lý học, triết học, âm nhạc, hội họa và các tôn giáo chân chính… mới hy vọng có được một cái nhìn đúng đắn về sự sống.
Trong những thập kỷ gần đây tâm thần con người trở nên rối loạn một cách khủng khiếp khi phối hợp bản năng chết với bản năng hung hãn có khuynh hướng tàn phá đương sự và thế giới xung quanh đã trở thành một thứ chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu : đó là chủ nghĩa khủng bố. Giả sử khủng bố rơi vào một kho vũ khí hạt nhân thì trong phút chốc thế giới có thể trở thành tro bụi.
Chết không phải là hết ! Cũng như năng lượng không mất đi mà chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Sinh – Thành – Hoại – Diệt là một chu kỳ vĩnh cửu của sự sống.
Sinh: là các hiện tượng sinh, diệt : là các hiện tượng diệt chứ bản chất của vũ trụ là vô sinh bất diệt.
Những ai đã đi đến đích rồi thì nở một nụ cười hàm tiếu và hát lên bài ca hay nhất của loài người : Bài Bát nhã tâm kinh.
Muốn cứu nhân loại con người phải đi trên con đường năm giới mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy cách đây hơn 2500 năm : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Ở giới thứ nhất con người chấm dứt sự giết hại trong đó có tự giết mình .
Trong tâm thần phân liệt có một hệ thống triệu chứng âm tính rất nổi tiếng trước đây và, hiện nay thỉnh thoảng còn dùng gọi là thiếu hòa hợp và tự kỷ nghĩa là người bệnh quay vào một thế giới bí ẩn của riêng mình, tại đó bệnh nhân có lúc nói lẩm bẩm một mình, rồi cười, rồi đi đi lại lại, quơ tay múa chân :
Điên
lầm thầm nói chuyện gì không biết
Vung tay múa chân
phân biệt ngôn từ
Đau thương quá
đành dở câm dở điếc
Điếc còn nghe,
câm còn nói ư...ư...
Điên lầm thầm
Đến giai đoạn cuối cùng sau nhiều năm bị bệnh, bệnh nhân rơi vào tình trạng tâm thần sa sút, đây là một giai đoạn di chứng dai dẳng :
Ta nằm viện lâu ngày thành quen mặt
Những người Điên
trăm loại đủ phân kỳ
Đau tê tái thịt
xương sần như đất
Điên vô cùng khờ
khạo rất lâm ly.
Điên
vô cùng
Điên xơi tuốt thuốc tàn và thuốc ngủ
Rít một hơi, uống
một lúc mười viên
Đói thiếu ăn thèm
lạt túi không tiền
Nên lê lết thân
tàn xin đủ thứ.
Điên xơi tuốt
Trong quá trình nằm viện người bệnh hút thuốc như là một liệu pháp tự điều trị:
Điên tiện tặn lượm tàn se quấn hút
Nhìn thấy đời
nghi ngút khói phù vân
Trong tâm hồn bỗng
chốc nhẹ lâng lâng
Quên đau đớn trần
gian xa mất hút.
Điên
tiện tặn
Đổi thuốc hút
lấy cơm hay bánh kẹo
Đổi công đi múc
nước khéo xin tiềnĐi
ên quỷ quái lại
liên miên tru tréo
Kích động hoài
nên bị nhốt phòng riêng.
Điên
quỷ quái
Ngày trước khi các khoa chưa khép kín bệnh nhân rất hay bám theo người lạ để xin tiền rất lỳ đến nỗi Nhựt phải lên tiếng :
Đón người thân của bạn
Điên dắt dẫn
Gợi chuyện trò vớ vẩn để
làm quen
Quanh bàn thăm nuôi xin ăn luẩn
quẩn
Trách làm chi Điên ma mị thấp
hèn.
Điên
ma mị
Bệnh ổn định hình ảnh lại rất dễ thương :
Điên kết bạn với nhau bằng
điếu thuốc
Giúp đỡ nhau ca nước lạnh
phòng riêng
Quà qua lại với nhau không ép
buộc
Có càng vui không có cũng
không phiền.
