LÊ NGỌC TRÁC - LÂM ANH "Giữa chợ đời xuôi ngược"

29 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 5692)
LÊ NGỌC TRÁC - LÂM ANH "Giữa chợ đời xuôi ngược"

 

Lâm Anh qua đời vào ngày 12 tháng 1 năm 2014. Tiễn Lâm Anh về với lòng đất núi rừng Cát Tiên - Lâm Đồng, nhà thơ Võ Chân Cửu đã viếng anh hai câu:

"Trà Khúc chảy xuôi dòng, đến Ba La muốn tránh triều cường, phải Quá Giang thuyền ngược
Cát Tiên cao mấy núi, qua ngã Lam Anh để ngừa cơn lũ quét, sao đành bỏ cuộc chơi!"

Thật là xúc động! Chỉ với hai câu đối viếng bạn, Võ Chân Cửu đã nói lên được cuộc đời thơ nhiều lận đận của Lâm Anh.

Lâm Anh tên thật là Nguyễn Lâm Anh, còn có bút danh Nguyễn Ba La. Anh sinh ngày 08 tháng 12 năm 1942 tại làng Ba La, xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, Lâm Anh đã xuất hiện trên thi đàn và làm nên tên tuổi cùng thời với Phan Nhự Thức, Trần Thuật Ngữ... Sau năm 1975, hoàn cảnh cuộc sống nhiều khó khăn, Lâm Anh đã đưa gia đình rời quê hương Quảng Ngãi đến Cát Tiên sinh sống. Cuộc sống tha phương nơi núi rừng xa lạ, nhiều gian nan, thử thách, nhưng Lâm Anh vẫn gắn bó đời mình với thơ. Chính thơ đã cho anh niềm tin vào cuộc sống. Chúng ta thật sự xúc động khi đọc "Cát Tiên ngày ấy" của Nguyễn Hoàng Dương - một người bạn trẻ đồng hương của Nguyễn Lâm Anh viết về những ngày sống cùng anh ở Cát Tiên: "... Có một con người mà nếu không có anh ở đây chưa hẳn tôi đã đến Cát Tiên. Người đó là nhà thơ Nguyễn Lâm Anh.... Gần hai mươi năm sau đêm rượu tiễn biệt đầy mưa gió nơi quê nhà, tôi và Lâm Anh cùng nhau cụng chén trùng phùng nơi đất Trích xa xôi. Ngọn đèn dầu sáng lên trong niềm vui hạnh ngộ. Lâm Anh với vầng trán vút cao ngồi uy nghi giữa bốn bề rừng núi, sau lưng tôi sông Đồng Nai chảy lạnh một dòng. Tiếng ly chạm nhau ngân dài như hồi chuông hành lễ, và Lâm Anh đọc thơ. Thơ anh vạm vỡ một niềm bi tráng. Tiếng thơ anh đi vào hồn tôi như lời đồng vọng từ những cơn cuộc bể dâu. Tôi nghe khí thơ anh cuồn cuộn bay trong đêm rừng núi, hồn thơ anh vây phủ tôi. Những oan nghiệt giữa cuộc tử sinh được thơ hóa giải. Anh ung dung dắt bóng thơ đi giữa trận đồ bát quái của cơm áo cõi người. Thơ anh như lời gọi thức tỉnh hồn tôi, bởi tôi, một chiếc bóng mộng du đang bơ vơ trên những nẻo đoạn trường... Tôi nhắm mắt ngồi nghe thơ anh chen trong tiếng gió khuya hú dài qua truông rẫy, lẫn trong tiếng nước sông Đồng Nai đang âm vang một khúc kinh buồn..."

Đọc những câu thơ Lâm Anh viết về tình mẹ con, chúng ta nghe lòng rưng rưng và thấm thía về cuộc sống của gia đình anh nơi vùng kinh tế mới xa xôi: 

"Bạc tóc cũng dụi vào lòng mẹ
Muốn khóc to thời tuổi lên ba
Mẹ cười nước mắt pha màu khói
Một vầng trăng trong bếp hiện ra...

Tiếng loa loa xé lòng nát ruột
Kinh tế mới tìm áo ấm cơm no
Mẹ đã gù lưng thêm gánh nặng
Lên rừng vá áo giúp cho con
Mũi kim như mũi đời tê điếng
Mẹ nhìn trời ngỡ chiếc áo quan"

(Trích: "Bài ca sau ngày hòa bình")


Những hình ảnh thường ngày trong cuộc sống, qua ngòi bút của Lâm Anh đã đi vào thơ thật sinh động, cuốn hút người đọc:

"Lửa chiều hôm... em thổi bùng
Tôi chợt cháy và sương chợt đỏ
Nồi củ trắng như sôi cùng gió
Cây ngoài vườn dường cũng sôi xanh"

(Trích: "Chiều hôm Cát Tiên")

Lâm Anh có những câu thơ tứ tuyệt tài hoa, đầy ẩn dụ, bắt người đọc phải suy tưởng:

"Lột tiếng chim dán đầu cây
Tám năm về gỡ làm trầy mùi hương
Sớm mai nắng ấm đỏ vườn
Mùi hương nào chín tận phương trời chiều"

(Trích: "Tám năm")

Thơ Lâm Anh đa dạng, nhiều cung bậc tình cảm , gắn bó với cuộc sống:

"Ồ! Mặt trời vẫn mọc ở phương Đông
Loài chim khôn còn hót được trong lòng
Thì dù ta chỉ còn đôi cánh lá
Cũng vì người mà trổ hết mùa bông"

