Ghi nhận nào có trong “Những hàng châu ngọc” của Huy Trâm (Kỳ 01),

20 Tháng Chín 20162:38 CH(Xem: 4836)
Ghi nhận nào có trong “Những hàng châu ngọc” của Huy Trâm (Kỳ 01),

Tiểu sử nhà văn Huy Trâm / Nguyễn Hồng Nhuận Tam cho thấy ông bước vào sinh hoạt VHNT của 20 năm VHNT miền Nam, rất sớm; ngay tự giữa thập niên 1950. Tới đầu thập niên 1960, ông đã có nhiều tác phẩm xuất bản, như tập truyện “Chiều quê hương” (XB năm 1963), hay “Lòng chưa dâu biển” (thơ, XB năm 1967).

Tuy nhiên, Huy Trâm không được đám đông biết tới nhiều. Một năm sau, năm 1969 tác phẩm nhận định văn học “Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại” của ông, được trao giải thưởng văn chương toàn quốc bộ môn biên khảo, tên tuổi Huy Trâm mới thực sự được văn giới và, dư luận chú ý.

Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại”, gọi tắt là “Những hàng châu ngọc” (NHCN) (1), là một tuyển tập ghi nhận những cảm nghĩ riêng của họ Nguyễn về tiến trình thi ca trên dưới nửa thế kỷ (tính tới cuối thập niên 1960).

Ơ giai đoạn thơ Tiền chiến, người đọc thấy ông đề cập tới thơ của những nhà thơ như Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Bàng Bá Lân, v.v… Với dòng thi ca miền Nam (sau cuộc di cư 1954), người đọc thấy ông nhắc tới thơ của các tác giả như Đinh Hùng, Tạ Ký, Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Quách Thoại, Nguyễn Đức Sơn, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền, Tuệ Mai, Hoài Khanh, v.v…

Tác phẩm vừa kể có tất cả 7 chương; chia theo những chủ đề như: “Thiên nhiên nguồn cảm hứng vô tận”. “Tình yêu và niềm đau khổ”, “Thi ca với mùa màng cùng thời tiết”; “Trở lại thời xưa”, Những buổi chiều trong thơ”; “Trên sông khói sóng” “Những đoạn hùng ca”; và, phụ lục “Đêm vào lòng người”.

Đặc biệt trong chương “Tình yêu và niềm đau khổ”, Huy Trâm / Nguyễn Hồng Nhuận Tam đã chọn bài thơ tựa đề “Xuân ca” của Thanh Tâm Tuyền, một bài thơ rất ít người biết- - Phản ảnh giai đoạn đầu hành trình thi ca của người làm thơ, sau này được tạp chí Sáng tạo coi là ngọn cơ đầu của nỗ lực xiển dương phong trào thơ tự do ở miền Nam. Một bài thơ lục bát mà từ nội dung đến hình thức rất gần với ca dao và, đậm hồn tính thơ tiền chiến.

Nguyên văn bài thơ “Xuân ca” của Thanh Tâm Tuyền như sau:

Trót nghe nửa tiếng cười đùa

Xóm hoa mưa đổ hương xưa nghẹn ngào

Thuở buồn ai đẹp phương nào

Cúi đầu trinh khóc xôn xao trêu người

Yêu nhau không dám ngó trời

Trời xanh mây trắng xuân đời bỏ hoang

Hoa mai nở đón mắt nàng

Mà môi trống lạnh muôn vàn cách xa

Hôm nay muốn gió thành hoa

Muốn mây thành tóc lòng ta rũ cười

Bao giờ trọn vẹn cuộc đời

Ta ôm mây trắng cho trời mãi xanh”.

(NHCN, Huy Trâm, trang 75) (2)

.

Đó là lãnh vực phê bình văn học. Về thi ca họ Nguyễn, Nhà phê bình văn học Cao Thế Dung trong loạt bài “Thi ca và thi nhân”, đề cập tới cõi-giới thơ Huy Trâm, đã viết:

Thơ Huy Trâm xuất hiện như tiếng nói vang tỏa từ một không trung tươi mát và trong lành. Thơ ông - xét toàn bộ - trong sáng một cách mơ say. Giữa những xáo trộn của thời thế, thơ Huy Trâm tìm về sự an nghỉ. Giữa những xáo trộn của thời thế, thơ Huy Trâm tìm về an nghỉ. Không phải như một an nghỉ thoải mái, tiếng thơ ông dật dờ trong lặng lẽ cùng với nỗi buồn, bay bổng phù du. Một chiếc lá rụng, môt điệu ru buồn một đêm mưa, phố vắng cũng đủ làm rung động ngất ngây tâm hồn Huy Trâm, và đi vào thơ ông như tình tự cuộc đời một cách nên thơ. - thơ Huy Trâm thoạt nhìn có vẻ cổ mà càng đi sâu vào thi thể, chất thơ càng vang tỏa, thuần nhất, bộc lộ đủ một tâm hồn ước ao bay xa - vượt trên tầm thước nhàm chán của thực tại. Hình ảnh và ngôn ngữ tuy chưa chọn lựa đắn đo, song vẫn chan chứa tình ý thơ - và thơ đối với ông như một viễn ảnh nhiệm mầu. Bài “Về quê em” là một tiêu biểu:

Từng mái lá bâng khuâng như hò hẹn

Đón anh về hoa lá khẽ rung rinh (…)

“… Nghe trong gió lời quê em réo gọi

Về quê em cho bớt nỗi tang du

Về quê em nghe lắng mộng sông hồ

Đất cũng biết đời anh buồn quá lắm (…)

(Trích “Về quê em”, Huy Trâm).