Điên kết bạn
Trong tâm thần học có nhiều trạng thái sững sờ rất nặng:
Điên sửng sốt đâu biết
trời biết đất
Trơ xác thân phiêu hốt giữa
vô cùng
Ngơ ngác ngó lưng tròng khô
nước mắt
Người đứng trông thấy vậy
cũng rưng rưng.
Điên sửng sốt
Và đây có phải là hoang tưởng tự buộc tội ?
Tôi thấy rõ những người
Điên thống khổ
Không Điên tàn, không lộ
liễu mình Điên
Nhưng họ sống triền miên
trong đau khổ
Bị dày vò vì tội ác oan
khiên.
Điên thống khổ
Rối loạn lý thú nhất là đi lang thang . « Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường ». Cái thú lang thang của người nghệ sĩ, cơn đi lang thang của người bệnh tâm thần, đời sống lang thang của thổ dân du mục có điều gì đó như muốn quay về cái thuở ban sơ hoang dã :
Điên
lang thang, làng thang, lảng thảng
Chán
chường cho tình bạn nghĩa đời
Đời
lu bu, tình lơi bơi
Quê
nhà đâu đó, phương trời đâu đây.
Điên lang thang
Điên
lầm lũi lui hui cùng cát bụi
Quơ
quàng đâu vỏ chuối dúi vào mồm
Quơ
quàng đâu chút xương cá hạt cơm
Đời
tận mạt. Ôi! Người Điên lầm lũi.
Điên lầm lũi
Điên
lê lết khắp đầu đường xó chợ
Mặc
người đời ngờ ngợ ngó xa trông
Bươi
rác rưởi sống lầm than tạm bợ
Bụi
bẩn cùng ai với mớ vi trùng.
Điên lê lết
Quậy phá có lẽ là ngôn từ được sử dụng nhiều nhất, quậy phá cũng là nguyên nhân chính đưa bệnh nhân vào viện :
Điên
quậy phá lộn tùm lum tá lả
Cần
đách gì phải trái khỏi phân bua
Đời
nát bét quậy tan tành mới đã
Sặc
sụa cười - mặn ngọt đắng cay chua.
Điên quậy phá
Trong quậy phá, ở mức độ nặng thuật ngữ tâm thần học gọi là kích động. Đây là một cấp cứu tâm thần :
Bị
sang chấn tâm hồn Điên kích động
Chửi,
rủa, hét, la...lồng lộng quậy càng
Hồi
ngồi buồn thiu, hồi Điên khóc rống
Nửa
đêm một mình cất tiếng la khan.
Điên kích động
Điên
quằn quại trong phòng con tím rịm
Máu
khô dần, thuốc ngấm nóng thiêu ganĐ
ầu
lửa bốc, tấm thân tàn ngất lịm
Ai
có nghe từng tiếng thét kêu van.
Điên quằn quại
Những tiếng thét, tiếng la ... trong bệnh viện tâm thần quả thật là đặc thù mà không bệnh viện nào có được, nhất là vào lúc đêm khuya thanh vắng, ở đó có cái gì thật khó tả về những nỗi khổ đau Điên dại của kiếp người.
Tái phát, vào viện, trốn viện, đòi về Nguyễn Lương Nhựt đều có thơ :
Điên
chừng chừng mỗi lần tái phát
Hồn
tưng tưng mà xác ngây ngây
Thế
là Điên ! Quậy quầy quây
Chẳng
cần thương hại, đọa đày đớn đau.
Điên chừng chừng
Quá đói khổ đau thương Điên cùng quẩn
Rách tả tơi , dơ dáy... thấy mà thương
Nơi trú ngụ là hang cùng ngõ hẻm
Bớt khổ là khi đưa đến nhà thương.
Điên cùng quẩn
Điên lần mò tìm đường trốn viện
Như thây ma xuất hiện về nhà
Đói ăn, khát uống, khóc la
Trói gô tống cổ vào nhà thương Điên.
Điên lần mò
Điên đòi về bèn kính thưa lễ phép
Bác sĩ cười, tiếp chuyện nhẹ nhàng khuyên :
« Còn linh tinh bệnh tình đâu đã hết
Về làm chi ! Ổn định đã, chưa yên ».
