CAO THỊ HOÀNG - Lia thia trống.

22 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 11434)
CAO THỊ HOÀNG - Lia thia trống.

 

 

1.

Buổi trưa nhà quê thường buồn miệng. Mỗi lần buồn miệng, cá lia thia rủ nhau đi lục lạo kiếm miếng ăn.

- Trống ơi! Bắt Tép nha?

Tiếng con Mái oang oang rung rinh nước. 

Trống hoan hỉ. Bởi, chẳng ai ngu bằng Tép. Suy cho cùng, cũng phải thôi: Cứt lộn lên đầu, hỏi sao khôn được? Có lẽ, trời nhận ra mình chính là nguồn gốc mọi sự bất công, nên thương tình cho bù trừ: Lẹ như Tép, đối nghịch với chậm như Rùa! Tưởng an toàn, nào ngờ vì cái lẹ đó, Tép chết thảm và nhanh hơn! Bất kỳ ai hiểu chuyện cũng đều nói: Thương hại!

Biết rõ tính nết Tép lẹ búng lùi, tháo chạy lui khi biến động. Trống dặn Mái :

- Mình chỉ mần mỗi việc rình rập phía sau đít Tép, hả họng chờ Tép nhảy vào miệng.

Nước lăn tăn sóng, Trống và Mái đánh chén thịt Tép một bữa no say, lớp ăn lớp để mang về.

- Khá lắm! Khá lắm!

Tía của Trống, vừa khen Trống khen Mái; vừa ngoạm râu Tép nhấm rượu đế Bà Chơi. Khi ngà ngà say, Tía nói vẩn vơ:

- Ta ăn thịt Tép, ai ăn thịt ta? Chắc chắn có kẻ ăn thịt ta. Sự sống là vậy, mà trời thì thích vậy. Đang hợp sum vầy, trời mần tanh bành té bẹ! Thuở đời nay, bao giờ mẹ ăn con? Vậy mà, có kẻ ăn con. Kẻ đó, đích thị là cá mẹ lia thia chớ còn ai trồng khoai đất nầy! Thiệt đau cái bụng, xót cái dạ vô cùng!

 Thấy tía sắp quắc cần, Trống giục:

 - Tía, say rồi! Đi nghỉ, tía!

 - Thằng nào nói với mầy, tau say?

 Giọng tía nhừa nhựa:

 - Mà tau nói vậy, không đúng à?

 Rồi tía nhớ má, vừa khóc vừa kể:

 - Ngày đó, tau vì bảo vệ bầy con mà, xua đuổi cắn rượt má tụi bây ra khỏi ổ, trái nghĩa tào khang.

Đang bơi xớ rớ gần đó, nghe tía nói. Mái hỏi Trống:

- Sao tía nói lạ vậy, anh?

Trống cười:

 - Rượu nói, không phải tía nói.

Tía sỉn, Trống đỡ tía vào hốc cây bần nằm ngủ.

 

2.

Trời quang mây tạnh. Im gió!

Dưới nắng ban mai, Trống chiêm ngưỡng Mái: Môi cong cong, đầu nho nhỏ, đuôi lo ló...đeo cái bụng chang bang ửng trứng vàng nửa thân! Mái thẹn thùng, cố xua đi cái mắc cở:

- Mần gì, mình ngó tui hung vậy? Bộ muốn à? Muốn thì...

Trống xòe đuôi màu sặc sở, nhả một lớp bọt trắng mờ trên mặt nước; Mái trườn bụng cỡi lưng Trống đẻ một sồ trứng, Trống sung sướng lao theo lượm trứng thả lên bọt. Từng đợt ân ái, từng đợt đẻ trứng, từng đợt lượm trứng, đến khi Mái hết trứng.

Chợt Trống ngó thấy Mái mắt đỏ lừ, phùng mang, quẩy đuôi, chuyển gân cốt kêu răn rắc. Bất thần, Mái táp trứng do mình vừa đẻ một cái chát! Trống thất kinh. Như là phản ứng tự nhiên không điều kiện, Trống quay đầu rượt đuổi Mái ra khỏi ổ, nơi vợ chồng từng tắm mẳm gừng cay nước mặn  để bảo vệ trứng. Mái không vừa gì. Mái lúc nầy, không còn là vợ ngoan hiền của Trống, mà là một đối thủ thề không đội trời chung với Trống. Mái quyết ăn sạch trứng. Trống quyết giữ đến hột trứng cuối cùng. Nó là giống nòi của cá lia thia.

