TRẦN THU MIÊN - Cái Chăn

27 Tháng Mười Một 201610:29 SA(Xem: 5880)
TRẦN THU MIÊN - Cái Chăn

(Truyện lẫn lộn đời thường và hư cấu. Nếu độc giả thấy mình trong truyện thì cũng tình cờ như những tình cờ khác trong đời sống).

Tin nhà tôi cháy lan nhanh tsân đại học ra thành phố. Báo sinh viên và báo thành phố đăng những bài dưới tựa đề như “Ba Sinh Viên Việt Nam Tỵ Nạn Phải Di Tản Thêm Lần Nữa,” hay “Hỏa Hoạn Làm Ba Sinh Viên Việt Nam Trở Thành Những Kẻ Không Nhà.” Hai đài truyền hình thành phố cũng gửi phóng viên đến phỏng vấn và thu hình chúng tôi về vụ cháy nhà đêm thứ hai vừa qua.

Ba thằng vô gia đình (gia đình chúng tôi lúc đó còn ở cả bên Việt Nam) gặp nhau ở một đại học miền Tây Nam Hoa Kỳ. Mùa hè năm 1977, cả ba thằng làm việc cho một nhà hàng Mễ Tây Cơ, đứa bồi bàn, đứa rửa chén nên chúng tôi thuê phòng ở ngắn hạn gần nhà hàng cho tiện đi làm. Ngày nghỉ nào ba đứa cũng về đại học tìm nhà thuê cho kịp khai giảng vào đầu mùa thu. Điều kiện tài chánh eo hẹp bắt chúng tôi phải tìm nhà thật rẻ và gần trường. Một sáng Chủ Nhật gần cuối hè, thằng Quan nằm đọc báo bỗng hô lên sung sướng.

“Được rồi! Ông chắc chắn lần này phải được. Bảo đảm tụi mày sẽ thích căn nhà này. Nhà nằm ngay trong campus. Ngày mai phải đi xem kẻo trễ.”

“Nhà ở đường nào?” Tôi hỏi Quan.

“Ngay trên đường North, khúc gần thư viện chính.”

Quan trả lời xuôi chảy vì nó đã học ở trường này ba năm rồi, lại thay đổi chỗ ở nhiều lần nên biết rành campus.

Thứ Hai là ngày chúng tôi nghỉ làm và cả ba thằng đã dậy sớm để đi coi nhà. Chỉ còn hai tuần nữa nhập học, chúng tôi sẽ nghỉ làm ở nhà hàng trước khi nhập học một tuần để chuẩn bị sẵn sàng cho niên học mới. Trên đường đi xem nhà, ba đứa bàn đủ chuyện lan man đến việc trang hoàng nhà cửa, chia nhau chỗ ở, hay tìm cách mời mấy cô sinh viên Việt Nam quanh vùng đến nhà văn nghệ cho vui. Tôi đã ở chung với nhiều bạn trước khi dọn về đây, nhưng hai thằng bạn này thì hơi khác người. Chúng có vẻ quá bận tâm về chỗ ở.

Ba đứa bàn cãi inh ỏi suốt quãng đường đi. Thằng Quan bao giờ cũng tỏ ra nhanh nhẹn về mọi việc nên đã tính toán giờ giấc cẩn thận để đúng hẹn với chủ nhà. Khi chúng tôi tìm ra địa chỉ, bà chủ nhà cũng vừa đến. Bà cụ già tuổi khoảng tám mươi, nhưng diện mạo và phong cách còn cứng cáp khoẻ mạnh. Chưa mở cửa cho chúng tôi vào xem nhà bà đã ra điều kiện.

“Tiền cọc là trăm rưởi, tiền nhà một trăm một tháng, bao luôn điện nước. Lầu này có một phòng khách, một phòng ngủ và nhà bếp. Cả lò bếp điện và tủ lạnh còn tốt.”

“Thưa bà, có mấy người đang ở nhà này?” Tôi hỏi.

“Hiện giờ thì ba. Một người ở phòng sát mái nhà (attic) còn hai người ở sàn trệt. Cả ba đều là sinh viên trong đại học này.”


“Họ ở nhà này lâu chưa?” Quan hỏi.

“Người ba năm người một tuần.” Bà cụ nói tiếp, “Cặp vợ chồng ở tầng trệt ra trường nên vừa dọn ra hai tuần trước. Hai sinh viên ở tầng trệt mới dọn vào.”