Điên đòi về
Tái phát, vào viện là những điệp khúc dai dẳng. Nếu làm một thống kê tổng số lần vào viện trong cuộc đời của một người bệnh tâm thần phân liệt cũng đủ có giá trị lớn lao về mặt xã hội học.
Vào viện với đủ kiểu : Xe bò, xe thồ, xe công nông, xe cần cẩu, xe tải, xe xích lô, xe lam... Cột, trói, xích, khiêng đa dạng phong phú vô cùng.
Viết về tình dục và rối loạn bản năng tình dục bài Điên thanh xuân rất quái chiêu. Nằm viện lâu, học lóm nhiều nên có lẽ anh mượn tên tâm thần phân liệt thể thanh xuân để đặt tên bài này. Từ thanh xuân nghe rất hay nhưng bệnh nhân tâm thần phân liệt thể thanh xuân thì chẳng thanh xuân tí nào. Họ bặm môi, trợn mắt, giậm chân, phun nước bọt, chửi thề... rất rồ dại :
Điên thanh xuân cởi quần cởi áo
Không biết vì phải máu ba lăm
Đàn ông ưa phụ nữ cầm
Đàn bà lại thích đàn ông rờ rà.
Điên thanh xuân
Ở bệnh viện Tâm thần có rất nhiều rối loạn hành vi tác phong, Nguyễn Lương Nhựt đã từng chứng kiến cảnh ăn phân và bệnh nhân bảo nó cũng ngon như ăn kẹo kéo:
Điên có thể cần ăn luôn cả cứt
Vì ngán đời quên những kẻ vô ơn
Điên có thể cần uống luôn cả đái
Vì mượn hơi khai khái đỡ cơn buồn.
Điên có thể
Giải tỏa bức xúc bằng bất cứ giá nào, có lẽ đó là lý do quan trọng nhất nên người bệnh có rất nhiều rối loạn khác nhau trong đó có tiêu hóa lại chất thải của mình!
Còn hơn nữa, trong biết bao nhiêu người bệnh tâm thần, họ đã sống một cách hùng hồn, gay cấn, chiến đấu mãnh liệt và dữ dội bởi những tác động ngoài ý muốn. Tâm thức của họ mạnh đến nổi trong những phút cận kề cái chết họ còn thương lấy người thân của mình. Nguyễn Lương Nhựt đã từng thấy bạn Điên trước lúc chết cứng đờ ra vậy mà nhìn thấy mẹ nước mắt bệnh nhân ứa chảy rồi trút hơi thở cuối cùng.
Trời ơi ! Điên đảo bao lần
Mới hay thương xót song thân rất là
Đất ơi ! Điên đảo bao la
Cha xanh, trời biếc, mẹ già, đất nâu.
Điên đảo
Sau những ngày nằm viện kéo dài không gì vui hơn là lúc ra viện. Đó là giây phút huy hoàng. Nhưng không phải ai cũng muốn ra viện, tuyệt đại đa số muốn ra nhưng một tỷ lệ nhỏ muốn ở vĩnh viễn tại bệnh viện vì những hoàn cảnh khác nhau, không bị ai hất hủi, lại có cơm ăn, áo mặc, chỗ nằm, thuốc uống...
Ra viện nếu không chịu uống thuốc đều đặn liên tục, không chịu uống thuốc như ăn cơm bữa, thì khả năng tái phát rất cao và bệnh nhân lại vào viện. Chỉ cần làm nghiên cứu thống kê như đã nói trên đây về số lần vào viện, về số ngày điều trị của bệnh nhân tâm thần phân liệt thì thế giới người tỉnh cũng đủ tóa đom đóm về sức tàn phá khủng khiếp của căn bệnh này : đối với người bệnh, đối với gia đình của họ và đối với xã hội. Hiếm hơn có trường hợp vừa dắt ra khỏi cổng thì bệnh bộc phát đột ngột phải đưa vô lại và giây phút huy hoàng chợp tắt :
Điên vui vẻ người thân xin xuất viện
Điều không quên là tạm biệt bạn Điên
Vài điếu thuốc để tỏ lòng lưu luyến
Rồi ra về phấn khởi bước ngang nhiên.
