KHA THỊ THƯỜNG - Lên rừng phát rẫy

26 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 9519)
KHA THỊ THƯỜNG - Lên rừng phát rẫy

 

Mệ đi trước, nó theo sau- những chiếc lá rừng loạt xoạt thi nhau rẽ lối để nhường đường cho mệ và nó, nhưng cũng có những chiếc lá tinh nghịch vươn cánh tay dài của mình cố chạm vào mặt nó khiến nó thấy ngứa và xót. Mệ quay lại nhắc nó đi cẩn thận, nó “ừm” rồi lại giơ hai tay khuơ đám lá. Đến đoạn đường có con suối nhỏ vắt ngang qua, mệ dừng lại lấy cái can đựng nước ra hứng lấy dòng nước trong vắt rồi bảo nó: “Con rửa chân tay cho mát, phải chiều mới về đấy- đường từ đây phải leo dốc rồi”. Nó chụm tay vốc nước cho vào miệng uống ngon lành, rồi nó cúi đầu chổng ngược và hất mạnh đầu, nước rơi thành một vòng cung từ phía trước ra sau lưng nó- chợt nó reo lên “Mệ, mệ, đầu con thành đầu con Rồng này”. Mệ đập đập vào mông nó, “nghịch quá đi” .

Bắp chân nó cứng lại, hơi thở dồn dập “Mệ... mệ... dốc ni là dốc chi? răng mà leo mãi chưa hết con dốc hở mệ?” “Mệ tưởng là con biết rồi chớ, dốc Pù Kốc con ạ- cái dốc ni cao nhất trong những cái dốc ở bản mình mà”. Nó lại “ừm” một tiếng rồi đu người lên theo một cành cây xoè ra mặt đường. Mệ nhìn nó thấy thương “Thôi, con ngoảnh mặt xuống chân dốc, cho con nghỉ một chút”. Nó tụt chiếc dép dưới chân lên ngồi. “Đi được nửa dốc chưa mệ hè?”. Mệ vuốt đầu nó- tóc nó bết lại, phần vì ướt nước lúc nó vục đầu xuống suối, phần vì mồ hôi. Mệ bảo: “Lên đến ngọn dốc là nhìn thấy hết cả bản mình đó nha con?”. “Bản mình á, con đi bò trên dốc Pù Khà cũng nhìn thấy hết rồi” “Nhưng Pù Khà con không nhìn thấy con đường nhỏ, không nhìn thấy đầu bản đến cuối bản, và không nhìn thấy nước Xốp Chăng”. “Ơ, thế ngọn núi ni là nhìn thấy hết hở mệ?” “Chắc chắn thế mệ mới nói chớ”.

Nói với mệ xong nó đứng dậy “Thôi đi tiếp mệ hè, con hết mệt rồi- mà càng ngồi nghỉ đường càng xa hơn, càng đi thấy càng gần”. Nói rồi nó cười hinh hích. Mệ cũng cười theo nó “Con cứ nói như lời ông nội ấy”.

Mệ con nó leo dốc một chặp- nó đòi đi trước nhưng mệ không cho, mệ bảo đường rừng- gai góc, để mệ đi trước, chứ không nhỡ gai cào vào mặt nó. Mệ nói là nói thế, thật ra là con đường um xùm quá, theo kinh nghiệm thì rắn rết thường khoanh mình nằm dưới những bụi cây dưới đất hoặc là rắn đu trên cây- mệ dành phần đi trước cho nó là vậy.

Mệ thở phào: “Chừ cho con xoay người lại, con ngắm coi- nhìn từ đây thấy gì ở phía dưới”.

Thằng bé nhìn ra xa... rất xa kia là những ngọn núi có những đám mây lởn vởn, trông vừa hùng vĩ, vừa hoang vu mà cũng thấy những dải núi rất chi là mượt mà. “Đằng tít tắp kia là lèn đá vôi tận thị trấn huyện lị”- mệ bảo nó thế, nó kêu “sướng thật, thế mà không ai làm cái nhà trên ni để được nhìn thấy hết cả thế giới”. Cái thằng rõ là buồn cười- thế giới là gì? thế giới ở đâu? mệ răng mà biết, nó nữa, nó cũng đâu có biết thế giới là gì.

Gần hơn là những núi gì nhỉ? Mệ chỉ cho nó nào là Núi Huồi Lội, Huồi Khí, Pù Cong, kia là Co Păng, kia là Huồi Mẹt.... rồi nó reo lên. “A, mệ ơi mệ... con đường với dòng nước Xốp Chăng chạy đua nhau như hai con rồng già to khổng lồ đuổi nhau mệ tề”. Mệ cười chẳng nói gì cả, nó lại liến thoắng “Nhìn những cái nhà của bản mình hắn bé xíu bằng cái hộp quẹt mệ hề”. Mệ “ừm” 1 cái rồi cầm con dao phăng bớt mấy tán cây xoè ra đường. Một lúc Mệ gọi nó đi tiếp.

