Từ Tiểu thuyết lịch sử tới Kịch, Nam Dao chọn điểm đứng nào? (Kỳ 02)

30 Tháng Mười 201610:15 SA(Xem: 4390)
Từ Tiểu thuyết lịch sử tới Kịch, Nam Dao chọn điểm đứng nào? (Kỳ 02)

 

(Kỳ sau tiếp) 

Nếu “Trăng Nguyên Sơ” được coi là tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực xã hội của cõi-giới văn chương Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng thì, tiêu biểu cho khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử của họ Nguyễn là bộ “Bể Dâu, Đất Trời – Gió Lửa”, theo nhận định của số đông. (3)

Trong buổi ra mắt tác phẩm trường thiên vừa kể, khi được mời phát biểu, nhà thơ Đỗ Quý Toàn nói:

“… Nam Dao đã đem nhân vật từ những hình tượng khô khan trong sử trở về đời thường, với các cảm xúc và suy nghĩ cận nhân tình. Nhân vật chính được Nam Dao kể là trong thập niên 1920s đã ra Bắc, tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng, gặp Phó Đức Chính, Xứ Nhu… và 13 anh hùng Việt Quốc được Nam Dao mô tả như người thật, nóng vội… bị Pháp đàn áp, và nhân vật chính đã gặp Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn (người sau này là Bộ Trưởng Công An), Nam Dao đã đi dây giữa sự kiện lịch sử và hư cấu, nhưng đầy tính lôi cuốn, hấp dẫn. Đưa sự quan tâm độc giả lên cao khi viết về các nhân vật có thật như cụ Vũ Đình Huỳnh (thư ký riêng của ông Hồ, thân phụ của nhà văn Vũ Thư Hiên), Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu, Trần Trọng Kim, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Hoàn… Cái khó là làm cho thành người thật, làm sao vượt qua thành kiến độc giả…” (4)

Trước đó nhiều năm, cũng trong phần trả lời phỏng vấn của Mai Ninh ở Pháp, Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng đã nói về bộ trường thiên lịch sử của ông như sau:

“…Tôi đang hoàn thành tiểu thuyết Bể Dâu, một trong cái bộ ba tiểu thuyết lịch sử mà hai tập đầu là Đất Trời và Gió Lửa. Tôi nghĩ, chúng ta mỗi người phải tái tạo và chiếm hữu lại Lịch Sử, xếp đặt những sự kiện thế nào để nhận biết sai trái, hiểu ra những nghịch lý, và định hình những chuyến tầu nhỡ trong quá khứ. Tất cả những động não đó là nhằm xây dựng một cách nhìn tương lai, mong sao cho tương lai không mịt mù như những ngày xưa khốn khó… Chủ yếu là phải đặt lại một số vấn đề Văn Hóa, và đi đến tận cùng, thôi để tầm nhìn chính trị ngắn hạn chi phối!...” (Nđd)

Quan niệm “…phải đặt lại một số vấn đề Văn Hóa, và đi đến tận cùng, thôi để tầm nhìn chính trị ngắn hạn chi phối!...” của họ Nguyễn, không chỉ khuôn định trong tiểu thuyết lịch sử. Nó hiện diện cùng khắp cõi-giới văn chương họ Nguyễn. Luôn cả thoại kịch.

Trong tác phẩm “7 Vở Kịch”, ngay phần dẫn nhập một số kịch bản, Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng, cho thấy Nguyễn cũng chủ tâm đi đến “đi đến tận cùng…” Đồng thời ông còn cho thấy nỗ lực đổi mới hình thức bộ môn nghệ thuật ấy. (5)

Thí dụ, trước khi bước vào vở kịch nhan đề “Ta Xô Biển Lại…”, trong lời ngỏ, ông viết:

Kịch bản này đẻ ra từ nắng gió Hội An cuối năm 1998.

Thời gian đó, miền Trung gió bão liên miên một tuần liền, vùng Quảng-Đà thiệt hại nặng nề, đường nối Hội An và Đà Nẵng bị lụt lội, nước ngập lắm nơi đến ngang vai. Trước thiên nhiên, con người nhỏ bé lại, nhẫn nhục hơn, nhưng vẫn quyết liệt sống còn.

“Sống còn đòi hỏi con người cưu mang lẫn nhau. Từ mảnh đất cưu mang đó, tình yêu có cơ nẩy mầm…”

Tương tự, trong lời nói đầu trước khi vào vở “Kịch Câm”, tác giả khai thác đề tài những cảnh đời nơi nghĩa địa, ít được đề cập. Đó là một thoại kịch mà, tâm bão là một phần hiện thực xã hội khuất, lấp. Một thứ “xã hội” bị gạt ra bên lề xã hội…

Nam Dao viết:

“… Số người lăn lóc trong những túp lều trong nghĩa địa có đủ hạng, đủ thứ, đủ cỡ, đủ tuổi, nhưng tựu chung họ chia nhau chỉ một cái chữ bần cùng, tĩnh từ (hay gọi là trạng từ cũng được) chỉ ra số phận của họ. Cư ngụ giữa những nấm mồ, họ giỡ lêu ban sáng. Đêm đến, họ dựng lại. Dần dần họ mất tên họ nhưng có đất, trở thành nào là Bà già mồ Vũ Văn Trọng. Cha què mả bà Lưu Thị Hai. Con nhỏ gò Quách Văn. Tên người chết thế là thành địa chỉ. Rồi riết, họ kêu nhau bà già mồ Trọng. Cha què mả Hai và v.v…Từ đó đất ai nấy ở chứ không còn cái cảnh tranh nhau chỗ cao chỗ thấp, chỗ bị nước ngập, chỗ khô, chỗ có bóng râm, chỗ thì chỉ nắng. Trật tự của hình thức tư hữu đó đôi khi bị đảo lộn vì có những kẻ đói khổ ở đâu ở đầu tràn đến nhập cư. Và giữa những người bần cùng chẳng còn gì để mất - kể cả tên tuổi, quá khứ và những giấc mơ dang dở - sự khoan nhượng dẫu không hẳn tự nhiên nhưng cũng dễ dàng hơn đối với ‘bọn nó’.

