Nhiều câu thơ Nguyễn Quang Thiều, như kính vạn hoa.

25 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 5389)
Nhiều câu thơ Nguyễn Quang Thiều, như kính vạn hoa.

 

Tôi không nhớ đã đọc tập “Sự Mất Ngủ Của Lửa” (SMNCL) thi phẩm Nguyễn Quang Thiều bao nhiêu lần? (1) Đó là một trong rất ít những tập thơ buộc tôi phải đọc lại!

 

nguyenquangthieu-content

Tôi chỉ nhớ mỗi lần đọc SMNCL, là một lần thơ Nguyễn Quang Thiều cho tôi một ngữ-cảnh, với những khám phá khác về ngôn từ, hình ảnh, nhất là lãnh vực Liên-tưởng (Thought- Connection) – Từ đó, trong tôi cảm xúc tựa lần đầu được đắm mình trong cõi-giới thi ca mới, lạ được gặp lần đầu này. Tựa như nhiều câu thơ của Nguyễn là một kính-vạn-hoa.

 

Tôi nghĩ, tôi không sợ bị coi là quá lời khi quả quyết, bất cứ bài thơ nào trong SMNCL, cũng cho tôi ít nhất một câu thơ như kính-vạn-hoa.

Tôi không biết do Nguyễn Quang Thiều chọn bước đi cho thơ của mình trên lộ trình siêu thực (ngay từ tựa đề thi phẩm), đã đem đến cho Nguyễn những câu thơ như những nhát chém dữ dội xuống thân cây cổ thụ ngôn ngữ Việt? Hay, tính siêu thực với cách nhìn khác, đã đem lại cho SMNCL những câu thơ bập bùng, thao thức lửa ngọn của tài năng và trí tuệ của Nguyễn?

Nhưng trường hợp nào thì, Nguyễn Quang Thiều qua thi phẩm SMNCL cũng đã đem lại cho ông, cho thơ Việt Nam, những câu thơ mới, đẹp, tới bất ngờ, như:

- “Cơn mơ vang tiếng quẫy tuột câu như một tiếng nấc (tr. 9)

- “Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát

 “Như tiếng thóc khô chảy vào trong cót

(…)

 “Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình” (Tr. 14)

- “Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn” (Tr. 35)

- “Đêm chín rũ một mùa khóc

 “Đến nơi khô quắt một mùa cười

 “Nơi bầu vú ăn vào sỏi đá

 “Cứ nâu dần sau mỗi tiếng u…u” (Tr. 38)

- “Dưới những nhát búa cùn

 “Từng khúc xoan tươi toác ra tiếng cười của lửa” (Tr. 41)

- “Ta khắc khoải hình dung khuôn mặt em mà không sao nhớ nổi

 “Chỉ mang cá thở dồn làm ngực ta tắc nghẹn

 “Chỉ đuôi cá mềm quẫy tung nước làm bỏng rát mặt ta

(…)

 “Thính cứ ném xuống đời ta không ngủ” (Tr. 42)

- “John Baca đã bóp cò 20 năm về trước

 “Đạn vẫn bay đến bây giờ” (Tr. 52)

- “Em nằm nghiêng trong đêm

 “Như con thuyền cô đơn nép mình bên bến cát

 “Tôi cởi áo mình ra căng một cánh buồn” (Tr. 64)

- “Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ

 “Người suốt đời hoảng hốt với hư vô (Tr. 67)

- “Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua

 “như dao sắc phất vào mặt tôi” (Tr 76)

- “Một cơn sốt ngồi ôm một cơn sốt

 “Những tiếng ho bình đẳng vỡ làm đôi” (Tr. 78)

.

Tôi nghĩ, không nên có một nhận định riêng nào của mình. Vì, như đã nói, mỗi câu thơ của Nguyễn Quang Thiều như một kính vạn hoa. Mỗi độc giả, tùy cảm thức, trình độ, kinh nghiệm sống sẽ có được cho mình một hay, nhiều rung cảm khác nhau, qua mỗi lần đọc.

Tôi chỉ xin được chú thích rằng, Nguyễn có những câu thơ xóa bỏ / triệt tiêu hẳn các liên tự: “Như”, “tựa”, “giống như”… để liên-tưởng trực tiếp hiện ra, không qua một cầu nối nào - Đó là kỹ thuật ảnh trực tiếp gọi ảnh, hình trực tiếp tìm hình… 

Tôi thí dụ câu thơ

- "từng khúc xoan tươi toác ra tiếng cười của lửa”.

 Nếu là một thi sĩ khác, có thể sẽ viết:

- “từng khúc xoan tươi toác ra (như / tựatiếng cười của lửa”.

Hoặc:

- “Tôi cởi áo mình ra căng một cánh buồn

Nếu là một thi sĩ khác, có thể sẽ viết:

- “Tôi cởi áo mình ra (như / tựa) căng một cánh buồn” v.v…

Trong SMNCL, Nguyễn Quang Thiều cũng đề cập tới bản chất thay đổi của nhân loại thời hội nhập, qua những câu thơ như:

“Bầy chó gầy, bẩn thỉu, ốm đau / Ngày lùng sục kiếm ăn / Liếm cả lưỡi vào dao sắc ngọt / Lưỡi bị cứa máu trào ra ở đó / Con đến sau lại liếm máu bầy mình”. (Tr. 62) 

Và, dĩ nhiên Nguyễn Quang Thiều, trong SMNCL không quên đề cập tới những hậu quả khốc liệt, hay những vết thương khôn khép miệng, dù thời gian trải qua bao lâu!

Ở lãnh vực này, ông cũng rất kiệm lời khi viết:

 “John Baca đã bóp cò 20 năm về trước

 “Đạn vẫn bay đến bây giờ”.