Đoạn đường này không phải leo dốc nữa, cứ gập ghềnh, gập ghềnh- đường gì mà toàn lá cây, dưới chân thì dây rợ chằng chịt. Nó cũng đi rừng nhiều rồi, chư mà chưa thấy chỗ nào lại nhiều dây rợ đến thế. Đến một đoạn đường bằng, không có dây rợ- đường quang hẳn- quanh đó toàn những cây cổ thụ to đùng, thẳng tắp. Nó ngước nhìn những cái cây- chắc phải bốn năm đứa trẻ nít như nó mới ôm hết được gốc cây- cha ơi, mệ ơi cây gì mà to “siêu” kinh khủng- thằng bé ồ ồ à à. Mệ nhìn nó bảo “Những chỗ có cây cổ thụ to, phát làm nương rẫy thì lúa tốt cực luôn... nhưng chộ ni có cây đa phía dưới kia, không ai dám phát làm rẫy- cây đa thiêng lắm... ai lỡ tay chặt nó là sinh bệnh tâm thần luôn”. Nó há hốc miệng- “Thật thế hả mệ?”. “Thật chớ, mệ đùa chi con... rẫy nhà mình kia rồi...”.

Mệ khom người chặt cái cây nhỏ có chạc, mệ chặt thành hai cái ngoắc đưa cho nó 1 cái. Bước qua mấy bụi giang mệ bảo : “Con biết chưa? chỗ nào có bụi giang mà con muốn chặt là phải chặt ở đằng dưới trước, cây giang cong veo, mình chặt phía trên trước là cây toạc đôi, đập cái bụp vào mặt đấy- cây gì cong đều phải chặt đằng dưới trước con hỉ”.

Nó vừa gật đầu, vừa ừm lia lịa. Quanh đấy, mấy vạt rẫy của các nhà cũng đang phát dở- toàn dốc là dốc, nó nhìn gần quá mà chóng mặt, khiếp thật. Vạt rẫy nhà nó cây dày đặc, cơ man nào là các loại cây, còn có cả bụi đót, bụi lau... nó hắt hơi liên tục khi mệ đốn ngã mấy cái cây. Mệ kêu nó lấy cái ngoắc mạ vừa đưa ấy, chặt cây nào thì kéo nó đổ xuống phía dưới, rồi ngoắc cả những bụi cỏ lau để chặt cho dễ... nó nhìn mệ làm theo. Lâu lâu mệ lại kêu nó “tránh ra tránh ra, cho mệ lôi cái cây đổ xuống...” đến khi ngồi nghỉ, mệ nói chuyện vọng sang nhà ông Tâm hếch, nhà chú Hợi Lợi... Ông Tâm hếc lại nói với sang “Chu cha ui, bựa ni thằng Cốc Hin biết đi phát rẫy với mệ hắn rồi bây?”. Nó cười và hét vang “Cháu cũng biết phát rẫy chứ, khó chi mà không biết?”. Mệ cố giải thích với bác Tâm: “Mùa phát rẫy đầu tiên của Cốc Hin đó nhe bác?”. Xong mệ lại nói như thì thầm cho mình nó nghe “Tính từ bựa mệ đẻ con thì chừ vạt rẫy ni được phát lần thứ ba đấy” “Thế a mệ”. “Ừ, hồi có mang con- mệ cha đang làm vạt rẫy này- lúa tốt bời bời luôn. Con lên 4 tuổi, lại phát lại vạt rẫy này- cũng được mùa tưng bừng... chừ này, con 9 tuổi- vụ thứ ba trên mảnh rẫy này là con biết giúp mệ rồi, nhanh thật là nhanh”. “ Mệ mệ, con hỏi mệ này... bụi cây có cây mệ, cây con- rứa mình lấy dao chặt cả cây mệ cây con thì cây chết hết a mệ?” “Rồi bựa sau, khi mô mình thu hoặch xong lúa thì cây lại mọc thành rừng”.

Thằng bé lại gật gật đầu. Hai mệ con tiếp tục công việc phát rẫy- mồ hôi ướt đầm người- bụi lau bám vào nó ngứa ngáy, hắt hơi rồi thì ho khù khụ. Mệ sốt ruột kêu nó ngồi nghỉ. Nó lần lần sang gần mệ rồi tu nước ùng ục. “mệ mệ. con bảo mệ một cái ni... con thấy mệ thằng Dần nhá, mệ hắn dệt váy với khăn bán cho cái bác ở dưới huyện a- được phết mệ ạ. Răng mà mệ không thử như mệ thằng Dần coi”. Mệ ngừng tay, nhìn nó hồi lâu rồi bảo: “Con nghĩ coi, mệ ku Dần chân không đi rừng được, người ta thương mới tạo công tạo việc. Chứ không thằng Dần răng mà đi học được. Mệ chân tay đều khoẻ thì phải làm mà ăn chớ, rồi mệ cũng dệt thêm để mặc, để bán chút ít”. “Ừm con cũng chỉ muốn mệ đỡ cực, cha thì suốt ngày đi gỗ với Cậu, không giúp mệ được chi” .

