NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Thảo Trường: Bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh

10 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5633)
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Thảo Trường: Bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh



Thảo Trường là một trong những nhà văn quan trọng đã đóng góp vào việc hình thành nền văn học miền Nam Việt Nam trong hai thập niên từ 55 đến 75. Ông có một văn phong mạnh mẽ, ngắn gọn, nhưng súc tích. Cách bố cục truyện của ông chặt chẽ, mới mẻ.Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam đến những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Thảo Trường đã hoàn toàn đổi mới, so với dòng văn học trước đó.

thao_truong-content-content
Viết truyện không còn thuần túy là kể một câu truyện. Mà hình như nó hàm chứa tất cả những gì liên quan đến thân phận con người nằm trong câu chuyện ấy, hiểu theo nghĩa siêu hình, triết học và thực tế. Nói như thế cũng chỉ là một cách nói. Thực tế, người ta không thể tách rời những điều ấy ra khỏi nhau, cũng từa tựa như người ta không thể tách rời đời sống ra khỏi cái chết.

Chẳng hạn, một nhân vật trong một truyện ngắn của Thảo Trường, một người lính, bị thương cụt cả chân lẫn tay, anh muốn tự vẫn, nhưng nghĩ đại khái như thế này:

“Nếu tôi còn sống thì xã hội còn những hình hài bẩn thỉu. Nếu tôi chết thì nhân loại mất đi một bằng chứng kinh tởm về chiến tranh.”

Thật người đọc cũng khó lòng nắm được hết ý nghĩa những câu văn như thế. Không phải tác giả cố ý viết một câu văn triết lý. Nhưng sự việc tự nó mang lấy ý nghĩa đó. Không phải tác giả tạo ra những nhân vật như thế. Chính những nhân vật như thế bị ném vào cuộc đời. Người ta nhìn thấy hắn. Và hắn phải xoay trở để thích ứng với hoàn cảnh.

Những sự việc [hình như] cụ Nguyễn Du đã trông thấy trước, đã nói ra rồi:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Nói về cuộc chiến tranh vừa qua Thảo Trường viết:

“Cuộc chiến không thể kéo dài mải, cần phải chấm dứt nó, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, nhiều người đã nghĩ như vậy. Nhưng để chấm dứt cái cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã tốn quá nhiều xương máu ấy thì phải có một bên thua. Ai chịu làm bên thua đây? Bên nào chịu nhục đây? Không tìm ra cách giải quyết.”

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận. Có thể có những người không đồng ý với lập luận này của Thảo Trường. Nhưng chúng ta có cái sung sướng là được nghe mọi người bầy tỏ quan điểm của mình.

Cũng nên nhắc lại ở đây Thảo Trường là người thực sự đã đóng góp xương máu vào cuộc chiến đó. Ông là một trong những người sau cùng được thả ra khỏi trại cải tạo.

Mây Trôi viết về đời sống của những người miền Nam sau khi cộng sản chiếm được miền Nam. Người miền Nam sống trộn lẫn với nguời miền Bắc mới tràn vào. Các nhân vật đã bị hay được Thảo Trường đơn giản hóa đến độ không ban cho họ mỗi người một cái tên nữa. Họ chỉ được gọi là con ở, ông cựu sĩ quan Cộng Hoà, hay cựu tù, bà cựu đảng viên, ông chồng của bà ta goi là ông chồng.…

Ông cựu tù vợ con đã đi Mỹ cả.
Ông cặp với bà cán bộ.
Họ dính với nhau trong khi ông chồng của bà cán bộ mải loay hoay làm việc trong kho quân nhu.
Ông cựu tù tự nhận định về mình thế này:

“Anh đã bị nhấn xuống tận cùng hố thẳm, bây giờ trồi lên, cũng không biết rồi sẽ ra sao, bởi vì mọi sự đều đã đi quá xa, mọi thứ đều đã quá trễ, anh như một kẻ lạc hậu, anh tụt lại phía sau lịch sử, vì anh vắng mặt bấy lâu...Gặp em cưu mang, em cho anh các thứ, trong chốc lát, nhưng
thử hỏi được bao lâu, bởi vì chính em cũng không làm chủ được em cơ mà, em cũng chỉ là người sống tạm bợ...”

Và sau đây là lời nàng nói với chàng: 

“Em không cần biết những điều ấy. Em có một số của cải cất dấu đủ xài suốt đời và đủ bao bọc cho anh suốt đời, em không cần gì khác nữa, em không muốn biết gì khác nữa. Em có một kinh nghiệm sống vỏn vẹn như thế. Anh đừng thèm nghĩ ngợi gì lôi thôi... Cái gì xài được là xài liền. Ăn tươi được là ăn tươi ngay không để phơi khô. Cái gì chụp giữ được cho mình là cất dấu ngay làm của riêng tắp lự. Không 'oong đơ' gì cả.”

Cả cuốn truyện gần như sục sôi một không khí dục vọng.
Người ta lăn xả vào nhau.
Người ta sống như muốn lấy lại những ngày tháng đã phí phạm.
Phí phạm vì bị ở tù.
Phí phạm vì không tìm ra ý nghĩa của đời sống, nên dù có làm gì chăng nữa vẫn cứ thấy đời sống trống rỗng. Cái mà người ta gọi là tình ái không thể lấp đầy nỗi trống rỗng đó.
Và càng cố bám víu vào nó người ta càng cảm thấy hao hụt thêm lên.

Người đàn ông, chàng cựu tù, sau đó đi Mỹ.
Người đàn bà, cựu đảng viên, nhiều tiền của, lắm mánh khóe sau đó cũng sang được Mỹ.
Người đàn ông gặp lại vợ con rồi chết. Ao ước cuối cùng của chàng là tro cốt được đem về chôn tại quê nhà ở miền Bắc, bên cạnh mộ cha mẹ chàng.
Người đàn bà cựu đảng viên thì lại cảm thấy không thể trở về Việt Nam được nữa vì đã dị ứng với chế độ và tự thấy mình là một thứ cộng sản rạc rầy, vùng vẫy thoát ra khỏi nó mang theo rất nhiều thương tích.

Hình như mọi người đều sống sai chỗ, nên lênh đênh cho đến lúc chết.

Có ít nhiều thay đổi trong lối viết của Thảo Trường. Có vẻ như ông muốn bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh.

Nên văn ông bỗng trở nên buồn và chua chát. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 15)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 71)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 576)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 318)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 356)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 307)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 262)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 315)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 326)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 423)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31641)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3219)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7894)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8846)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18315)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 19)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 4986)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4861)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10138)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16360)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15961)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5795)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5685)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6046)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6331)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26681)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21987)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19703)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18257)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15671)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14696)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14992)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13972)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13750)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20853)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28133)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32276)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,