Nhà thơ Lê Nguyên Ngữ và phu nhân.
Những câu thơ trên được trích trong bài thơ "Phan Thiết Cà Ty chảy gặp cầu" của Lê Nguyên Ngữ. Bài thơ ra đời vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Khi bài thơ vừa ra đời chưa kịp ráo mực của tác giả, lúc bấy giờ, ở Phan Thiết có một vài người tỏ ra là người có "lập trường - quan điểm" đã cắt nhỏ bài thơ ra lấy một câu "bởi sóng vỗ ngoài kia mời mọc quá", rồi lớn lối "chụp mũ" cho Lê Nguyên Ngữ làm thơ cổ động người vượt biển trốn ra nước ngoài!?? Thật là buồn cười! Mặc cho những người "ấm đầu" chụp mũ, đến hôm nay đã hơn 30 năm, "Phan Thiết Cà Ty chảy gặp cầu" vẫn neo đậu trong lòng người yêu thơ và những người yêu Phan Thiết thân yêu - trở thành một trong những bài thơ hay viết về phố biển Phan Thiết.
Kể từ khi bài thơ "Phan Thiết Cà Ty chảy gặp cầu" ghi dấu ấn trong lòng người yêu thơ, Lê Nguyên Ngữ bắt đầu chuyển sang viết truyện ngắn. Từ năm 1983 đến năm 2016, truyện ngắn của Lê Nguyên Ngữ thường xuyên xuất hiện trên các báo và tạp chí văn nghệ trên cả nước. Anh đã xuất bản được 10 tập truyện ngắn, có đến 15 lần đoạt giải thưởng về truyện ngắn, bao gồm nhiều giải thưởng từ địa phương đến trung ương. Lê Nguyên Ngữ được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Riêng thơ, mãi đến năm 2012, nhà xuất bản Văn học mới in và phát hành tập thơ Lê Nguyên Ngữ.
Qua theo dõi sự nghiệp sáng tác văn chương của Lê Nguyên Ngữ, chúng tôi thiển nghĩ: Mai này, có lẽ bạn đọc sẽ quên một " Lê Nguyên Ngữ Truyện ngắn ". Dù số lượng truyện ngắn được xuất bản và đạt giải thưởng của anh thật nhiều. Nhưng, chúng tôi tin chắc một điều: Những người yêu văn chương sẽ nhớ đến thơ của Lê Nguyên Ngữ. Và, những bài thơ của anh sẽ mãi mãi tỏa sáng, lung linh trên bầu trời thi ca.
Từ năm 1974, thơ của Lê Nguyên Ngữ đã xuất hiện trên Thời Tập, Khởi Hành... các tạp chí văn học ở miền Nam. Bài thơ "Xế đời đao phủ thủ" của anh đã tạo được “ tiếng dội trong lòng” bạn đọc. Lê Nguyên Ngữ tên thật là Lê Văn Tám. Anh sinh ra và lớn lên ở Sa Ra, một làng quê nghèo quanh năm đầy nắng gió thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Lê Nguyên Ngữ đã đưa đặc sản "Gió" của miền cực Nam Trung Bộ vào thơ. Trong thơ Lê Nguyên Ngữ, "Gió" không còn là hiện tượng thời tiết, "Gió" còn là tâm tình, là trạng thái của tâm hồn, gắn bó với con người. Bài thơ "Trở bấc" của Lê Nguyên Ngữ xuất hiện trên tạp chí Thời Tập từ năm 1974 đã thể hiện điều này:
Lê Nguyên Ngữ đã viết những câu thơ đầy ưu tư, trăn trở. Đến hôm nay đã hơn 30 năm vẫn còn mang tính thời sự:
"...
Đất nước bây giờ nào đã hết khó khăn
đâu
những Bùi Kiệm, Trịnh Hâm
Vẫn còn trong xã hội
Lật trang thơ ta thấy mình có lỗi
Ơn người từ tăm tối ơn ra..."
(Trích bài thơ "Đêm nghe Lục Vân Tiên nghĩ về thầy Đồ Chiểu" - Tuần báo Văn nghệ 1982)
Lê Nguyên Ngữ có những bài thơ đầy cảm xúc, chứa chan tình cảm. "Quán chiều phố huyện" là tuyệt chiêu của Lê Nguyên Ngữ:
(1991)
Từ năm 1947, thi sĩ Quang Dũng viết bài thơ "Quán bên đường". 44 năm sau, Lê Nguyên Ngữ viết "Quán chiều phố huyện". Hai tác giả sống vào hai thời đại khác nhau. Bối cảnh xã hội trong hai bài thơ khác nhau. Nhưng, chúng ta đều công nhận độ rung và sức lan tỏa của "Quán bên đường" của Quang Dũng và "Quán chiều phố huyện" của Lê Nguyên Ngữ đều giống nhau. Hai bài thơ đều là những bài thơ hay trong vườn thơ đất nước.
Thế mới biết: Tài hoa và tấm lòng của người viết sẽ tạo được những tác phẩm hay, đẹp trong cuộc đời.
Những hình ảnh hiện thực, trần trụi trong cuộc sống đời thường, Lê Nguyên Ngữ đã đưa vào thơ, lòng người đọc chùng xuống khi đọc thơ anh:
(Bài thơ Trăng rằm thoắt đó - 1989)
"Đâu biết xuân này ta gặp bạn, Phan Thiết buổi về, Tôi về Phan Rí đi xe ngựa, Mưa chiều tháp cổ, Mùa xuân uống rượu với người chăn dê, Giao thừa..." là những bài thơ hay, ghi dấu đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác thơ của Lê Nguyên Ngữ.
Sau nhà thơ Vũ Anh Khanh, Hoài Khanh... những người đi trước, kể từ năm 1975 đến nay, qua thơ chúng ta nhận thấy: Lê Nguyên Ngữ đã cùng với Nguyễn Bắc Sơn, Huỳnh Hữu Võ, Nguyễn Như Mây và Đỗ Quang Vinh hợp thành "ngũ nhạc - hoa sơn" trên bầu trời thơ Bình Thuận.
Lê
Ngọc Trác
La
Gi, tháng 4/2016