NGUYỄN ĐẠT - Đôi giày của gã lạc lõng

06 Tháng Mười 20165:57 SA(Xem: 4676)
NGUYỄN ĐẠT - Đôi giày của gã lạc lõng

 

Hắn ưa gã nhất. Gã lạc lõng nhất trong những kẻ lạc lõng. Gã để y nguyên quần áo, đôi giày đi đường, nằm trên đống cỏ khô rải đầy trên sàn nhà kho, cái nhà kho không chứa gì hết trong ngôi nhà bỏ hoang. Cô nàng xinh tươi, tình nguyện làm bông hoa cho đẹp đời những gã lạc lõng trong cuộc hành trình vô định.

Gã nói: “Tôi đã ở thị trấn ấy một năm.” “Như vậy anh rành về thị trấn ấy lắm?” “Không đâu,” gã nói “Tôi chỉ biết mỗi một con đường đi tới nhà bưu điện.”

Gã ưa cô nàng, ưa nhất khi cô nàng ngó gã ngồi tựa lan can hút thuốc và nhìn hút cánh rừng sương khói tỏa bay về phía thị trấn. Và nàng nói: “Chỉ phụ nữ mới có năng khiếu về cuộc sống, còn đàn ông thì ngồi nhìn cuộc sống trôi qua.”[1]

Trong cái nhà kho, gã nằm trên đống cỏ khô, một mình. Cô nàng vào cái nhà kho ấy, ngồi trò chuyện với gã. “Anh kể về mẹ anh đi.” “Trong đời, tôi thương nhất một người phụ nữ, đó là mẹ tôi. Ba năm rồi tôi chưa về thăm, chỉ tới nhà bưu điện nói chuyện điện thoại. Bà vẫn khỏe, tôi nói dịp Giáng Sinh tôi sẽ mua tặng bà một món quà có ý nghĩa nhất.” Cô nàng hỏi gã đã mua quà gì tặng mẹ, gã lắc đầu: “Tôi thất hứa rồi. Tôi phải mua thêm một đôi giày đi đường. Đôi giày này đây.” Gã giơ cao cả hai chân cho cô nàng thấy đôi giày mới, to như hai ổ bánh mì.

Hắn ưa thêm gã lạc lõng ở vụ đôi giày. Hắn cũng vậy, đôi giày luôn cần thiết đối với hắn, cần thiết tới mức càng có nhiều đôi giày càng tốt. Hắn đang có hai hay ba đôi giày, không kể đôi giày hắn đang đi. Ba hay bốn đôi cũng tốt. Nếu gặp một đôi giày ưng ý, hắn sẽ mua thêm. Nhưng không phải cần thiết là cứ đôi giày nào cũng được. Phải là một đôi giày ưng ý, chắc bền, mép giày phải rộng bè ra. Đôi giày hắn đang đi, hắn cũng ưng ý, chỉ có điều đôi giày này không được nặng. Hắn ưng ý hơn, nếu đôi giày này nặng thêm một chút nữa. Hắn sẽ cảm nhận rõ rệt một đôi giày dưới chân, đang bước trên mặt đất. Chẳng là, hắn hơi quá vội đi gặp người bạn đã trên ba mươi năm không gặp, lại là người bạn đang rơi vào một vụ việc rắc rối. Hắn có nghe nói vụ việc đó, có nghe nói người bạn đã về Sài Gòn hai hay ba lần, nhưng hắn nào đã gặp. Nếu hắn đủ bình tâm để tới gặp người bạn ấy, hắn sẽ đi đôi giày ưng ý hơn đôi giày này, nghĩa là đôi giày nặng hơn. Hắn nhớ, dù hắn đang có ba hay bốn hay năm đôi giày, đôi giày này có cái khuyết điểm về tiêu chuẩn trọng lượng. Ấy tuy nhiên, hắn không thể bình tâm từ lúc biết tin người bạn đang ở Sài Gòn, tối nay sẽ có mặt tại một quán có nhạc sống ở đường Âu Cơ, quận Tân Bình. Cái quán ở số mấy hắn không nhớ, nhưng chắc chắn dễ tìm. Hắn từng qua lại trên đường Âu Cơ nhiều lần, thấy cái quán đó, nó mang cái tên mà hắn không ưa chút nào: Nhạc Trịnh. Nhưng thây kệ, hắn tới để gặp người bạn đã trên ba mươi năm không gặp, người bạn lại đang rơi vào một vụ việc rắc rối. Người bạn từng là đồng ngũ và khá thân với hắn, trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Hắn đã thây kệ người bạn là một nhà thơ, tác giả của hàng trăm bài thơ thuộc loại hắn dị ứng, dị ứng tới nỗi hắn không nhìn nhận đấy là thơ cho được. Hắn đã thây kệ cái vụ thơ thẩn đó, cả cái bút danh của người làm thơ đó, du tử với du sĩ cóc nhái gì. Nhưng hắn đã thân thiết với người bạn, một người bạn tốt, ít nhất trong quan hệ bằng hữu với hắn. Hắn đã ngạc nhiên, và bởi vì, như bù trừ, người bạn làm thơ, cái loại thơ thẩn chỉ làm êm những vành tai xinh xắn của phụ nữ, hắn từng nói vậy, lại khá tinh tế trong nhận xét về văn xuôi. Tất nhiên hắn được hài lòng, những nhận xét của nhà thơ du tử về truyện ngắn hắn viết. Trong sự ngạc nhiên của hắn, có cả việc hắn từng đọc truyện ngắn mà nhà thơ du tử viết khá nhiều. Nhận xét truyện ngắn của người khác thì khá tinh tế, tinh tế hơn một chục nhà phê bình văn học ở Sài Gòn trên ba mươi năm trước đây, và tinh tế hơn một ngàn nhà phê bình văn học ở Sài Gòn hôm nay, nhưng nhà thơ du tử viết truyện ngắn cũng thuộc loại văn mơn man những vành tai phụ nữ, hắn từng nói vậy. Người bạn này, khốn khổ, từng nghe hắn nói vào lỗ tai như vậy, ấy vậy mà không hề giận hắn. Một tay bản lĩnh, hắn nghĩ về người bạn du tử. Anh chàng ngông nghênh, người bạn cho hắn là như vậy. “Chàng Nguyễn bây giờ còn ngông nghênh nữa không nhỉ?”, hắn nghe nói người bạn từng hỏi thăm hắn với một người nào đó, trong một lần về Sài Gòn.