Chúng tôi theo bà vào nhà. Căn nhà cũ kỹ nên cầu thang lên lầu kêu kọt kẹt. Có lẽ nhà đã được sửa lại nên cầu thang lên lầu không dính dáng gì với các căn phòng của tầng trệt. Tôi có cảm tưởng đang leo cầu thang lên lầu của một căn nhà hoang. Khi bà mở cửa, cả ba thằng trợn mắt kinh ngạc vì sự dơ bẩn và tàn tạ của căn phòng. Biết ý chúng tôi, bà chủ nói chặn đầu.

“Các cháu phải sửa sang lại nhà mà ở. Ta không thuê người đến sửa chữa vì cho sinh viên thuê nên có sửa chữa cũng vậy thôi. Vả lại, giá thuê rẻ mạt nên Ta không bận tâm về việc sửa chữa.” Bà chủ nói thong thả rõ ràng như một vị giáo sư đứng giảng bài trong lớp.

“Đại học này năm nào cũng gửi người đến năn nỉ Ta bán nhà để họ xây thêm văn phòng, nhưng Ta từ chối. Có chết Ta cũng không bán. Khu đất này xưa kia là nông trại của ông cố Ta, nhưng đại học đã tìm cách chiếm dần. Căn nhà này là dấu tích cuối cùng của dòng họ Ta nên không đời nào Ta bán.” Hình như bà nghĩ là chúng tôi cần phải biết những chi tiết này nên đã nói với vẻ trang trọng và nghiêm nghị.

“Bà có mang theo tờ giao kèo thuê nhà không?” Quan hỏi một cách rành rõi.

“Không, mấy cháu muốn thuê thì đóng tiền cọc rồi Ta đưa chìa khoá cho bây giờ. Hàng tháng Ta sẽ đến thu tiền. Ta ở rất gần đây. Nhà có hư hỏng gì thì tự sửa chữa lấy mà ở.” Bà nói như ra lệnh và tỏ vẻ không cần chúng tôi thuê nhà của bà.

Dù căn nhà quá cũ và tiều tuỵ, nhưng tiền thuê rẻ và nhà nằm ngay trong đại học nên chúng tôi nhìn nhau cùng gật đầu đồng ý thuê.

“Bà có nhận check không?” Quan vừa hỏi vừa móc túi lấy quyển check ra.

“Tốt, các cháu phải trả hai trăm rưởi để dọn vào. Tiền cọc và một tháng tiền nhà. Dọn vào ngay hôm nay cũng được.”

Trong khi Quan ký check, bà lục túi xách lấy chìa khóa cho chúng tôi. Trước khi đi, bà đưa tấm danh thiếp của bà để chúng tôi liên lạc khi cần. Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh đi thuê nhà quái đản như hôm ấy. Bà chủ chẳng cần biết tông tích lý lịch chúng tôi và ngược lại chúng tôi cũng chẳng biết chi tiết gì về bà. Ngay sau khi bà bỏ đi, chúng tôi bắt tay vào việc dọn nhà. Ba thằng vội vã đi mua sắm dụng cụ vệ sinh để lau chùi. Sau cả buổi sáng quét dọn, lau chùi, gian phòng coi như tạm được. Thằng Quan quyết định sơn lại các phòng và chúng tôi bắt đầu khởi sự ngay. Sau ăn trưa, Quan mua sơn và cọ sơn về, chúng tôi tiếp tục làm việc đến khuya. Cả ba phòng từ bếp ra phòng khách đã được sơn sửa lại, coi như sạch sẽ đủ cho chúng tôi dọn vào.

Một tuần lễ trước ngày khai giảng, chúng tôi đã nghỉ làm để thu dọn trả lại phòng thuê tạm mùa hè và dọn về nhà mới trong khuôn viên đại học. Nội thất nhà mới của chúng tôi được trang bị tương đối đầy đủ bằng các đồ dùng mua tại tiệm hàng từ thiện Goodwill nơi chuyên bán hàng cho người nghèo.

Phòng khách được sư dụng như phòng học và phòng họp bạn bè. Ba cái nệm cũ được đặt vào ba góc của phòng ngủ. Phòng bếp nhỏ, nhưng đủ kê bàn ăn và 3 ghế. Tuần đầu tiên dọn vào tôi đã có linh tính không tốt về căn nhà này. Không khí nhà lúc nào cũng có vẻ âm u ma quái. Dường như chúng tôi không có cơ hội gặp mặt những người thuê chung nhà nên chỉ nghe được các tiếng động do họ gây ra từ căn gác sát mái dội xuống hay từ tầng trệt vọng lên. Cô sinh viên ở phòng trên sát mái nhà học vẽ, hay đưa bồ về ngủ và thường gây ra những tiếng động và âm thanh nghe ngượng cả người. Hai sinh viên âm nhạc ở sàn trệt hay hút cần sa và chơi nhạc Jazz vào giữa đêm khuya khoắt. Mùi cần sa và tiếng đàn của họ khiêu gợi khung cảnh trụy lạc buông thả. Tuy thế căn nhà ở địa điểm rất tiện cho chúng tôi. Buổi trưa chúng tôi có thể về nhà ăn cơm và buổi tối ở lại thư viện học đến khuya mà không ngại.

Sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) năm ấy, chúng tôi sửa soạn học thi cuối khóa. Thằng Quan đi chợ mua nhiều thức ăn vặt để chúng tôi thức khuya học bài. (Lúc đó việc học rất khó khăn đối với chúng tôi vì trở ngại Anh Văn). Trong tủ lạnh tràn ngập thực phẩm. Có cả một đùi heo muối-khói (Smoked Ham) to thuộc loại đắt tiền, bánh kẹo, cà phê và nhiều thứ khác. Hỏi sao mua nhiều vậy? Quan trả lời “Có thực mới vực được đạo. Ăn ngon học tốt.” Tôi thắc mắc tại sao Quan mua nhiều thức ăn sang trọng mà không đòi anh em đóng thêm tiền. Trong bụng tôi nghi nghờ có lẽ thức ăn đã hay sắp hết hạn. Nghĩ vậy, nhưng không tìm hiểu thêm. Thằng nào cũng bận làm bận học. Có thực phẩm trong tủ lạnh là may mắn rồi. Nhất là cuộc thi cuối khoá sắp bắt đầu.

Đêm thứ hai, một tuần sau Lễ Tạ Ơn, chúng tôi thức tới ba giờ sáng học thi. Vừa tắt đèn nằm xuống là đứa nào cũng ngủ như chết. Tôi bỗng giật mình và ho vì mùi khói thổi vào đầy phòng ngủ. Có linh tính là hỏa hoạn nên tôi hoảng hốt hét lên rất lớn.


“Cháy nhà! Cháy! Cháy!”

Thằng Quan ngủ say nhưng nghe được tiếng tôi hét, lải nhải trong miệng chửi vì tưởng tôi nằm mơ.


“Đ.M. ngủ đi, lại mơ nữa rồi.”

“Dậy đi, cháy, cháy, cháy…”

Tôi hét lên thật lớn rồi dựng đầu Quan và Bằng dậy. Cùng lúc xe cảnh sát và xe chữa lửa hú còi inh ỏi. Lửa đã bùng lên ngoài phòng khách. Cả Quan và Bằng đều kinh ngạc tột độ khi nhìn thấy lửa bốc lên ngoài phòng khách. Nhưng muốn chạy thoát, chúng tôi phải đi qua cửa chính của phòng khách để ra cầu thang. Phòng ngủ và nhà bếp không có cửa sổ, chỉ có lỗ thông hơi nên chúng tôi bị kẹt. Nhà có cầu thang cấp cứu phía sau phòng bếp, nhưng chúng tôi đã đóng đinh cửa chặt lại từ phía bên ngoài vì ổ khóa cửa đã bị hư từ khi dọn vào nhà.

“Chết rồi! Làm sao ra đây?” Quan vừa hét lên hoảng hốt vừa nhìn quanh tìm lối thoát.

“Phá cửa sau phòng bếp.” Tôi hét như ra lệnh.

Quan và Bằng ghé vai vào cửa hô lên “Đẩy mạnh! Đẩy mạnh thêm!” nhưng cửa vẫn không nhúc nhích.

“Xê ra!”

