Tôi nghĩ đọc văn chương thì cái đầu phải hơi “điên điên” một tý. Thì nó mới hay. Văn chương không thể chính xác như toán học. Mà ngay cả toán học, cũng lắm chữ “nếu”! Nếu không đặt các điều kiện: x=0, x>0, x<0, hay x khác 0… Thì cái phương trình nó trở nên vô nghĩa! Thì có giải đúng bài toán, gặp ông thầy khó, vẫn có quyền cho… 0 điểm!
Tôi giả định ông Hoàng Cầm hồi nhỏ tới nhà bạn mình chơi. Nhà bạn ông có cô em gái rất xinh, mới 13 tuổi, trong khi ông 19 tuổi. “Nể” bạn, ông không thể nói tao yêu em gái mày! Nhưng ông vẫn trò chuyện với cô em gái, thậm chí muốn “níu” cái tuổi 19 của mình xuống còn… 13 tuổi!
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba
Tôi phải van lơn ngoan nhé, đừng ngờ...
Tôi phải dỗ như là... tôi đã nhớn
(Tuổi 13 – Thơ Nguyên Sa)
Tôi cũng giả định ông Hoàng Cầm hồi nhỏ tới nhà bạn mình chơi. Nhà bạn ông có người chị lớn hơn ông chục tuổi. “Nể” bạn, ông không thể nói tao yêu chị gái mày! Nhưng ông vẫn trò chuyện với người chị gái, thậm chí muốn “níu” cái tuổi 19 của chị xuống còn… 13 tuổi! Hay “nâng” cái tuổi 13 của mình thành 19 tuổi.
Tức là phải bằng tuổi của ông!?...
Nếu không thì nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng đâu có viết cuốn Vòng tay học trò!? Hay khi đọc:
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím...
(Tuổi 13 – Thơ Nguyên Sa)
Chẳng lẽ lại đặt câu hỏi: Tại sao lại không yêu “thẳng” vào nàng mà lại đi yêu… hoa cúc. Hay yêu lá sân trường!? Và kết tội “HẮN” là “thương vay khóc mướn”!!!
Bài thơ "Gửi người phụ nữ" của Rasun Gamzatov (Daghestan) có ý thơ hơi giống bài "Lời cuối cùng" của Victor Hugo. Bài thơ đó có đoạn:
Nếu còn lại một nghìn thôi, tôi ở trong số đó.
Nếu còn lại một trăm, tôi vẫn chống địch không rời
Nếu còn lại có mười người, tôi là người cuối sổ
Và nếu chỉ một người còn đứng đó-ấy là tôi!
Còn bài của Gamzatov có đoạn:
Hỡi người phụ nữ, nếu có nghìn đàn ông yêu em, em có biết trong nghìn người ấy, có Rasul Gamzatov nữa mà
Còn nếu như chỉ có, trăm đàn ông yêu em, em hãy nhớ rằng trong số trăm người đó, nhất định Rasul Gamzatov có tên
Còn nếu như yêu em, đàn ông chỉ còn một chục, thì Rasul Gamzatov đứng thứ bảy hay tám trong hàng
Nếu đàn ông chỉ còn lại một người yêu em, tôi xin thề người đó không ai khác, ngoài Rasul Gamzatov em ơi...
Ông đã từng viết các câu thơ sau nói các vấn đề trong xã hội:
...Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên
Từ xưa tới nay vẫn thế
Thuốc độc, lòng tham và tiền
Có thể giết người ta rất dễ
Nhưng tôi không hiểu một điều
Vì sao, tôi không biết:
Rằng nhiều khi sự thật và tình yêu
Cũng có thể làm cho người ta chết..
Phụ nữ và tình yêu luôn là đề tài chính trong các tác phẩm của ông. Gamzatov được nhiều bạn trẻ biết đến với câu thơ nổi tiếng: "Tôi đã yêu hàng trăm người phụ nữ. Nhưng trong mỗi người đều mang bóng dáng em", và câu "không có ai hát hay bằng những người mẹ...".
(Theo Wikipedia)
Cho nên người làm thơ cũng phải hơi… “điên điên”! Huống hồ cuộc sống còn có lắm cái điên hơn?...
Cũng theo Wikipedia:
Nhiều người nhầm Gamzatov với Abutalib là người nói câu nổi tiếng: "Nếu bạn bắn súng ngắn vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn súng thần công vào bạn" ("If you fire at the past from a pistol, The future will shoot back from a cannon."). Lưu ý nếu dịch "pistol" là "súng lục" hoặc "cannon" là "đại bác" sẽ không chính xác, còn nếu đem bổ ngữ ra sau như bản dịch: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác" thì lại khiến cho ta cảm giác không trôi chảy, mất hay.
Là tôi, thì tôi không dám “nổ súng” vào tiền bối Hoàng Cầm hay Nguyên Sa!
Vì cái tựa đề đặt là “THỬ BÀN…”. Mà tò mò lại chẳng thấy ai… bàn! Nên tôi “liều mạng”, nhảy vào bàn chơi… thử cho vui! Chứ không hề có ý định “tranh luận” một bài thơ rất được nhiều người yêu thích của nhà thơ Hoàng Cầm (đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát Tình Cầm). Cũng như, tôi nghe người ta nói, nếu bây giờ mà ra ngoài chợ mua bó rau có… sâu! Thì lại càng mừng, vì chứng tỏ nó là rau sạch. Tội gì phải “vạch lá tìm sâu”!
Chúc mọi người đọc xong, rồi quên!
Cũng may, không có chuyện gì xẩy ra…
Tôi cũng cám ơn nhà văn Phạm Đức Nhì. Ông đã đặt ra vấn đề cho mọi người suy nghĩ. Cũng như tôi, phải đứng trước hai lựa chọn: Viết phê bình dù có dở, không viết phê bình còn dở hơn!? Vì mục đích cuối cùng cũng là để thưởng thức văn chương nghệ thuật được… thăng hoa!
Cám ơn cả trang web www.dutule.com!
Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa
Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó, tính từng hào keo kiệt
(Có Một Thời Như Thế, thivien.net)
Khi “mái tóc xanh bắt đầu pha sợ bạc”, quỹ thời gian không còn nhiều nữa thì việc “chi chút thời gian từng phút từng giờ/ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt” là cần thiết; “níu xuân xanh” đưa vào hoàn cảnh ấy là hợp tình hợp lý, người đọc ai cũng có thể thông cảm và chấp nhận dễ dàng. Còn như Hoàng Cầm, mới 19 tuổi đã viết:
“Nếu anh còn trẻ như năm cũ”
nghĩa là xuân xanh còn dài đằng đẵng, không chịu ung dung hưởng thụ mà lại:
“Anh đàn em hát níu xuân xanh”
thì đúng là tính khí của anh nhà giầu keo kiệt - tiền đầy túi mà chi li từng xu, từng hào. Cách ứng xử ấy chẳng nên thơ tí nào nếu không muốn nói là rất xấu. Chữ “níu” không những không hay mà lại còn không đúng nữa.
Cũng như, tôi nghe người ta nói, nếu bây giờ mà ra ngoài chợ mua bó rau có… sâu! Thì lại càng mừng, vì chứng tỏ nó là rau sạch. Tội gì phải “vạch lá tìm sâu”!
Rau có sâu mà mừng (vì nó là rau sạch) thì cũng được đi. Nhưng nếu không “vạch lá tìm sâu” mà cứ nhắm mắt ăn đại thì kể cũng … hơi điên đấy. Cám ơn anh Tàn Chiến Cuộc đã góp lời bàn.