Điên vui vẻ
Cho đến bây giờ nền y học hiện đại vẫn chưa biết bệnh tâm thần phân liệt do nguyên nhân gì. Nó vẫn bí ẩn và là lời thách đố lớn nhất đối với các nhà tâm thần học trên toàn thế giới. Tuy nhiên sự ra đời của các thuốc an thần kinh đã đem lại niềm hy vọng lớn lao cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt. Trong quá trình điều trị bệnh nhân thường bị nhiều tác dụng phụ khó chịu trong đó “ác liệt” nhất phải kể đến loạn trương lực cấp mà Nguyễn Lương Nhựt đã mô tả qua bài Điên cố gắng :
Điên cố gắng nghiến răng mà chịu đựng
Cơn tâm thần phân liệt cứng tê xương
Càng vùng vẫy càng đớn đau nhảy dựng
Mà thâm tâm còn khối những niềm thương.
Nguyễn Lương Nhựt rất dễ bị loạn trương lực cấp với Haloperidol và cả với Aminazin nữa . Anh thích hợp với Tisercin, có thể xem như thần dược của đời anh. Tôi đã từng chứng kiến Nhựt vẹo cổ, ưỡn người, trợn mắt, khó thở, khó nói, hốt hoảng, vã mồ hôi trông rất dữ dội. Vậy cơn tâm thần phân liệt cứng tê xương chắc là anh mô tả tình trạng này chứ trong tâm thần học không hề có cơn tâm thần phân liệt cứng tê xương. Đúng là thi sĩ có khác.
Để xác minh chính xác cơn này tôi đã liên lạc qua điện thoại với anh và anh bảo chính là tình trạng đó mà anh không hề biết là do cái gì gây ra mà khủng khiếp như vậy.
Từ năm 1978 Nguyễn Lương Nhựt phát bệnh, anh điều trị tại bệnh viện Tâm thần Biên Hòa hai năm rưỡi, khoa tâm thần bệnh viện Nguyễn Trãi quận 5 Sài Gòn nửa năm. Anh điều trị tại bệnh viện tâm thần Hòa Khánh Đà Nẵng 20 lần với hơn 3 năm nằm viện*.
Nhà thương Hòa Khánh tôi Điên
Nhưng luôn luôn nhớ Mẹ hiền : Nhà thương
Bát cơm, viên thuốc, chiếu, giường...
Cho tôi an giấc vô thường bao năm
Nhà thương Nguyễn Trãi quận 5
Khoa tâm thần- chỗ tôi nằm nghỉ ngơi
Khắc sâu kỷ niệm một thời
Có người bạn trẻ lo nuôi mẹ già
Nhà thương tâm thần Biên Hòa
Chết đi, sống lại thật là thảm thương
Khoa B2- Hai năm trường
Tôi làm lao tác tỏ tường người Điên.
Nhà thương Điên
Đối với thế giới người bình thường thì quá trình chữa chạy như vậy thật kinh hồn khiếp vía, nhưng đối với thế giới người bệnh tâm thần thì Nguyễn Lương Nhựt chỉ là đàn em. Dẫu sao Nguyễn Lương Nhựt đã chiến đấu kiên cường với một căn bệnh trầm kha của loài người, một căn bệnh không nuốt chửng liền sự sống mà từ từ làm khô héo bao cuộc đời. Nên nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm. Ở nhà thì có thể bị đồng loại sợ sệt xa lánh, nếu không được gia đình đùm bọc, bệnh viện cưu mang thì chắc gì còn có ai thương. Ra đường thì có thể bị trêu chọc, hất hủi. Nên từ trầm cảm có thể dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát. Trong truyện Kiều có một đoạn thơ Nguyễn Du mô tả tâm trạng của người sắp tự tử :
“Thân sao thân đến thế này?
Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi
Đã không biết sống là vui
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương
Một mình cay đắng trăm đường
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi !”
Dù bệnh trạng lâu dài như vậy, chính anh đã tự tiên lượng cho mình :
Thấy mình có vợ có con
Rủi Điên rủi dại cũng còn ủi an
Thấy người cô độc lầm than
Rủi Điên rủi dại thân tàn xác xơ.
Rủi Điên rủi dại
Tôi nhớ lại, đó là một buổi trưa tuyệt vời của Nguyễn Lương Nhựt bởi vì đó là lần đầu tiên anh ổn định sức khỏe để đi thăm con gái đang học Đại Học Duy Tân tại Đà Nẵng, thăm con xong anh lên thăm tôi.
