NGUYỄN LINH QUANG - Tiếc

19 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 5666)
NGUYỄN LINH QUANG - Tiếc

 

 Sau thời trung học, có nhiều lần, tôi tiếc. Tiếc con dốc đổ, màu ngói nâu, hành lang hút gió, khung cửa lớp mở ra khoảng xanh, tiếng giảng bài, nụ cười, ánh mắt. Tiếc những buổi đến trường, tan học, rong ruổi đạp xe cùng hai thằng bạn thân, tào lao tán dóc, mắt dõi theo bóng dáng các nữ sinh cùng trường, khác lớp, tóc ngắn, tóc dài, nón rộng vành, ríu rít đôi ba đôi bảy bên nhau. Những vòng quay theo chân đạp rồi được cơ động hoá. Những ước mơ thời niên thiếu rồi ít nhiều trở thành hiện thực. Và mỗi đứa bạn thân rẽ theo một nhánh đời tách biệt, xa dần nhau. 

Sau ngày rời Sài Gòn đi xa, có nhiều lần, tôi tiếc, Tiếc những buổi sáng tinh mơ, chạy bộ ngang ngôi nhà có dàn ti gôn nở hồng từng trái tim ngỏ, thấp thoáng một bóng thon gầy trên lối sỏi lao xao. Tiếc những buổi trưa mồ hôi đổ hột, ngồi vào quán quen bên ly chè lạnh hay nhấp một ngụm nước mía thơm lát dâu, múi quýt ép cùng. Tiếc những buổi tối giảng đường tấp nập, nạp cùng lúc vào người này kiến thức, này cà phê, này chuyện phiếm, này tình tự lăng nhăng. Tiếc những đêm lặng, một mình, một guitare, một nguyện ước thả vào trời rộng, nhấp nhoá triệu ánh sao. 

Sau lần chuyển hãng vào nội thành, có nhiều khi, tôi tiếc. Tiếc những chuyến xe lửa vượt qua đoạn rừng thưa mỗi ngày. Mùa nối mùa, rừng đổi dáng. Có lá chớm xanh, có nhánh úa vàng. Có hoa đồng nội tưng bừng khoe cánh bên vệ cỏ. Có bướm cam bướm trắng nhởn nhơ. Có quả dại lúc lỉu đầu cành. Có từng vạt rừng đổ ụp theo vệt gió quét mùa bão, cháy nám vì lưỡi lửa vô tình hay trắng lạnh ngày tuyết đổ. Và cả vài đốm thỏ nâu quen thuộc với độ phóng của mỗi đoàn tàu, điềm nhiên gặm cỏ sát cạnh đường ray. Buổi sáng, buổi chiều, thiên nhiên đôi lúc vẫn ưu ái dành tặng những bất ngờ, khi thả vội một dáng chim lạ vút vào khoảng rừng rậm bóng, khi thổi bùng lên một đám vàng lốc lá, hoảng loạn xoáy tròn trong hoàng hôn phớt màu nắng úa. 

Sau mùa son rỗi, có nhiều khi, tôi tiếc. Tiếc không còn mỗi ngày, tay trong tay, cùng em nhịp bước một quãng đường, qua sông, vào ga, chia nhau mỗi đứa một bến. Em ngược ngoại ô xa, tôi xuôi phố lớn. Người đi sau vẫy chào người đón được tàu trước. Tạm biệt đầu ngày để lại quấn quýt cuối ngày, lại tay trong tay, môi liền môi, ủ tình, nhen yêu, nồng nàn đôi lứa. 

Sau chuyến dời nhà, có nhiều khi, tôi tiếc. Tiếc con đường mỗi sáng dẫn con đến trường mẫu giáo. Hết lượt thằng anh lớn đến dạo con em bé. Con đường vài trăm thước năm này qua năm khác, xuân-hạ-thu-đông, mưa-nắng-gió-tuyết, cứ vang vang tiếng bi bô líu tíu bao chuyện nhỏ chuyện to theo từng bước chân loắng quắng của con. Con lớn dần lên, thời gian mỗi sáng dành cho đoạn đường ít dần đi, nhưng những chiếc lá hình tim che rợp hai bên lối vẫn mãi tiếp tục trình tự thường niên của chúng : mầm-chồi-lá-bay. Tôi cũng tiếc chiều cao tầng thứ bảy, từ balcon nhìn ra một khoảng trời rộng, thỉnh thoảng điểm một bóng phi cơ cất-hạ cánh, gợn lên ước muốn viễn du. Đoạn sông lấp lánh sáng bên dưới, nằm ngoan giữa con đường tản bộ song song với hành trình xuôi-ngược những chuyến xe lửa ra-vào thủ đô. Và đêm quốc khánh xứ người, pháo bông nở rộ hết vòm trời này đến khoảng tối nọ, hàng chục thành phố lân cận bắn vào trời niềm vui, khoe giàu, kể mạnh. Nhưng tiếc nhất, có lẽ chính là khoảng không gian nhỉnh hơn sáu mươi thước vuông, với balcon dài lúc nào cũng xanh lá, đỏ hoa, nơi giữ lại những khóc-cười-vui-giận của con trẻ, những bước chân lẫm chẫm đầu tiên trên sàn gỗ của thằng anh, những điệu đàng duyên dáng trước tường gương soi của con em. Và hình như mỗi bức tường, từng vật dụng trong không gian ấy phập phồng hơi hướm của hạnh phúc chung gia đình, hoan lạc riêng chồng vợ. 

