TRU SA - Trong Bàn Tay

24 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 8480)
TRU SA - Trong Bàn Tay

 

Năm ngón tay ôm thành quả đấm. Đấy là bàn tay phải. Tay trái chàng xòe, để cầm, nắm, hái quả và nhặt những gì mình đánh rơi.

“Nắm gì trong bàn tay phải.” – Người người hỏi thế và chàng vẫn nắm chặt tay.

Trước khi chàng quyết nắm chặt tay phải như trái núi đè xuống không xê dịch, chàng mắc bệnh ra máu. Căn bệnh đột ngột đến chỉ với bàn tay phải, tay thuận của chàng. Bàn tay này to, rắn, ngón dài hơn tay trái. Chưa một ai quên tay phải chàng có lực đấm vỡ đôi đá tảng. Trò chơi bóp tay chàng luôn thắng thế, vật tay cũng thế, nếu kẻ nào dám thi chặt gạch với chàng ắt sẽ phải gãy xương trong khi chàng vẫn bổ bùm bụp, dễ dàng như chặt củi bằng rìu thần. Từng có lời đồn chàng đã đấm chết gấu chỉ với tay phải. Bàn tay thép mắc chứng ra máu. Không hề có một vết thương nào trên tay nhưng máu cứ vã ra. Máu chảy theo lỗ chân lông, rỉ ra từ các đường chỉ tay, có khi còn rỏ từ kẽ móng tay và đầu các ngón tay. Chàng không đau nhưng buốt. Máu đỏ cả bàn tay, lau không hết mà rửa xong máu lại tiếp tục chảy. Bệnh ra máu tay thường phát lúc hoàng hôn cho đến hết bình minh. Cái buốt đi khắp mình mẩy, xuyên thấu ruột gan nhưng không làm chàng choáng đến mức bất tỉnh. Trái lại, chàng tỉnh táo như loài cú đêm. Vợ chàng sợ phải sống với người chồng có bàn tay máu nên đã bỏ trốn trong lúc chàng ngủ. Nàng ta bế theo đứa con. Trong tiếng khóc đòi cha, chàng bật tỉnh. Chàng chỉ nhìn thấy bóng vợ mình nhàn nhạt sau cánh cửa bập ra bập vào bởi gió. Phía xa xa, một bàn tay vẫy gọi một bàn tay. Cũng bởi gió, cánh cửa đóng sầm. Chàng mất vợ, mất con và mất luôn bàn tay sư tử.

Dấu bàn tay đỏ lừ khắp tường nhà. Nhiều lúc chàng buốt quá, gãi đầu, bứt tóc, tự đấm mình. Sau bình minh, chàng nhìn vào gương thấy một cơ thể lấm lem máu. Chàng thấy các đường chỉ tay bị lệch đi, năm hoa tay cũng mờ đi rồi rụng mất lúc nào chẳng hay. Không bài thuốc nào trị dứt được bệnh ra máu tay. Một tên thầy lang nhồi chàng uống hàng chục loại thuốc, tính tiền giá cắt cổ nhưng bệnh vẫn nặng. Trong cơn buốt vì máu đổ ngập bàn tay, và vì giận dữ bởi lời bèo nhèo mặc cả của tên thầy lang, chàng đã hạ sát giới. Cái cổ thầy lang gãy vụn trong bàn tay chàng. Miệng ông ta ngoác cứng đơ như còn muốn hét giá cao nữa.

Chàng bị bỏ tù. Trong tù, bệnh ra máu tay vẫn không thuyên giảm. Máu đổ từ hoàng hôn cho đến bình minh hôm sau. Chàng được biệt giam do quản ngục sợ sẽ lây bệnh cho các tù nhân cùng phòng. Ngày nọ, chàng được một người chỉ cách chữa bệnh. Ông ấy nói với chàng hãy nắm chặt bàn tay phải. Hoàng hôn xuống, quả đấm chàng không thấm ra máu. Thời gian chuyển cánh bay đến bình minh, quả đấm vẫn khô cong. Từ đấy, chàng nắm chặt tay và không bao giờ để hờ.