(Trích: "Cũng vì người")Sau bao năm sống xa quê hương, xuôi ngược giữa chợ đời, trong một lần về thăm Quảng Ngãi, Lâm Anh viết bài thơ "Chiếc áo cũ" như một lời tâm sự. Bài thơ ngũ ngôn dài 27 khổ gồm 110 câu thơ. Được rút ra từ tim, từ ruột gan của anh:

"Ta mua chiếc áo cũ
Với giá bốn mươi đồng
Quảng Ngãi chiều gió bấc
Quảng Ngãi đầy mùa đông
 
Ta đứng thay áo mới
Giữa chợ đời ngược xuôi
Ta ngắm ta như núi
Giữa đất trời rộng thênh
...
Ta giống như ông lão
Lật chiếc áo thời trai
Ngắm bâu mòn cổ bạc
Như ngắm cành hoa phai
 
Ta giống như con nít
Khoe chiếc áo đầu năm
Ta ngắm trên ngắm dưới
Như ngắm trời xa xăm
 
Áo thu xanh vàng nắng
Đẫm xót tình quê hương
Ta sờ tay vô túi
Bỗng đụng nhằm khói sương
 
Ta sờ tay vô túi
Mới hay rằng trong áo
Có bóng chiều ải quan
Có bóng người thua trận
Ôm bước về hoang mang
 
Ta sờ tay vô túi
Mới hay rằng trong áo
Có một bầy ngựa hoang
Quị chân vào mặt nước
Đành quên thời dọc ngang
...
Ôi! Ai về trong áo
Mang bóng hình vọng phu
Mắt chưa mờ máu đỏ
Tình chưa mờ thiên thu
 
Để bây giờ trong áo
Có ta chết nụ cười
Ôm những bầu rượu đắng
Trút vào hồn hoang vu
 
Để bây giờ trong áo
Có em rã lệ hồng
Trong đường kim mũi chỉ
Trong nút mòn khuy long
 
...
Bao năm đời treo áo
Bên một góc cổ đình
Người xưa... im cửa đóng
Nhện giăng mờ buồn tênh
 
Bao năm đời treo áo
Trên rẫy bái nương rau
Trong đầu rừng xó núi
Trên dốc ngược đường xuôi
 
Bao năm đời nhuộm áo
Đo lòng em - lòng con
Đen đầu đường - xó chợ
Vàng lòng anh - lòng tôi
 
Bao năm đời xé áo
Bọc lá trầu trái cau
Chặm mắt mù bụi cát
Che tóc bạc muôn màu
 
Cũng đành như chiếc áo
Bạch thếch những màu xanh
Ôi những màu đất đá
Ôi em và ôi anh
 
Cũng đành như chiếc áo
Tan bụi vào thiên thu
Vào thơ sầu thiên cổ
Vào hoang phế mịt mù
Bao năm lòng không áo
Bởi ta bận làm ăn
Bao năm đời quên áo
Nên rất quí tình em
 
Nếu không về quê cũ
Đâu gặp được mùa đông
Cảm tạ ơn gió bấc
Cảm tạ đời lạnh căm
Cảm tạ ơn sông núi
Cảm tạ người tôi thương".

(Trích: "Chiếc áo cũ")

Đây là bài thơ "đỉnh cao" trong sự nghiệp sáng tác của Lâm Anh. Nội dung bài thơ là lời tâm sự về cuộc đời, một đời thơ nhiều khổ lụy. Có nhiều người thấy cuộc đời mình trong bài thơ "Chiếc áo cũ" của Lâm Anh. Những con chữ giàu nhạc điệu, hình ảnh bắt chúng ta phải suy tư về một kiếp người. Bên cạnh tư tưởng, tình cảm, chúng tôi tin thơ còn có tâm linh - thơ còn có khả năng linh cảm. Phải chăng trong một lần về thăm quê nhà, Lâm Anh linh cảm cho "chuyến đi xa" của mình nên đã dốc bầu tâm sự về cuộc đời, về thơ và thốt lên lời cảm tạ quê hương, cảm tạ những người anh yêu thương trong cuộc đời.

Khi tôi viết đến dòng cuối của bài viết này, Lâm Anh đi xa đã hơn 2 năm. Cùng với thi phẩm "Quá giang thuyền ngược" được Nhà xuất bản Văn hóa Thông xuất bản năm 2012, Lâm Anh còn có đến hơn 25 tập thơ đã hoàn thành bản thảo, chưa xuất bản và còn nhiều thơ đăng trên các báo và các tuyển tập văn học trong và ngoài nước. Nhiều bài thơ của anh đã neo đậu trong lòng người yêu thơ.

Nhìn vào di sản thơ của Lâm Anh, chúng ta nhận thấy: Bao năm xuôi ngược giữa chợ đời, trước khi đi xa, Lâm Anh đã xây dựng được "ngôi nhà mặt tiền" trên con đường thơ ca. Người "mua chiếc áo cũ " đã vì đời mà "trổ hết bông". Và, những hoa thơ của Lâm Anh sẽ mãi tỏa hương khắp đất trời. 

Lê Ngọc Trác

Phố biển La Gi tháng 3/2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 36)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 123)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 232)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 254)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 255)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 301)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 634)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 660)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 636)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
05 Tháng Năm 20241:31 CH(Xem: 850)
Tập thơ có bề dày 249 trang gồm ba tiểu đề: ngẫu hứng, mai anh về miền Trung và những bài thơ khác và khổ lụy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20786)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15748)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17413)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10096)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18544)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4958)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2200)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2111)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23429)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19943)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8749)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9765)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9182)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12146)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31671)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21467)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26456)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22688)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18891)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20041)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17629)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16746)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25711)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33041)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35545)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,