Tôi hét lớn, lấy thế nhảy lên, đạp mạnh vào cửa. Không ngờ trong lúc hoảng hốt tôi bỗng thấy mình khoẻ hơn một cách lạ lùng. Sau cái đạp bất thường của tôi, cánh cửa mở tung. Lửa cũng vừa lan vào phòng bếp nên chúng tôi phải tìm cách nhảy xuống đất. Ba thằng hốt hoảng chạy ra ngoài, nhưng cầu thang cấp cứu đã mục gẫy. Cũng may tầng lầu không cao nên chúng tôi bám vào miếng ván cầu thang còn sót lại rồi nhảy xuống đất an toàn. Cả ba đứa đều mặc quần lót, cởi trần đứng ôm tay trước ngực co ro giữa tiếng hò hét của nhân viên chữa lửa và cảnh sát. Không ai để ý đến chúng tôi ngay vì mọi người phải lo cứu hai sinh viên ở sàn trệt và cô sinh viên ở trên tầng sát mái nhà. Mấy người này chắc say rượu hay say cần sa nên không biết được nhà cháy. Xe cứu thương đã chờ sẵn và hai sinh viên ở tầng trệt bị phỏng nặng nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi cảnh sát biết không còn ai trong nhà họ mới để ý đến chúng tôi. Trong vòng vài phút họ phát cho mỗi đứa một cái chăn để cuốn vào người. Chúng tôi được đưa vào phòng đợi của một nội trú sinh viên gần nhà cháy ngồi chờ đến sáng. Khi lửa tàn thì trời cũng sáng. Tất cả áo quần và sách vở của chúng tôi coi như bị cháy hết. Lúc lửa hoàn toàn đã tắt, chúng tôi đi quanh đống tro và đồ đạc chưa cháy để tìm xem còn gì dùng được không. Đồ đạc sách vở của ba đứa coi như cháy rụi chỉ còn sót lại chồng báo Playboy của thằng Quan. Có lẽ các tạp chí này đã được dấu trong phòng tắm nên không bị cháy. Đang lo không biết tìm đâu ra chỗ ở thì văn phòng Hồng Thập Tự thành phố đến cứu trợ kịp thời. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, họ đã thương lượng với đại học để trả tiền cho chúng tôi dọn tạm vào một cư xá sinh viên cho tới khi tìm được chỗ ở khác. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng trong đời tôi được ở cư xá sinh viên.

Các bạn học cùng lớp tôi đã quyên tiền giúp đỡ chúng tôi. Mỗi lần vào lớp ai cũng chạy tới hỏi thăm rồi kẻ cho tiền người cho quà làm tôi phát ngượng.Có lẽ thời đó dư âm cuộc chiến Việt Nam vẫn còn đậm nét trong lòng nhiều người Mỹ nên tin nhà chúng tôi cháy giữa đêm đầu mùa giáng sinh đã làm nhiều người súc động. Đó cũng là giai đoạn còn một số người Mỹ dành cảm tình tốt với dân Việt Nam tỵ nạn. Văn phòng sinh viên vụ cũng thành lập ngân quỹ cứu trợ để thay mặt chúng tôi nhận tiền giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong thành phố. Chưa bao giờ trong đời tôi nhận được nhiều quà như lần nhà cháy ấy.

Trong đám bạn sinh viên ngoại quốc học chung lớp với tôi có người con gái tên Lin Wu. Lin là người Đài Loan sang Mỹ du học cùng thời tôi sang đây tỵ nạn. Chúng tôi quen nhau vì cùng học chung lớp Công Dân (American Government). Thật ra đây là môn học không có gì khó nuốt lắm, nhưng được coi là khó đối với nhiều sinh viên du học hay sinh viên tỵ nạn thời ấy. Vì kém Anh Ngữ nên chúng tôi phải khổ sở nghe thầy giảng bài và ghi chép lời giảng. Các bạn tôi học toán, học điện toán, hay các môn khoa học dễ dàng nhưng lại sợ môn học này. Trước những bài thi, chúng tôi thường tụ nhau học bài ở trung tâm sinh viên. Từ những buổi học bài chung, tình bạn trong nhóm nẩy nở rất chân tình. Tôi chưa thấy người sinh viên nào chăm học như Lin. Nhiều lần tôi chọc nàng là học nhiều quá ế chồng, Lin chỉ cười híp mắt lại, không tỏ vẻ giận dữ hay khó chịu. Lin có lẽ thua tôi một hai tuổi, nhưng vì thiếu nhan sắc, lại không phấn son, không ăn diện nên nom già trước tuổi. Lin tâm sự với tôi là nhà nàng nghèo lắm. Bố mẹ nàng là dân quê sống bằng nghề nông. Nàng là chị cả nên trách nhiệm tương lai sẽ nặng nề vì bố mẹ kỳ vọng nàng sẽ giúp năm đứa em đi học. Lin học giỏi và được học bổng du học của chính phủ Đài Loan. Tiền học bổng chỉ đủ trang trải học phí và tiền nhà tiềm ăn nên nàng luôn luôn chật vật. Nàng phải đi làm cho một nhà hàng Tàu trong thành phố vào cuối tuần để có tiền mua quà gửi về cho em.