Người giúp chàng chữa bệnh đã đi đâu mất. Chàng hỏi quản giáo và những tù nhân nhưng không ai biết người đấy. Chàng chỉ nhớ cuộc gặp vào nửa đêm, lúc bệnh máu tay phát mạnh nhất. Phòng giam tối đi vì mây đen phủ trăng, chàng quên mất người đấy đi ngoài hành lang hay đứng trước cửa phòng. Chàng chỉ nhớ người đấy nhiều râu, tóc xõa dài vai, dáng cao dỏng với cánh tay dang rộng như một bàn tay.

Sinh hoạt của chàng khó khăn hơn khi chỉ tự do với bàn tay trái. Chàng luôn cởi trần. Trời lạnh thì khoác áo mỏng lên người. Những cuộc thi vật tay hái ra tiền đã không còn chỗ cho chàng. Đám du côn trước kia nịnh bợ chàng, giờ chèn ép chàng đủ điều. Bàn tay phải của chàng nắm thành quả đấm nhưng không để đánh lộn. Chàng nắm chặt tay và giữ quả đấm nguội lạnh khỏi trận núi lửa ngùn ngụt đỉnh đầu. Mỗi ngày, chàng dành nửa giờ để rửa nắm đấm phải trong nước sạch. Sau đấy chàng lau tay bằng tấm vải khô được giặt hàng ngày. Nhiều lần chàng lắc lắc nắm đấm. Có lúc chàng ghé tai để nghe. Trí tò mò đã nhiều lần đánh gục chàng và quả đấm phải đã tống vào mặt chàng một cú, đủ mạnh để chàng tỉnh táo.

Người người hỏi chàng giữ gì trong bàn tay. Chàng đặt nắm tay trước ngực thay lời đáp.

Bàn tay phải được chàng ủ ấm trong bụng vào mùa Đông. Sang Hạ, dù trời có oi bức mấy, mồ hôi có nhễ nhại, làm tay phải ngứa ngáy thì chàng vẫn không mở ngón. Quả đấm phải không vung cao như Thiên Lôi cầm búa đánh sét, cũng chẳng giơ trước mặt người khác như lời thách đấu. Chàng giữ nắm tay trước lồng ngực, đặt cạnh tim.

Trong cuộc tấn công chớp nhoáng trong đêm, chàng bị đánh gục. Ai đó đã đè chàng xuống, bẻ ngược tay phải để bẻ từng ngón tay. Trong cơn đau vì vật cứng chọc ngón tay, chàng vẫn nắm chặt quả đấm. Một ngón chàng cũng không thả lỏng. Bàn tay xiết lại, như kẻ chết đuối nắm được ván gỗ, quyết bơi cùng mảnh ván chứ không hiến mình cho Mada. Bình minh hôm sau chàng tỉnh lại. Quả đấm phải chi chít vết thương, máu trầy trụa khắp nơi. Một đốt ngón tay cái đứt lủng lẳng. Khi chàng nắm chặt quả đấm hơn thì đốt tay rụng xuống. Chàng đánh một ngọn lửa ngoài trời rồi thả đốt ngón tay vào lòng lửa. Lúc lửa tàn, chỉ thấy nắm đất. Thời gian sau, quả đấm phải lên da non, đóng vẩy, những vết thương sâu quá thì thành sẹo.

Bốn ngón tay nằm thẳng hàng, còn ngón cái như một cái then được đóng trên bốn ngón. Đấy là khi trước. Bây giờ, một đốt ngón cái đã gãy, cái chốt lỏng lẻo. Bốn ngón kia có thể duỗi ra, vươn như cái đầu rồng. Chính chàng đã kiềm từng ngón bằng cái nắm chặt.

“Giấu gì trong bàn tay?” – Một người hỏi.

“Trong bàn tay là những ngón tay.” – Chàng đáp.

“Tại sao không xòe tay ra?” – Thêm một người hỏi.

“Bàn tay xòe ra vẫn là bàn tay.” – Chàng đáp.

“Này anh kia, mở bàn tay, rồi trở lại làm võ sỹ. Bọn tao cần anh. Đừng lãng phí sức mạnh của mình. Chớ quên anh đã vặn cổ trăm con bồ câu, chớ quên anh từng đi tù vì giết người.” – Lại thêm một người nữa nói.

“Tay phải của tôi đã chết. Tôi đang giữ bàn tay khác.”

