Lê Hân, “Ngọn tình lục bát” và “tiểu truyện” Văn Nghệ Sĩ.

13 Tháng Chín 201612:10 CH(Xem: 4831)
Lê Hân, “Ngọn tình lục bát” và “tiểu truyện” Văn Nghệ Sĩ.


Sau thi phẩm “Tình thơm mấy nhánh (XB năm 2003), nhà thơ Lê Hân, đã gửi tới những người yêu thơ tác phẩm thứ hai: “Ngọn tình lục bát” (NTLB), do nhà Nhân Ảnh, Canada, ấn hành; với bìa và phụ bản tranh Khánh Trường.

Như tên gọi, NTLB của họ Lê gồm trên dưới 150 bài thơ lục bát, trải dài trên 262 trang sách, khổ lớn.

Mở đầu thi phẩm NTLB gồm 5 phần là “Thiên Nhiên Xuất Sắc”, “Quê Hương”, “Gia Đình” “Thầy, Cô, Bè Bạn” và “Văn Nghệ Sĩ”, là bài thơ như một “tuyên ngôn” chung cho toàn tập; Lê Hân viết:

“mẹ ươm hạt giống ca dao
nở nhánh lục bát ngọt ngào Việt Nam
trời còn tinh khiết trăng vàng
đời còn sáu tám nồng nàn ấm tay
lót lòng người nụ thơ này
tinh túy dân tộc càng ngày càng thơm…”
(Tích “mở cửa “Ngọn Tình Lục Bát”)

Như “tuyên ngôn” được chọn, để mở vào tuyển tập, trên dưới 150 bài lục bát của Lê Hân đều ngọt ngào dòng chảy ca dao. Chi tiết hơn, ở vị trí người đọc, nhận định riêng của tôi là, dù phân chia từng lãnh vực nhưng, có hai ngọn cờ được kéo lên cao nhất, nổi bật nhất đó là: Nơi chốn (gắn liền với tuổi thơ, gia đình, quê hương) và, tấm lòng trân, quý của tác giả dành cho giới văn nghệ sĩ.

Về nơi chốn, qua nhiều trang thơ, người đọc gặp được những hình ảnh quen thuộc của quê hương, đất nước. Từ “chim trong sân sau nhà”:

“nhà em có cây thầu đâu
cả ngày chim sẻ chim sâu quây quần
cành thanh lá mỏng rung rung
hát theo cơn gió hòa cùng tiếng chim…”
Tới “Mưa núi”:
“lòng không dưng nhớ bâng khuâng
Thương về một thuở xa xăm mịt mù
thời còn ẵm ngửa tản cư
trong lòng cha mẹ dường như vẫn còn
.
Lên hai từ giữa núi non
Tiên Châu, Tiên Phước chon von đỉnh trời
mái tranh, nền đất nện ngồi
ngó trời mưa phủ ngút hơi đá già…”

Hoặc:

“nơi chôn cuống rún của ta
vẫn còn nguyên tại nơi xa bạt ngàn
Hội An ơi hỡi Hội An
trong ta chỉ sót tiếng vang xa vời…”
(Trích “mưa trên phố ấu thơ”)

Hoặc:

“qua sông bằng cây cầu quay
Về bằng cầu có rồng bay là là
Đã Nẵng quả thật phồn hoa
Nhưng hình như chẳng xa hoa chút nào…”
(Trích “qua sông Hàn”

Hoặc nữa:

“ba em là một ông già
Tóc râu…xanh biếc làn da hồng hào
Dáng người thanh cảnh cao cao
Nụ cười ánh mắt chừng thao thức buồn
(Trích “ba em”)

.
Về tấm lòng trân, quý mà tác giả NTLB dành cho giới văn nghệ sĩ, người ta thấy, dường như không thiếu một nghệ sĩ tên tuổi nào. Từ thế hệ tiền chiến như Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, tới lớp trẻ hơn một chút như Phạm Đình Chương, Hoàng Thi thơ, Y Vân… Rồi tới thế hệ Trịnh Công Sơn, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng v.v… Về phía thi sĩ, họa sĩ, tác giả đề cặp tới những tên tuổi quen thuộc như Khánh Trường, Thành Tôn, Song Thao v.v…

Đặc biệt là những văn nghệ sĩ được Lê Hân nhắc tới, đều hiện ra trong lục bát họ lê với tựa đề những tác phẩm tiêu biểu của họ; hoặc những nét chính làm thành chân dung tác giả đó.