- Đại ơi, anh Nhựt đây !
Tôi ra mở cổng, mừng lắm vì thấy anh đĩnh đạc, ổn định, tóc bạc, ánh mắt tươi.
Hai anh em tâm sự một hồi rồi anh rút từ trong túi xách tặng tôi một tập thơ ĐIÊN, được trình bày xinh xinh trên những trang giấy trắng, mà sau này Lê Đình Bích đã đặt cho nó một cái tên đầy quyến rũ « Bách Dị Hoa thi tập » vì thấy không khác gì những kỳ hoa dị thảo. Tôi thử đọc một vài bài và biết rằng sức thơ của anh còn mạnh hơn những năm xưa !
Nói đến gia cảnh của anh thật dễ : nghèo! Vợ là giáo viên tiểu học vừa nuôi hai đứa con dại vừa nuôi chồng Điên loạn. Bệnh cảnh lại xảy ra sau 1975, cả dân tộc vừa trải qua một cuộc chiến vô cùng ác liệt : nghèo, đói, chiến tranh, bệnh tật, mất cha, mất chú, anh em mỗi người tha hương mỗi ngã, trong cái thời bao cấp vô cùng chật vật ấy nếu không có sự đùm bọc lẫn nhau, tài ba của mẹ anh, lòng chung thủy của vợ anh thì chắc gì Nguyễn Lương Nhựt sống nổi :
Điên còn có gia đình nên nhớ vợ
Vợ chung tình hay vợ bỏ ta đi
Riêng vợ tôi thì nghèo nàn kham khổ
Khi thăm nuôi vẹn đôi ổ bánh mì.
Điên nhớ vợ
Chính trong những tình cảnh như vậy nhiều lúc anh bất cần đời, phỉ nhổ vào mặt nó bằng những ngôn từ thô thiển :
Đời là cục cứt dài vô tận
Và luôn bị lũ chó đe dọa.
Điên nguyền rủa
Mặt khác, anh cũng lầm lì, khắc khổ; anh khiêm hạ tuyệt đối mà cũng ngang tàng tuyệt đối :
Có một thằng Điên giữa chợ đời
Vung cây gậy gỗ quậy đùa chơi
Ha... ha... thế giới này Điên nặng
Hả...hả...thằng Điên ngạo nghễ cười.
Điên ngạo nghễ
Thế giới là vô minh sao không Điên !
Thế giới là tỉnh thức sao không đẹp !
Từ xưa đến nay người Điên thường bị khinh rẻ và hất hủi, Nguyễn Lương Nhựt có lời tâm sự rất hiền lành :
Điên tâm sự bao lời thơ ngắn ngủi
Có khi Điên khi tỉnh đủ trò đùa
Đùa làm vui, Điên không biết hơn thua
Xin người thấy người Điên đừng hất hủi.
Điên tâm sự
Bởi tình thương như sương khói mỏng
Nên người Điên phải sống lạc loài
Tả tơi, xơ xác, trọi trơ
Thất thơ thất thẻo, bụi bờ thảm thương.
Điên lạc loài
Ngày hôm nay họ bị Điên, nhưng ngày mai thì ai sẽ bị? Sự thật bệnh tâm thần không chừa một ai cả, dù đó là một ông vua hay một gã ăn mày, dù đó là một bác sĩ, một kỹ sư hay tu sĩ, hay chỉ là một em bé kia thôi. Giờ đây bạn thương họ, giúp đỡ họ, ngày mai sẽ có người giúp bạn, nhân quả mà, gieo không mất. Bởi vì, biết chừng đâu :
Lòng thương hại người đời đem bố thí
Điên khát khao một chút xíu tình thương
Ai chột dạ và đã từng suy nghĩ
Biết chừng đâu ta cũng bị Điên cuồng.