Cả hai người cùng thây kệ những điều đó, ngồi với nhau hàng ngàn lần trong quán cà phê Hân ở đường Đinh Tiên Hoàng - Đa Kao nổi tiếng u trầm. Hắn từng buồn bã ít nhiều, khi người bạn có mặt trong số bạn bè của hắn di tản sang Mỹ, chạy nạn cộng sản tràn vào miền Nam.

Hắn lại càng không thể bình tâm, khi nghe tin người bạn bị bệnh hiểm nghèo. Tình hình bệnh tật ra sao, mà nay lại có mặt ở Sài Gòn? Cộng với cái vụ việc rắc rối, đã tháo gỡ được chưa?

Hắn vào quán Nhạc Trịnh, hóa ra quá sớm. Bà chủ quán nói hai tiếng đồng hồ nữa nhà thơ du tử mới tới. Hắn không thể tự đày mình trong cái quán lát nữa đây sẽ hát toàn “nhạc Trịnh”, ra ngoài để sẽ trở lại lúc bạn tới. Hai tiếng đồng hồ quá dài trong cuộc chờ này. Hắn có trong túi bốn mươi ngàn đồng, số tiền tương đương tiền một buổi đi chợ của gia đình tầm tầm, có hai ba nhân khẩu. Hắn ngồi uống nước mía ở cái xe bán nước mía ngay ngoài quán Nhạc Trịnh. Hắn uống chậm rãi để “câu giờ”, uống ba ly nước mía, vẫn còn tới hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có thể gặp bạn. Hắn đi tới đi lui dọc dài con đường mang tên bà Âu Cơ. Và hắn thấy sao mà trên vỉa hè con đường bày quá nhiều, toàn giày dép cũ mới tạp-pí-lù. Nghĩa là rất có thể gặp một đôi giày ưng ý, với giá bán “xôn”. Hắn hỏi giá một đôi giày, tất nhiên một đôi giày hắn ưng ý, trông hệt hai ổ bánh mì. “Bốn chục ngàn, bố già! Rẻ quá mà!” Tất nhiên quá rẻ, nhưng trong túi hắn, sau khi hắn đã trả tiền uống bal y nước mía, chỉ còn ba mươi mốt ngàn đồng. “Ba mươi ngàn đồng”. Tất nhiên anh chàng bán giày dép tạp-pí-lù mau chóng thỏa thuận. Đêm xuống rồi mà nhà thì xa, giày dép bày đầy trên vỉa hè không ai ghé hỏi…

Hắn trở lại quán, tất nhiên xách theo cái túi ni-lông đựng đôi giày to xù. Người bạn chưa tới. Bà chủ quán Nhạc Trịnh cho biết, phải nửa tiếng đồng hồ nữa nhà thơ du tử mới tới được. Hắn phải kêu uống một ly gì đó, ly cà phê sữa đá để uống cho lâu, nghe các cô ca sĩ hạng làng nhàng hát “nhạc Trịnh” mệt nghỉ. Ly cà phê sữa đá để nghe “nhạc Trịnh” ắt phải là giá cắt cổ, nhưng với người bạn Việt Kiều thì hẳn không thành vấn đề, hắn nghĩ. Ở bên Mỹ, chẳng hiểu ông du tử có cuộc sống khá không. Hắn tự hỏi và tự trả lời: không khá so với cuộc sống bên đất Mỹ, nhưng về đất Việt thì ông du tử vẫn có thể làm ông hoàng tử.