Thí dụ trong bài “Nhớ người của Hội Trùng Dương” – Tưởng niệm nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Lê Hân đã mang vào được trong thơ của mình, khá đầy đủ tựa đề những ca khúc nổi tiếng nhất của họ Phạm như: “Mộng dưới hoa, Đợi chờ, Mắt buồn, Đêm màu hồng, Hội Trùng Dương, Tiếng dân chài, Ly rượu mừng” v.v…

Cũng vậy, khi đề cập tới Phạm Duy, thì mấy chục nhạc phẩm nổi tiếng nhất của người nhạc sĩ ngoại khổ này, cũng đã được Lê Hân khéo léo mang vào lục bát của mình…

Tôi cho đó là một nỗ lực đáng kể của họ Lê.

.
Trước khi thi phẩm NTLB ra đời, họ Lê đã cho ấn hành thi phẩm “Tình thơm mấy nhánh” năm 2003.

Về “Tình thơm mấy nhánh”, ở thời điểm đó, GS Đàm Trung Pháp trong một bài viết, có đoạn ghi nhận như sau:

“… Cõi vô cùng thế gian bàng bạc trong thơ Lê Hân để đón mời người yêu đi vào tình sử, như trong các bài "Đón Xuân", "Áo Vàng Hoa Tím" và "Em, Biển và Trăng", cả ba bài đều phảng phất hồn thơ Đinh Hùng, một trong những thi nhân mà anh ngưỡng mộ. Những đoạn thơ mượt mà sau đây từ các bài ấy của Lê Hân đã làm sống lại trong tôi những giấc mơ kỳ thú của thời son trẻ:

“và biết đâu chừng hai chúng ta
bay vào vũ trụ nhặt sao sa
mỗi sao là một con chim nhỏ
biết thở, biết cười, biết hát ca”
(Đón Xuân)

(…)

“Lê Hân cũng chịu ảnh hưởng Nguyễn Bính, một nhà thơ nữa mà anh mến mộ. Đoạn lục bát sau đây trong bài "Tà Áo Mùa Thu" là một lời mời mọc Nàng Thơ vô cùng dễ thương. Nàng Thơ nào mà có thể khước từ lời dụ dỗ này nhỉ? Tôi đoán nếu Nguyễn Bính còn sống, chắc ông cũng sẽ gật đầu tán thưởng:

“mùa thu vốn của đất trời
và em vốn của những người làm thơ
tôi trồng tỉa những sợi tơ
mời em bước xuống những tờ hoa tiên”

“Lê Hân cũng mê cỏ cây hoa lá, như anh đã thổ lộ trong bài "Trong Vườn Hoa Tôi". Anh yêu đủ mọi loại hoa trong vườn được anh nhân cách hóa, từ vạn thọ đơn sơ khoác áo vàngï đến thược dược mảnh mai đứng bâng khuâng đến pensée nằm trong từng cánh nhung vàng đến các loại hồng, và anh yêu chúng kiểu này:

“yêu hoa
không thể ngắm chơi
cùng thơ, thở giữa đất trời với hoa”

Anh khéo lắm, yêu mọi loài hoa chỉ là cái cớ để anh nói lên tấm lòng của anh đối với bông hoa "nói tiếng người" hôm ấy vắng mặt trong vườn…” (Nguồn Wikipedia-Mở)

.
Qua những đoạn trích dẫn trên của GS Đàm Trung Pháp, tôi muốn nhắc tới một khía cạnh khác, trong thơ Lê Hân, đó là tình yêu thiên nhiên; hay thiên nhiên, một nhánh sông khác, trong dòng sông thi ca họ Lê.

Tuy nhiên, với tôi, dù ở khía cạnh nào thì tính ca dao, xuôi chảy dễ dàng trong thơ Lê Hân, vẫn là cây bài chủ hay, con ách chuồn của cõi-giới thi ca Lê Hân vậy.

Du Tử Lê,
(Garden Grove, Sept. 2016)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21061)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 15944)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 10306)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13728)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 20404)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 10481)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 9928)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 34963)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21061)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15944)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10306)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5127)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1865)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2416)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23568)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20052)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8862)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9898)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9274)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12331)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31818)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21554)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26603)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24041)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22835)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20950)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18980)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20158)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17720)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16807)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25885)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33202)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35609)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,