Nhà thơ Nguyễn Vỹ làm bài thơ
dưới đây ở Hà Nội, trong khoảng những năm 1936, 1937, đăng
trên tờ tuần báo Phụ Nữ.
Nguyễn Vỹ: Gửi Trương Tửu. Nay ta thèm rượu nhớ mong ai Một mình rót uống chẳng buồn
say! Trước kia hai thằng hết một
nậm, Trò chuyện dông dài, mặt đỏ
sẫm. Nay một mình ta một be con, Cạn rượu rồi thơ mới véo
von. Dạo ấy chúng mình nghèo kiết
xác, Mà vẫn coi tiền như cỏ rác. Kiếm được xu nào đem tiêu
hoang, Rủ nhau chè chén, nói huyênh
hoang. Xáo lộn văn chương với chả
cá, Chửi Đông, chửi Tây, chửi tất
cả. Rồi ngủ một đêm, mộng với
mê, Sáng dậy nhìn nhau, cười hê hê. Bây giờ thời thế vẫn thấy
khó, Nhà văn An Nam khổ như chó. Mỗi lần cầm bút viết văn
chương, Nhìn đàn chó đói gặm trơ
xương, Rồi nhìn chúng mình hì hục viết Suốt mấy năm trời kiết vẫn
kiết. Mà thương cho tôi, thương cho anh Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh. Bao giờ chúng mình thật ngất
ngưởng, Tôi làm Trạng nguyên, anh Tể
tướng. Rồi anh bên vũ, tôi bên văn Múa bút, vung gươm hả một phen. Cho bõ căm hờn cái xã hội Mà anh thường kêu mục, nát,
thối. Cho người làm ruộng, kẻ làm
công Đều được an vui, hớn hở
lòng. Bao giờ chúng mình gạch một chữ Làm cho đảo điên pho lịch sử. Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa Hất mồ, nhổm dậy, cười say
sưa. Để xem hai chàng trai quắc thước Quét sạch quân thù trên đất
nước. Để cho toàn thể dân Việt Nam Đều được tự do muôn muôn
năm. Để cho muôn muôn đời dân tộc Hết đói rách, lầm than, tang
tóc. Chứ như bây giờ là trò chơi, Làm báo, làm bung, chán mớ đời! Anh đi che tàn một lũ ngốc, Triết lý con tườu, văn chương
cóc. Còn tôi bưng thúng theo đàn bà Ra chợ buôn văn, ngày tháng qua. Cho nên tôi buồn không biết mấy. Đời còn nhố nhăng, ta chịu
vậy. Ngồi buồn lấy rượu uống say
sưa, Bực chí, thành say mấy cũng vừa. Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ, Chơi nước cờ cao lại gặp bí. Rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ, Rốt cuộc chỉ còn mộng với
mơ!
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Có phải chính vì lòng nhân ái, tính nhân văn của một nhà thơ lớn mà cả trong tác phẩm và nhân cách ngoài đời của họ càng làm cho chúng ta kính yêu và ngưỡng mộ.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.