Thơ Huy Trâm không có ý mới - nếu quan niệm theo cái mới theo thời đại bây giờ. Thơ ông dăng mắc trong thế giới vàng son của xưa cũ. Cho nên, từ cách cấu tạo thơ (structure) đến giai âm qua sự phát điệu của ngôn ngữ để hình thành một tiết điệu thơ - Huy Trâm chịu ảnh hưởng sâu xa của các nhà thơ trong trường phái lãng mạn Pháp ( Victor Hugo, Lamartine) - cùng với những nhà thơ ta, như Huy Cận, Vũ hoàng Chương. Xin lắng nghe:

Lá thư rụng mấy phương trời

Tình thu bàng bạc mấy người quên yêu?

Vàng dâng úa ngập tiêu điều

Ngõ đầy rêu nhạt lối nhiều lá khô

Tình thu ướt cả sông hồ

Thương em mắt biếc nằm mơ áo hồng” (…)

(Trích “Tình thu” Huy Trâm) (3)

Tuy đồng cảm với hầu hết những nhận định của họ Cao qua những dòng thơ Huy Trâm mà ông đã trích dẫn; nhưng với 2 câu thơ “Từng mái lá bâng khuâng như hò hẹn” và “Đất cũng biết đời anh buồn quá lắm”, trích từ bài “Về quê em”, tôi cho là 2 câu thơ tương đối mới ở thời đó.

.

Đó là thơ Huy Trâm / Nguyễn Hồng Nhuận Tam trước tháng 4-1975. Kể từ năm 1991, tỵ nạn tại Hoa Kỳ, không biết có phải nhờ ông không còn giữ vai trò “Thẩm phán công tố” trước tòa, nên họ Nguyễn đã có nhiều thời gian hơn, dành cho việc sáng tác? Tính riêng tại quê người, tới hôm nay, họ Nguyễn đã có thêm 17 tác phẩm được ấn hành (tác phẩm mới nhất là “Dù có xa xôi”, truyện; so với 13 tác phẩm XB tại VN. (4).

(Kỳ sau tiếp).

___________

Chú thích:

(1) Do nhà XB Sáng ấn hành, Saigon, 1969.


(2) Theo tư liệu của nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ tại quận hạt Orange County, thuộc miền nam tiểu bang Cali.


(3) Nguồn: Trang mạng Virgil Gheorghiu, do nhà văn Thế Phong chủ trương.


(4) Huy Trâm / Nguyễn Hồng Nhuận Tam sinh năm 1937 tại Miền Bắc Việt Nam - - (Có tài liệu ghi sinh năm 1936, tại Thái Bình). Ông là cựu học sinh các trường Trung Học Nguyễn Trãi, Hà Nội, và Khải Định Huế, bắt đầu viết văn từ năm 1954 trên Tạp Chí Đời Mới (Sài Gòn); sau đó là Bách Khoa, Thời Nay, Bông Lúa, Văn Học... Ông được trao giải văn chương toàn quốc năm 1969 với tác phẩm NHCN. Mặt khác, ông cũng là người sáng lập và là Nhạc trưởng chương trình Nhạc chủ đề trên Đài Truyền Hình Việt Nam (1971-1973). Về nghề nghiệp chuyên môn, ông là Thẩm phán công tố.


Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị tù cải tạo 7 năm, sau đó, ông lại bị giam giữ thêm 3 năm vì lý do chính trị. Họ Nguyễn đến Hoa Kỳ cuối năm 1991; hiện cư trú tại Quận Cam, nam California; đã xuất bản 30 tác phẩm đủ loại. Thêm một chi tiết có dễ ít người biết: Huy Trâm / Nguyễn Hồng Nhuận Tam là nội-điệt (cháu nội) của cụ Phó bảng Nông Sơn Nguyễn Can Mộng, nguyên giáo sư ĐH Văn Khoa, Hà Nội, trước di cư 1954. Ngoài ra, cụ cũng mở lớp dạy Cổ sử năm 1950, ở phía sau đền Ngọc sơn (Hồ Hoàn Kiếm). Sinh viên của cụ gồm rất nhiều nhân vật tên tuổi thời đó. Một trong những bài thơ nổi tiếng của cụ Nông Sơn / Nguyễn Mộng Can là bài “Hồng lâu nhất dạ oán” - -

Có những câu như: “Đêm qua đang lúc sáu giờ / em ngồi tựa cửa, em chờ đợi ai / Bẩy giờ đứng tựa hiên mai / Ngọn đèn thấp thoáng bóng người xa xa / Tám giờ lặng ngắm tố nga / Xuân bao nhiêu tuổi, xuân già hỡi xuân / Chín giờ dạo gót qua sân / Trời cao đất rộng xót thân giang hồ…” Đồng thời cụ cũng có thi tập “Bắc phương lòng son”, viết về chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu, XB năm 1950…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21168)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 15984)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 17618)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 10335)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 18820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13756)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 20439)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 10518)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 9955)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 35007)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21168)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15984)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17618)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10335)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5166)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1907)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2476)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2300)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23621)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20077)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9939)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9300)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12391)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31862)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21575)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26646)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24085)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22885)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21001)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19012)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20191)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17749)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16823)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25929)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33253)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35631)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,