Điên khát khao
Cõi thơ Điên của Nguyễn Lương Nhựt thật là muôn hình muôn vẻ. Đồng bệnh tương lân, thơ anh có khuynh hướng nghiêng về những người bệnh tâm thần phân liệt. Người ta đói cơm đói áo, nhưng con người còn đói hiểu biết để đồng cảm và thương yêu, thơ anh có khả năng chấm dứt cơn đói đó, ít ra là cơn đói tình người nơi Điên dại :
Cõi thơ Điên ôm linh hồn bất tử
Dẫn nhân sinh đến nhận thức siêu thường
Ta hạt bụi trần ai chưa nếm đủ
Cõi thơ Điên đạo hạnh chứa tình thương.
Cõi thơ Điên
Thi ca và tâm thần học là câu chuyện dài vô cùng lý thú mà Nguyễn Lương Nhựt là một sự khởi hành độc đáo, bất ngờ.
Thơ anh ra đời trong những năm tháng bi thương, gian khổ nhất của đời anh. Thơ anh là nỗi lòng, là trái tim thơ chất ngất tình yêu đối với cõi Điên nơi anh đã hóa thân vào đó. Còn làm thơ tức là còn yêu sự sống. Anh bệnh nặng nhưng có lòng sắt son với đời, đời đã không phụ anh.
Nguyễn Lương Nhựt, với sở trường thơ tứ tuyệt súc tích, gọn gàng, một giọng thơ đặc tả về một thế giới ít được biết đến, ít được quan tâm, ít đầu tư thỏa đáng. Họ còn khổ lắm và những người phục vụ họ cũng còn K...H...Ổ...lắm. Thế nhưng chúng tôi rất hãnh diện đã sống và cống hiến cuộc đời mình ở những nơi hiểm hóc như thế.
Ngày mai chắc sẽ khá hơn.
Mà, trong đó, có sự đóng góp của anh: Một Người Điên Làm Thơ.
Thật đáng trân trọng biết dường nào!
***
* Thời gian nằm viện của bệnh nhân Nguyễn Lương Nhựt tại Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh thành phố Đà Nẵng :
Lần nhập viện |
Ngày vào viện |
Ngày ra viện |
Chẩn đoán |
Số ngày nằm viện |
1 |
11/12/1978 |
09/02/1979 |
TTPL |
60 |
2 |
10/05/1979 |
26/05/1979 |
TTPL |
16 |
3 |
09/06/1979 |
23/08/1979 |
TTPL |
75 |
4 |
02/11/1979 |
04/12/1979 |
TTPL |
32 |
5 |
09/07/1988 |
27/08/1988 |
TTPL chu kỳ |
49 |
6 |
20/02/1989 |
12/05/1989 |
F20.3 |
81 |
7 |
03/08/1989 |
19/10/1989 |
F20.3 |
77 |
8 |
28/03/1990 |
25/05/1990 |
F20.3 |
58 |
9 |
07/11/1990 |
11/02/1991 |
F20.3 |
96 |
10 |
19/02/1991 |
12/04/1991 |
F20.3 |
52 |
11 |
24/08/1991 |
11/11/1991 |
F20.5 |
79 |
12 |
05/08/1992 |
21/10/1992 |
F20.3 |
77 |
13 |
04/12/1992 |
11/10/1993 |
F20.3 |
311 |
14 |
20/10/1994 |
05/12/1994 |
F20.3 |
46 |
15 |
03/04/1995 |
26/05/1995 |
F20.3 |
53 |
16 |
28/01/1999 |
13/02/1999 |
F20.3 |
16 |
17 |
19/02/1999 |
29/03/1999 |
F20.3 |
38 |
18 |
16/02/2000 |
24/03/2000 |
F20.3 |
37 |
19 |
16/10/2000 |
17/11/2000 |
F20.3 |
32 |
20 |
20/04/2005 |
13/05/2005 |
F20.3 |
23 |
Tổng cộng |
1308 |
Thời gian nằm viện tại bệnh viện Tâm thần Biên Hòa : 2 năm
Thời gian nằm viện tại khoa Tâm thần bệnh viện Nguyễn Trãi quận 5 Sài Gòn : 6 tháng.
Thời gian nằm viện tại Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh thành phố Đà Nẵng: 3 năm 6 tháng
Tổng thời gian nằm viện: Hơn 6 năm
Tính đến thời điểm 13/05/2005
Bệnh nhân Nguyễn Lương Nhựt và Bác sĩ Lê Đình Đại ( bên trái )