Năm nay, thay trường, đổi lớp, giờ giấc đi làm của bố, đi học của con không còn phù hợp, ngồi trên xe bus một mình, tôi lại tiếc. Tiếc những buổi sáng của niên học cũ, ba bố con hối hả kéo nhau chạy, băng qua xóm nhỏ, băng qua bãi cỏ còn ướt sương mai, sợ trễ chuyến bus cứ nửa tiếng mới ghé một lần. Yên vị, thằng anh lấy sách vở ra ôn, con em tập chính tả miệng, tập đọc, tập làm toán, nhẩm cửu chương, thơ thuộc lòng với bố. Hạnh phúc đấy, bình thường, giản dị như ánh mắt vui của con khi được thưởng một viên kẹo, một nụ hôn lên má, một lời khen lúc thuộc bài, nhận giỏi mặt chữ, làm đúng những phép cộng, trừ. Liều thuốc bổ đầy sinh tố ấy giúp bố trữ năng lượng vượt stress trong công việc được suốt một ngày. 

Chiếc xe con, gần gũi đã mười lăm năm, cũng đến lúc sắp phải chia tay. Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình ! Chiếc xe đầu tiên trong đời, lúc ấy, tinh khôi như những cảm xúc của người cầm lái, trong túi lấp ló mảnh bằng sắc cạnh, còn thơm mùi giấy mới. Sẽ có ngày tôi tiếc chiếc xe mình đang đi, và, như đang thấu hiểu hơn câu thơ của Thanh Tâm Tuyền « ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới» Nhớ dáng ngồi của em, ngày bụng mang dạ chửa, xe bon bon mà lòng phấp phỏng sợ sẽ quá trễ khi đến được cửa bệnh viện. Nhớ nụ cười của ông bà nội cùng ngồi băng sau ngày đón bé sơ sinh về nhà, oe oe ngọ nguậy giữa tã khăn trắng lốp. Nhớ ánh mắt bà ngoại trìu mến nhìn con ngắm cháu khi xe len lách giữa phố phường chật chội. Nhớ anh chị em, bạn bè gần, xa rôm rả chuyện trò, nói cười hỉ hả trong khuôn xe hẹp. Xe cần mẫn băng xa lộ, vượt núi đồi, dọc sông biển hay rề rà đường phố. Xe nhỏ, có lần ôm gọn vào lòng một nhạc sĩ cả đời cặm cụi gửi cho đời ngàn lời ca, một thi sĩ có trăm bài thơ được chuyển thành ca khúc từ thời thủ đô Sài Gòn đến thời Little Saigon, một văn sĩ tỉnh mê theo thời tiết, một văn sĩ khác mảnh mai phiến lá, một văn sĩ nữa vừa rời mặt đất để thênh thang về với mây trời, một hoạ sĩ hiền hậu như ruộng đồng phương nam nhưng nét vẽ lại muốn cào rách võng mạc, một văn-hoạ-nhạc sĩ được biết tiếng, lại kiếm sống bằng nghề giáo sư anh văn, một ca-kịch sĩ của thập niên 50 thế kỷ trước, một cầm sĩ guitare giàu ngang ngửa giám đốc chi nhánh ngân hàng, một ca sĩ vừa hát nhạc bán cổ điển Âu châu vừa giỏi dân ca Á, mấy bác sĩ, vài nha sĩ, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, một ấu sĩ tuổi chỉ mới lên hai. Xe thồ cả trăm ký chữ nghĩa văn chương suốt từ « Ngõ Ngô Đồng » về đến « Phố Ái Khanh ». Xe tải đất, sỏi, cỏ, cây, bàn, ghế, đồ ăn, thức uống, xoong chảo nồi niêu, linh tinh vật dụng gia đình, học cụ. Xe ngốn xăng, gặm đường, đôi khi muốn quên cả lối về chỉ vì một khúc hát đang phát thanh, gợi đầy, dồn ứ bao hồi ức. 

Và, có thể chỉ vài năm nữa thôi, khi mẹ cha trăm tuổi, khi các con khôn lớn, tản mác đó đây, sẽ có lúc, tôi tiếc. Tiếc những trưa, chiều, hai ba thế hệ quây quần quanh bàn ăn, cạnh góc bếp thơm lừng mùi xào nấu, nhắc chuyện đời xưa, kể chuyện đời nay, mơ chuyện mai sau. Tiếc cho đôi chân đã không còn thật vững vàng để có thể thong dong rong ruổi đạp xe cùng bè bạn, chạy bộ một đoạn dài đuổi theo từng đoàn métro, nhấn ga rồ máy trên xa lộ, xuống lên thang gác, hay tản bộ cùng em trong con ngõ nhỏ, trong khoảnh vườn nhà mướt tươi cỏ lá. Tiếc cho đôi tay đã mỏi, đôi mắt đã mờ, đôi tai đã lãng, đôi môi đã cằn. Tiếc cho trí nhớ cùn nhụt, sức khoẻ hư hao, thịt da nhẽo nhợt… 

Vậy, này tôi ơi, hãy sống cho trọn hôm nay, hãy ôm chặt vào lòng những gì mình đang có, trong hiện tại. Để ngày mai, nếu có lần tiếc, sẽ không tự trách mình đã, đôi khi, quá lơi là với quá khứ, hôm qua. 

Thiais-Paris-Châtillon
09-10.2014

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 14)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 279)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 235)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 155)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 589)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 448)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 625)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 555)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 418)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 569)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9030)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 822)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13904)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19090)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30591)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16017)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31812)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,