Trong mớ ngôn từ ở đây, ‘bọn nó’ không phải là cư dân của nghĩa địa, ‘bọn nó có tên có tuổi, có nghề nghiệp nhà cửa. Các bạn và tôi đều thuộc bọn nó cả…” (Nđd).

.

Rải rác trong tất cả 7 vở thoại kịch của Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng, người đọc (xem) sẽ được (phải) đối diện với không ít với những bi kịch - - Tựa những va, đập xốc, buốt, dội lại từ vách tường phẳng lặng, vô cảm của hiện thực đời thường. Tôi rất thích một số độc-thoại của người đàn bà trong vở “Tình Phụ” của Nguyễn. Nó là hai mặt của đồng tiền con vật người. Nó là hai cực đen / trắng của một kiếp nhân sinh.. (Mặc dù một số lời thoại phản ảnh tư-chất tác giả, nhiều hơn nhân vật):

Màn mở.

Đèn bật sáng trưng. Trên sân khấu, vô số những quả bóng màu trắng và đen, quả to quả nhỏ như những tinh cầu. Thổi không khí, làm gió, những quả bóng chao nhẹ, lững lờ. Thình lình đèn tắt. Nhạc cất lên rất thê thiết (đơn tấu đại hồ cầm, chủ yếu tìm thanh âm trầm mặc). Đèn sáng dần. Nhân vật là một người đàn bà trung niên, quần áo xộc xệch, tóc xõa, đứng bất động giữa sân khấu trước một cái micro bằng sắt, sáng lóa. Thình lình:

Người đàn bà (thét):

- Cứu tui với! Trời đất ơi…

Đèn tắt ngúm. Nhạc vút lên thật cao, rồi lắng xuống. Và đèn lại mở, sáng dần, huyền hoặc. Người đàn bà nắm micro, nhìn trừng trừng vào, gằn giọng:

- Sao zậy? Anh nói yêu tui, sao anh lạnh như sắt như thép thế này? Anh là kim khí…Thế thì…Hay anh giả bộ lạnh lùng? (Đứng xáp lại, ôm micro vuốt ve) Anh ơi, em nè…(áp ngực vào micro). Anh có thấy cơ thể em đang nóng rần lên đấy không? Vẫn là em nè, anh có nhớ chớ? (vuốt ve micro)… Trời đất, cương cứng vầy… Cái đêm hôm đó, cũng zậy… (mơ màng) nó zô, em đau mà đâu dám la, mắc cỡ thấy mồ… Em cắn răng, nhắm mắt, thấy mình thành đại dương để mặc anh vỗ như sóng vỗ. Trời gió (ngước nhìn). Nhưng trời xanh và cao, mây dập dìu thành chim vỡ tổ, bay về bốn hướng, cánh đập lùa ra phía sau những sợi tơ trắng lững lờ. Em chao đi như nước, cuộn lấy anh, mặc anh ấp ủ, ôm ghì, cắn cấu vào vai, vào tay. Thở hồng hộc như đánh nhịp cho những con thằn lằn tắc lưỡi trên những cái kèo vắt qua đêm.

(…)

Nhạc nổi lên, tiếng hát trẻ thơ văng vẳng ‘bóng trăng trắng ngà, có cây đa to…’ Đèn bật sáng, người đàn bà ngồi, tóc vén lên, khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ:

- Thời đó, mình chút xíu à (giọng con nít)… nhỏ như mấy con gà con vàng óng, miệng chiêm chiếp kêu, lăng quăng chạy theo gà mẹ (đứng dậy, khom người bắt chước mấy con gà).

Cha chả…zuuii…thiệt. (
miệng kêu chiêm chiếp). Trong sân, trời nắng tươi. Con chó bị xích gầm gừ (cong cớn). Nhưng tao khôn lắm kìa (tay xua chó), tao hổng thèm lại gần mày đâu chó ơi! Có sợ là sợ con mèo đen thui hàng xóm. Mèo à! Tao có là chuột đâu mà mày rình…” (Nđd).

Tuy nhiên, nếu phải chọn một trong những thể loại văn xuôi của Nam Dao, tôi sẽ chọn “bút ký” của ông. Với tôi, ở thể loại này, Nguyễn có khá nhiều trang, đoạn như tùy bút, rất thơ.

(Còn tiếp một kỳ)

________

Chú thích:

(3) Bộ tiểu thuyết lịch sử “Bể Dâu, Đất Trời – Gió Lửa”, ấn hành lấn thứ nhất bởi NXB Văn Mới, California, 2007. Người Việt Books, California tái bản 2015.

(4) Trích nhật báo Việt Báo (Hoa Kỳ), ngày 11 tháng 2-2015. Nguồn Wikipedia - Mở)

(5) Tác phẩm “7 Vở Kịch” của Nam Dao do nhà Thi Văn tái bản tại Hoa Kỳ, 2015.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33543)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5466)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9319)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10100)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19502)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20820)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22915)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,