 

Nó đã nhảy xuống Xốp Chăng tắm, đã kỳ cọ, gột rửa mà tối về khắp người nó vẫn ngứa, tay nó toàn sẹo của những lá bông lau cứa và dấu gai đâm te tua. Rồi nó ho, sốt rét... Ông nội lọ mọ lấy cái túi đồ nghề ra, mài mài cục gì đó trong bát nước- rồi ông lầm rầm gì đó và bê sang cho nó- ông bảo uống đi rồi mai hết sốt liền à. Con em gái của thằng bé líu ríu theo ông- chả biết ông nói gì với nó mà nó quay sang thằng Cốc Hin bĩu môi dài thượt “Hin... zởm quá, zởm quá...”.

*** 

Rẫy lúa xanh rì rào- mơn mởn- có cơn gió thổi nhẹ, lá lúa cứ như một dải lụa mềm dập dờn, dập dờn. Cha... thằng Cốc Hin nhìn mà mê ngẩn tò te. Những ngày nghỉ học, nó theo mệ đi cào cỏ lúa, những thân cây lúa bụ bẫm như 1 đứa trẻ, mong manh và dễ thương. Có khi nó đứng vuốt ve mãi 1 bụi lúa rồi phán như lời người lớn “Chắc chắn là năm ni mệ được mùa to”. Mệ cười, “con biết răng mà được mùa?” “Thì con nhìn cây lúa là con biết chắc, mệ được mùa to nhe!” “Con mà nói đúng, rồi mệ cho con ăn một bữa mừng lúa mới thật to”- “Mệ nhớ nha, con ăn hai cái đùi gà to đùng luôn”- nói xong nó lại nhe răng cười.

Phía dưới chân rẫy, cái mạch nước tự nhiên ấy, mọi người chung sức đắp lên- nước luôn đầy, trong vắt. Ông Tâm hếch đẽo cây tre làm thành cái ống dài nối vào cho nước chảy thành dòng để tiện hứng nước ăn uống, nấu nướng. Nó nhảy lò cò cả mấy chục bậc từ chòi xuống chân dốc giữa trời nắng chang chang- giơ tay nó đập đập dòng nước toé loe- rồi nó lại cúi đầu vào vòi nước, hất ngược đầu ra sau làm cho mái tóc thành hình đầu con rồng, xong rồi nó vuốt tóc phẳng lại, rồi lại hất ngược- chẳng hiểu sao nó lại khoái cái kiểu đầu này thế không biết. Tới khi mệ la oai oái nó mới vác cái ống bương đựng nước lên chòi, thấy mệ ngồi thêu cái chân váy với những hình thù sinh động. Nó tròn vo hai con mắt “Mệ, mệ thêu cây chi đẹp ác rứa?” “Đây là hình con hươu này, đây là hình bông hoa này, đây là hình con bướm này. Mà nó thôi đừng nói chuyện nữa, ngủ đi- xíu nữa mệ gọi biết đường dậy đi cào cỏ với mệ...”

Nó nằm mơ màng...

Nó đang ngày một lớn lên, đương nhiên thế rồi...

Sau này lớn lên nó sẽ thế nào nhỉ? 1 chàng trai cao vổng- đẹp trai, (ai cũng khen nó đẹp mừ lị) Nó làm nghề gì nhỉ? một chú công an cực oai đi bắt trộm? một thầy giáo dạy trẻ con học chữ? chả ai bày cho nó biết ước mơ là gì... nhưng tự dưng trong đầu nó ước mong thế về chính tương lai của mình. “Mệ, mệ- con hỏi mệ tí nì, mệ thích làm mệ của thầy giáo hay thích làm mệ của công an?”. Mệ cười khục khục- trước câu trả hỏi của nó- tự nhiên nó cũng cười rung cả bờ vai- hai mệ con cười rung cái sàn bằng nứa ở cái chòi trên rẫy....

Sau ni... con sẽ nhớ rất lâu bữa con leo dốc Pù Kốc với mệ đi phát rẫy, răng mà con quên cho được... Mệ hề?” Nó cứ nói luyên thuyên, chẳng biết có phải để mệ nghe hay không. Nhưng mệ giục “Chừ con vẫn còn bé lắm, còn lâu mới lớn để mà nhớ lại tất cả... thôi, ngủ đi con”.

Và mơ màng... nó ngủ trong nắng trưa oi ả, có tiếng gió rừng vi vu, vi vu... 

Kha Thị Thường
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 192)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 297)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 287)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 372)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 331)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 358)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 337)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 908)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 565)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 730)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15719)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17362)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18475)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1683)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9743)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31656)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26430)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23877)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22666)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20769)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25685)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35533)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,