Cuộc chiến sinh tử xảy ra giữa những kẻ từng đầu ấp, tay gối.

Trời đứng bóng, sức nóng của nắng soi thấu lòng nước, khiến nước như muốn sôi. Trống một mặt chống đỡ Mái, một mặt lặn vớt trứng chìm do lực rượt cắn nhau tạo con sóng. Mái sử dụng chiêu nghìn vết cắt, để Trống tự mất máu mà chết. Trống đuối dần, chống trả chiếu lệ. Mái say máu, hung hãn như điên, ra đòn tàn độc Song chỉ đoạt ngươi, móc văng đôi mắt của chồng. Trống chìm đáy nước, máu loang đỏ mặt đầm. Mái ung dung thu dọn chiến lợi phẩm, nhai nhiễu nhão trứng 3 ngày nữa nở thành con, rồi bỏ đi.

Tía tỉnh dậy lúc trời chạng vạng, kêu réo rát cổ họng cũng không nghe vợ chồng thằng Trống trả lời trả vốn. Tía tự hỏi: Sấp nhỏ nó đi đâu cà? Tía rời hốc lần ra ngõ, bầy đóm đóm trên cây bần thắp sáng bóng đêm.

- Ông già Lia Thia, mơi giờ ông ở đâu? Vợ chồng thằng Trống nó giành trứng, đánh nhau một trận tưng bừng vỡ lỡ. Bà con sợ vạ lây, không ai dám can, đóng cửa kín mít.

Năm Cá Sặc nhạy mồm nhạy mép, báo cho ông biết.

Hiểu mọi lẽ, tía trở vào hốc. Không ai thấy sắc mặt của tía ra sao, bởi bóng đêm che khuất.

Tía trầm ngâm, ngó lón nước rạch chảy chầm chậm qua đầm. Vợ chồng nó, phải có một đứa chết; đứa còn sống chưa chắc đã sống, nếu sống cũng khó nuôi. Đám cháu nội tương lai của tía tan tác và chết từ trong trứng nước. Nghĩ đến đó, nỗi đau gậm nhấm thấu tâm can. Cảnh má nó trở mặt ăn trứng con sau khi đẻ và cắn tía trối chết, giờ vợ nó tái hiện lại y chang với nó. Tía không tìm kiếm thằng Trống con Mái, vì mọi thứ tía tin trời đã sắp đặt an bài. Có điều tía thắc mắc, tại sao trời nghịch ngợm tạo ra hằng hà sa số nỗi đoạn trường cho vạn vật chúng sinh? Dựng oan nghiệt, rồi khuyên bao dung buông bỏ! Thiệt trật đời nghịch lý, như giỡn!

 

 3.

 Lia thia Xiêm diễu võ giương oai, khoe cơ bắp, hòng nắn gân hù dọa kẻ yếu vía trong hàng ngũ lia thia ta. Đã có kẻ sợ té đái, qui thuận và chịu mần nô lệ tình dục cho bọn cá Xiêm phối giống.

Thế và lực cá Xiêm mạnh như chẻ tre. Chúng to kềnh, tính hung bạo hiếu sát, đá đến chết không chạy. Trong lúc đó, cá ta nhỏ con, hàm chắc răng bén nhọn, nhiều miếng đá linh hoạt, nhưng liệu bề không kham, thì chạy...Vì vậy, bản địa lần hồi bị thu hẹp và từng bầy lia thia ta tản lạc khắp nơi.

Giữa lúc trời sầu đất thảm, thiên hạ đồn đại: Ở hốc miếu Ông Tà núi Két có đạo sĩ mù tinh thông võ nghệ cái thế,oai trấn giang hồ trong chốn võ lâm. Thân thế đạo sĩ không ai biết, chỉ biết một đêm nguyệt thực mưa gió, Thầy Tư từ núi Cấm qua núi Két, gặp duyên cứu con cá lia thia bị móc mù đôi mắt, mình mẩy trăm vết cắt, nằm thoi thóp bên bờ đầm Trà Sư.