Tuy nhiên, với tôi, các con chữ, hình ảnh trong bài “Những ví dụ” (Tr. 47), mới cho thấy rõ trái tim mở vào / ở với nhân loại của Nguyễn.

Bằng cách nhìn riêng của một thi sĩ mà, tài năng và trí tuệ đã được khẳng định, Nguyễn Quang Thiều không buông mình theo xu hướng thường tình là kết án chiến tranh, kẻ thù…Ông chọn tiêu chí nhân bản để nói về “Những người đàn bà góa bụa làng tôi” - - Nhưng đó lại là những dòng thơ xuôi, khiến người đọc có thể chảy nước mắt. Vì chiến tranh ở đâu, lúc nào, phía nào, cũng để lại sau lưng nó, những người phụ nữ trẻ, góa bụa!.! Họ buộc phải sống tiếp, phải gánh gồng một-đời-sống-chết trên đôi vai xương xẩu bất lực và, định mệnh bất khả chuyển cho tới khi thực sự chấm dứt đời họ:

“…Bầu vú họ mệt mỏi nằm ngoẹo đầu và trở nên ngễnh ngãng, không còn nghe được tiếng gọi đàn ông nồng mùi thuốc lào và ruộng bùn ngai ngái, trong những đêm gió từng đôi quấn nhau qua vườn hổn hển. Chỉ tiếng chuột nhắt cắn thóc trong những chiếc áo quan gỗ gạo đóng sẵn làm họ thức giấc. Và họ nằm âu lo trong tiếng mọt cắn gỗ vọng ra từ cỗ áo quan. Thời gian cứ lặng lẽ chảy vào chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà góa bụa làng tôi như những con cào cào áo nâu cứ khuất dần…khuất dần sau cỏ. Tôi như kẻ mắc bệnh tâm thần đứng khóc. Tôi khóc vì những ví dụ đã vĩnh viễn ra đi…”  (Tr. 49 & 50)

Tôi rất muốn ghi thêm nhiều “chú thích” khác nữa về cõi-giới thi ca Nguyễn Quang Thiều. Nhưng cảm thụ cái đẹp của thi ca, vốn là độc quyền, ân sủng của mỗi người yêu thơ.

Dưới đây là một “Cái đẹp” khác - - Một trong những cái đẹp của thơ Nguyễn, vượt ngoài những cái đẹp vốn đã bị cliché trong thơ của chúng ta từ nhiều chục năm trước: 

“Trên con đường gồ ghề

Gió lạnh gào thét

Con bò cắm mặt bước

Kéo chiếc xe nặng nề

Người đàn ông chân đất

Cúi rạp đẩy xe

Và trên đống đá thùng xe

Người đàn bà ngồi im lặng

Chiếc khăn trùm đầu

Bọc một gương mặt đẹp

.

“Gió lạnh lồng lộng bốn phía chân trời

Con bò nguyền rủa con đường quá dài

Người đàn ông nguyền rủa con bò đi quá chậm

Người đàn bà lặng lẽ quàng lại khăn

Che bớt gương mặt.” (Tr. 18) 

.

Sau nhiều lần đọc SMNCL, tôi không chút ngạc nhiên khi được biết thơ (cũng như văn) Nguyễn Quang Thiều đã được xuất bản, phổ biến rộng rãi ở nước ngoài, qua hai ngôn ngữ chính: Anh và, Pháp. (2)

Và, những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều cho văn chương VN, tôi trộm nghĩ, là điều chúng ta không thể không ghi nhận.

Du Tử Lê

(Calif. Jan. 2016)

 …………………………………………………………………..

Chú thích:

(1)Thi phẩm “Sự mất ngủ của lửa” tái bản lần thứ nhất bởi nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn và nhà XB Liên Việt Books. Tháng 11 năm 2015 - - Với mẫu bìa của Lê Thiết Cương, minh họa của 15 họa sĩ hữu danh đương đại.          (2) Nơi bìa 4 thi phẩm SMNCL, người đọc được biết những thành tựu chính về văn chương của Nguyễn Quang Thiều ở nước ngoài như:

- Petite La Fille Du Fleuve -tuyện ngắn in tại Pháp 1997. La Petite Marchande De Vermicelles - truyện ngắn in tại Pháp 1998. The women Carry River Water – thơ in tại Mỹ 1997. 

Ngoài ra Nguyễn Quang Thiều cũng có thơ và truyện ngắn trên các tạp chí ở Mỹ như AGNI, American Poetry Review, Boston Review, Gulf Coast, Manoa, Ploughshares, Fields, Compost, International Poetry… Và trên tạp chí của các nước như: Anh, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đài Loan, Nga, Úc, Ai-len, Trung Quốc, Colombia, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Ai Cập, Yakustia…

Ông cũng là dịch giả truyện ngắn và thơ của một số tác giả Mỹ, Úc và Hàn quốc. 

 

Attachments areaPreview attachment Nguyễn Quang Thiều.docNguyễn Quang Thiều.doc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 75)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 134)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 253)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 267)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 262)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 317)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 646)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 684)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 655)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
05 Tháng Năm 20241:31 CH(Xem: 867)
Tập thơ có bề dày 249 trang gồm ba tiểu đề: ngẫu hứng, mai anh về miền Trung và những bài thơ khác và khổ lụy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20825)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15780)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17446)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10131)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18577)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4988)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1740)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2224)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2133)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23448)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19960)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8763)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9774)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9203)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12169)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31688)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26472)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22704)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20814)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18905)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20052)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17650)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16763)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25729)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33055)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35559)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,