Nếu bà chủ quán Nhạc Trịnh không ra cửa quán đón nhà thơ du tử, hắn không tài nào nhận ra người bạn đã trên ba mươi năm không gặp. Ảnh nhà thơ du tử in kèm bài báo công an thành phố Sài Gòn chửi rủa nhà thơ, rất giống khuôn mặt người bạn trong trí nhớ hắn, nhưng rất khác với nhà thơ đang đi vào quán. Phục sức chỉnh tề, chân đi xăng-đan lộ vớ trắng y hệt “bệnh nhân người Anh”, nghĩa là nhà thơ gầy guộc một cách quý tộc ăng-lê, làm hắn đỡ xót xa khi nghĩ người bạn đang bệnh hiểm nghèo. Nhà thơ đi chung với một anh chàng to lớn, lù đù, mang kính trắng dày cộm càng tăng vẻ trì độn. Hắn nhận ra anh chàng này là tác giả bài báo công an thành phố chửi rủa nhà thơ du tử. Khi người bạn đi ngang bàn hắn đang ngồi trước ly cà phê sữa đá chờ đợi, cái bàn trên bậc sàn gỗ cao hơn hẳn sàn quán trải sỏi trắng, hắn bước xuống vội vã, đôi giày xục lên ít nhiều viên sỏi dưới chân. Hắn khẽ la lên: “Ông Phách, nhận ra tôi không?” Người bạn, khuôn mặt trắng nhợt, nói rất dịu dàng: “Nghe giọng nói quen lắm, nhưng tên là gì mình không thể nhớ ra” Hắn nói tên với vẻ hân hoan của kẻ vén tấm màn bí mật. Hắn nghe nhà thơ du tử “à” một tiếng dài, như tiếng sáo của anh chàng Ấn Độ dụ rắn. Người bạn vốn luôn dịu dàng hết mức, nói sau tiếng “à” đầy dư âm: “Gã lạc lõng!... Ôi, đã trên ba mươi năm rồi nhỉ?!” Hắn rút tay ra khỏi bàn tay của nhà thơ du tử, nắm bàn tay hắn từ lúc nào, chỉ vào cái bàn hắn đang ngồi: “Vào ngồi chứ, tôi đợi ông cả nửa tiếng đồng hồ ở đây” Nhà thơ du tử chỉ tay về phía anh chàng to lớn lù đù: “Mình ngồi với đứa cháu một chút. Chút xíu nữa mình xuống ngay với bạn.” Hắn không hiểu người bạn có biết “đứa cháu” ấy là tác giả bài báo chửi rủa mình, nhìn theo người bạn cùng “đứa cháu” đi lên lầu theo bà chủ quán, cái lầu lộ thiên như cái sân thượng, tha hồ ngắm trăng thanh hưởng gió mát của bầu trời đêm Sài Gòn.

Hắn chờ mãi không thấy nhà thơ du tử, chợt hiểu nhà thơ muốn tránh gặp hắn. Hắn nghĩ, có lẽ nhà thơ du tử muốn giữ bí mật chuyến trở về đất Việt, nên ngại gặp hắn, người mà nhà thơ biết là đang cộng tác với một vài tờ báo trên đất Mỹ. Hắn cực kỳ bối rối về ly cà phê sữa đá hắn gọi uống trong khi chờ bạn. Trong túi hắn, chính xác còn một ngàn đồng. Hắn nghĩ cách đào thoát, đúng là như vậy, đào thoát. Không thể ghi sổ thiếu nợ được, đây là lần đầu tiên hắn vào cái quán mắc dịch nhạc Trịnh này. Hắn nhìn mũi tên chỉ vào toa-lét. Vào toa-lét rồi đi ra luôn khỏi quán, mấy cô gái chạy bàn áo dài thanh lịch phát hiện, hắn độn thổ chỗ nào? Hắn thù cái lầu lộ thiên như cái sân thượng bát ngát, nơi nhà thơ du tử ẩn mình cùng “đứa cháu” và bà chủ quán. Ấy tuy nhiên, cái lầu ấy đã giúp hắn đào thoát: lúc ngồi uống nước mía, hắn nhìn thấy bên hông quán Nhạc Trịnh, có cầu thang dẫn lên lầu.

Hắn rời bàn có ly cà phê sữa đá, lên lầu, rồi xuống lầu bằng cái cầu thang bên hông quán. Hắn bỏ quên đôi giày mới mua ba mươi ngàn đồng, đôi giày của gã lạc lõng trên cái bệ xi măng, sát bên cái bàn có ly cà phê sữa đá.

 

Sài Gòn, IX.2006

 

_________________________

[1]Trong The Misfits của Arthur Miller.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1244)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1459)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6809)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6635)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11602)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,