Truyền rằng, Thầy Tư (1) bỏ kinh đô đất võ trời văn (2), liệng chức tước danh vọng hảo huyền xuống đầm Thị Nại, một mình dong thuyền về phương Nam lên núi Thất Sơn ngao du sơn thủy. Thầy thường thay hình đổi dạng, trị bịnh bá tánh, cứu độ chúng sinh...và,với chiêu thức Miên Quyền, thầy khuất phục biết bao hảo hán, thảo khấu trong vùng.

Từ đó, lia thia mù trở thành kẻ duy nhứt thân cận Thầy Tư.

Trước lúc đi xa, thầy kêu lia thia mù vào tịch cốc:

- Con cốt là cá lia thia, thì hình dáng mãi mãi là cá lia thia. Nếu có chuyển, là chuyển tâm. Con và Mái, sản phẩm của Ông Trời; tất nhiên, phải mần theo ý trời. Đời nầy sang đời khác, cứ vậy mà mần tới tới...Khác sao đặng? Lấy gì mần khác? Mái đẻ trứng, quay lại ăn trứng. Con giữ trứng, phải xua đuổi kẻ ăn trứng. Đó là, kịch bản do Ông Trời viết và đạo diễn để chúng sanh vay trả nghiệp quả cho nhau. Cũng như loài cá lia thia, hễ buồn miệng thì rủ nhau đi kiếm ăn!

Tiếng Tắc Kè núi vang lên đâu đó, thầy truyền âm qua tai lia thia mù:

- Thiện ác chỉ là trò chơi nhân quả của ông Trời, nhưng lại chẳng có nghĩa gì trước tâm bình. Đạt đạo cốt ở tâm bình. Những thứ khác, trò hề thiên hạ!

 Thầy biến mất!

 Lia thia mù lấy làm tâm đắc trước lời dạy “Đạt đạo cốt ở tâm bình” của thầy Tư, rồi nhứt nhơn nhứt mã, lên núi xuống núi, luyện công tu tập đôi tai thính hơn cả tai nai. Lia thia mù nhận diện mọi sự vật quanh mình rõ rành rạnh, gấp trăm con mắt.

Nhớ có lần, bọn cẩu tặc từ bên kia cương vực, mang kiếm tràn qua sông Vĩnh Xương cướp của, thảm sát lê dân. Đạo sĩ lao mình xuống núi cứu dân. Tai nghe tiếng gió của đường kiếm phát ra, đạo sĩ dùng Miên Quyền nương lực gió bẽ gãy kiếm, cẩu tặc còn cái mạng, nhưng tán đởm kinh tâm, lết đi chân không đứng vững. Thới bình, dân ban tặng đạo sĩ biệt hiệu Đạo sĩ mù nghe gió kiếm là vậy.

 

4.

Cá lia thia ta, tự chạy vì hoảng loạn. Cá Xiêm, tự mãn vì cho rằng: Thay trời, bình thiên hạ!

 Trước bầy cá lia thia ta còn sống sót, Tía nói:

- Lũ chúng ta quen ăn sung mặc sướng, sống bầy đàn tràn trên đồng năng lát, người xúc một lần cả rổ đem về kho tộ, hấp me cuốn bánh tráng, thì mần sao có dũng sĩ? Ông bà thường nhắc: Sông sâu, nước chảy xiết, sản sinh hào kiệt. Muốn có hiền tài, phải tìm, phải cầu, thậm chí phải khẫn mới mong được gặp. Gặp rồi, chưa chắc thỉnh được. Nước loạn mới biết tôi trung, cháy nhà mới lòi ra mặt chuột! Giờ quá rõ ràng rồi!

Có tiếng nhao nhao, ồn ào:

 - Nước tới háng, mần sao ông?