Họ lánh mặt chàng nhưng vẫn gặp chàng hàng ngày. Chàng góp bàn tay trái vào mọi công việc nơi đây, từ đóng cái đinh lên xà nhà hàng xóm, xách xô nước giúp người què hoặc cắn đôi miếng bánh chia người ăn mày. Dạo nọ, một cô gái leo lên tầng bảy tòa nhà, định tự tử. Người người bủa vây, ngăn cô gái nhảy xuống. Một toán đàn ông ùa lên tầng để bắt cô gái lại. Cô nàng kêu gào, gần như hóa điên và lấy móng tay cào rách họng như một cứu cánh được chết. Toán đàn ông nửa tiến nửa lùi. Cô gái từ chối những cái xòe tay. Cuống họng cô gái bắt đầu ra máu. Mấy đầu móng tay cứa sâu, cạy như muốn lôi ra cả xương cổ. Chàng đi xuyên đám người và hướng bàn tay phải về cô gái.

“Đừng sợ, hãy nắm chặt bàn tay lại như nắm lấy con đường trở về cuộc sống.”

Phút giây đấy, cô gái xòe bàn tay lem luốc máu và nắm thành quả đấm. Cô gái ôm cánh tay phải của chàng và đi theo chàng. Sau khi giúp cô gái băng bó vết thương, chàng trả cô cho cha mẹ cô.

Nhiều năm sau, chàng qua đời. Người người đã chọn một phần đất tốt để chôn chàng.

Đất trời chịu một trận hạn hán dai dẳng năm năm trời. Nắng xối ngùn ngụt như muốn thui tất cả thành món nướng. Con rồng lửa thổi khí nóng để dằn mặt, trước khi phun lửa thiêu đốt vạn vật thành tro tàn. Cây cối trụi hết lá, mặt đất lúc nào cũng nóng rộp. Ao hồ cạn đáy. Nước vừa đổ xuống liền bốc hơi. Ngọn núi đỏ hừng hực như sắp phun trào nham thạch.

Người người đói khát lăn lóc, mồ mả nhiều hơn người sống. Mỗi ngày, họ dành một giờ để hội họp, tất cả cùng nắm chặt quả đấm. Ai thuận tay phải thì nắm tay phải, ai thuận tay trái thì nắm tay trái, ai thuận hai tay thì chọn một tay để nắm chặt. Hạn hán kéo triền miên như con rắn bò quanh địa cầu ngậm lấy đuôi. Năm thứ sáu, mộ phần của chàng sụp lở. Người người tìm đến mộ dưới cái nắng xóa sổ mùa Đông. Cỗ quan tài nứt toác rồi tách đôi.

Xác chàng đã thành xương. Mùi xương bùn hôi thối hơn trong cái nắng độc cháy khét thịt da. Xương hóa toàn bộ chàng, chỉ riêng bàn tay phải vẫn nguyên vẹn. Đấy là phần thịt còn sống của chàng. Quả đấm vẫn xiết chặt, ngón tay cái khuyết một đốt. Người người thành kính cúi mình trước bộ xương chàng. Họ vẫn nắm một bàn tay và đặt trước ngực. Lúc mọi đôi mắt nhìn vào nắm tay chàng thì từng ngón tay tẽ ra. Quả đấm mở hết ngón rồi bay vút lên, biến mất sau những tầng mây. Người người quả quyết đã thấy một đôi cánh trắng muốt bay lên từ đáy mộ.

Trời đổ mưa. Cơn mưa lớn chưa từng có kéo dài từ hoàng hôn đến hết bình minh. Lúc mưa rút, mọi ao, hồ cạn đều đầy nước. Cây cối đâm trồi, hoa nở tóe như tiếng hót chào ngày mới, những loài chim bay đi tránh nắng lần lượt trở về. Đôi cánh họ phủ khắp bầu trời, quét thành đường cầu vồng. Lông vũ của trăm loài chim rụng thành một cơn mưa phùn giữa trời quang.

Người người bắt đầu ngày bằng cái chào cúi mình cùng bàn tay phải nắm trước ngực. Họ nắm chặt để hiểu thứ trong bàn tay. 

T.S

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 284)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 627)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 344)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 1001)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 566)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 356)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 667)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 898)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 1015)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1143)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21407)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16133)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17791)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10492)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5304)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1988)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2602)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2378)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23704)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20147)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8983)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10075)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9352)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12532)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31984)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21635)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26791)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24192)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23001)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21140)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19055)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17796)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16853)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26104)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33383)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35677)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,