 Tía sực nhớ: Cá lia thia đá bóng hay chưa chắc đá giỏi. Thấy bóng mình phùng mang trợn mắt, tưởng kẻ thù nên tự đá phù mỏ mẻ răng. Gặp kẻ thù thiệt, xách đít chạy re re...Những kẻ lúc an cư, trưng ra sở học; khoe báu vật, đồ cổ; khoan điền thổ đất đai, dinh thự...Đến lúc nguy, quỳ lạy xin mần kiếp vong nô. Nếu chưa đủ chuẩn mần vong nô thì mần gia nô cũng được! Còn con cá lia thia đá bất bại, thường sống một đời sống khắc nghiệt, được tôi luyện chống chọi với thiên nhiên, với kẻ thù để sinh tồn. Người mê chơi đá cá lia thia, hay cất công lặn lội đi tìm...

Nhiều tiếng hối thúc:

- Ông ơi, bây giờ phải chạy đâu, hả ông?

Cùng tắc biến, biến tắc thông. Tía cười khanh khách, như ngộ ra điều gì.

Nhớ lại xưa kia, hễ mỗi lần bị quân Tây Sơn truy sát, Nguyễn Ánh đều chạy tới những nơi dân nghèo khó, tránh chạy tới những vùng hiểm trở. Có người hỏi, tại sao? Nguyễn Ánh trả lời, nơi khốn cùng nghèo khó sẽ có anh hùng hào kiệt. Dân đùm bọc vẫn hơn nơi thiên nhiên hiểm trở che chỡ. Đúng thiệt, những lúc thậm chí nguy, Nguyễn Ánh được Huỳnh Tường Đức (3), Võ Tánh, Châu Văn Tiếp ...ra tay cứu thoát! 

Học kế sách người xưa, tía dẫn bầu đoàn thê tử của số cá lia thia sống sót lội băng đồng, chạy ngày chạy đêm về chưn núi Két. Quân cá Xiêm dưới quyền thống lĩnh của vua Ốt Vọt Chay Xịt, rượt đuổi nà theo và bao vây tứ phía.

 Mạng sống toàn bộ cá lia thia ta như chỉ mành treo chuông!
 

 

5.

 Trận đấu giữa Đạo sĩ và Ốt Vọt Chay Xịt, trải qua 7 ngày đêm bất phân thắng bại. Mù trời tối đất!

Đến ngày thứ tám, trời đương râm bỗng nắng. Đạo sĩ nghe hơi gió từ hảo kiếm lúc nhu lúc cương phát ra, biết là tuyệt chiêu trong chiêu thức cuối cùng vô ảnh đoạt mạng, nghĩa là, đường gươm chớp nhoáng không dạng thức nhưng sẽ đoạt mạng kẻ thù. Đạo sĩ mù không nhìn mà nghe, điều Ốt Vọt Chay Xịt chưa nghĩ tới. Đạo sĩ chợt nhớ lời thầy: Đạt đạo cốt ở tâm bình! Liền thoái bộ, chưn mặt bước sang trái, tay giữ thế cầm nả pháp trong Miên Quyền; rồi nhẹ nhàng mượn gió kiếm mang ánh sắt đoạt mạng trả ngược về đối phương. Nháy mắt, Ốt Vọt Chay Xịt bị chém đứt lìa cánh tay mặt do chính đường kiếm của mình. Vua cá Xiêm ngã cái ịch, nằm lăn lộn rên la trên bãi sình thúi thây lầy cốt!

Đạo sĩ thần thái an nhiên, trở gót quay về núi.

Tía hoàn hồn, la lớn:

- Trống! Thằng Trống, con tui đây mà! ...Tr...ống...

Mái vẹt đám đông, chạy theo chồng dựng tóc trán: Mình! 

Bầy cá lia thia ta đớp nước như chớp giựt, tiếng kêu: Thằng, em, anh, chú, bác, ông...Trống ơi!... rền như sấm dậy một góc trời!!

Bóng Đạo sĩ mù khuất dần trong chiều sương trắng sữa...

 

 CAO THỊ HOÀNG

 Núi Két, mùa Phật Đản 2015

_____________

Chú thích:

(1) Đông Định Vương Nguyễn Lữ
(2) Ý nói Bình Định
(3) Nguyễn Huỳnh Đức

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 192)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 297)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 287)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 372)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 331)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 360)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 337)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 908)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 565)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 730)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15719)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17363)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18475)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1683)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9743)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31656)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26431)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23877)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22666)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20769)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25685)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35533)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,