Những người bạn ngoại quốc trong nhóm học chung với tôi ai cũng cho tôi một món quà từ nước họ mang sang. Người cho tôi cái áo len đan tay từ Nam Mỹ, người cho tôi cái mũ có màu da sư tử từ Phi Châu. Đại khái thì ai cũng cho tôi món quà rất đẹp, được coi như sản phẩm độc đáo từ quê hương họ. Chỉ có Lin là không cho tôi gì cả. Dĩ nhiên tôi không hề nghĩ hay mong các bạn tôi giúp đỡ vì vừa gặp hỏa hoạn. Ngược lại, mỗi lần nể tình nhận quà của ai là tôi ngượng ngùng khôn tả. Đối với tôi lúc đó, nhà cháy chẳng ảnh hưởng tí gì đến đời sống kinh tế hay tình cảm. Thú thực, tôi không mất gì giá trị ngoài những quyển sách học cũ (tôi chỉ mua sách cũ) và mớ quần áo mua từ những tiệm dành cho người nghèo. Gia tài tôi cộng lại chắc được vài chục đô la. Ngược lại, sau khi nhà cháy, tôi được sống sung túc hơn vì có sự giúp đỡ từ các hội từ thiện và trường đại học. Chúng tôi không đứa nào nộp đơn ngỏ ý xin xỏ bất cứ điều gì, nhưng các ân nhân và hội từ thiện cứ tìm gặp để giúp đỡ. Mình từ chối, họ lại hiểu lầm chúng tôi mắc cở vì khác biệt văn hóa nên làm đủ cách bắt chúng tôi nhận sự giúp đỡ. Ở cư xá sinh viên khoảng hai tuần, hội Hồng Thập Tự thuê cho ba đứa gian Apratment hai phòng ngủ trong chung cư khang trang gần đại học. Hội trả tiền thuê nhà cho đến hết năm học. Hoá ra vì nhà cháy mà chúng tôi được ở nhà miễn phí trong khu sang trọng hơn trước trăm lần.

Tôi đã nghĩ trong bụng sẽ hỏi Lin xem nàng có cần những thứ đồ dùng hàng ngày như chén đĩa nồi niêu vì chúng tôi nhận được quá nhiều từ các ân nhân và hội đoàn. Mỗi lần Lin thấy những người bạn trong nhóm cho tôi quà, nàng cũng tỏ vẻ áy náy. Tôi đã phân trần rất nhiều lần cho các bạn và nàng biết rằng tôi không thiếu hay cần bất cứ thứ gì. Nhà cháy nhưng tôi không mất mát gì đáng kể. Các bạn tôi kể cả Lin cũng không thể hiểu được đối với một người như tôi, đến Hoa Kỳ tay không từ một xứ sở chiến tranh, nghèo đói, thì chẳng có sự mất mát vật chất nào còn có thể làm tôi đau khổ nữa cả.

Thứ Tư vừa rồi, sau giờ học, Lin tìm gặp tôi và nàng hỏi với vẻ ngại ngùng “Anh có rảnh chiều mai không?”

“Chuyện gì vậy?” Tôi nhìn nàng thắc mắc.

“Em muốn rủ anh đi uống cà phê.”

“Ngày nào tôi cũng uống cà phê từ sáng đến tối, cô rủ tôi làm gì cho phí.” Tôi nói một cách rất cà rởn. Lin biết tính tôi nên không bao giờ giận.

“Không uống cà phê thì uống thứ khác.” Lin cười híp mắt nói.

“Giỡn thôi, cô định rủ tôi uống cà phê ở đâu vậy?”

“Ở Student Center được không?”

“Trời ơi, rủ uống cà phê ở trung tâm sinh viên mà cũng rủ. Cà phê ở đó chua phè.” Tôi cười to để chọc ghẹo Lin.

“Thôi đi! ba giờ chiều mai nhé! Lin có lớp kế toán phải đi đây.”

Tôi gật đầu và nàng bỏ đi vội. Thật ra chúng tôi vẫn gặp nhau uống cà phê ở trung tâm sinh viên những lần học bài thi, nhưng chưa bao giờ Lin rủ tôi hay tôi rủ nàng uống cà phê hoặc đi chơi riêng ở đâu cả. Lúc nào chúng tôi cũng đi một nhóm bốn năm người.

Tôi đã đến quán cà phê trong trung tâm sinh viên trước Lin vài phút. Biết nàng uống cà phê sữa và thích ăn bánh dừa nên tôi đã mua sẵn. Vừa trả tiền xong thì Lin đến, Tay ôm một gói bọc gấy báo cũ, nhưng rất gọn ghẽ, vuông vắn. Nàng đặt gói xuống ghế rồi nhìn tôi trách móc.

“Sao lại mua cà phê trước khi Lin tới ? Hôm nay Lin mời anh mà.”

“Đừng lo, cô bán hàng là bạn nên không tính tiền.” Tôi cười và đưa cà phê mời Lin.

“Anh xạo, mình uống cà phê ở đây nhiều lần rồi, có bao giờ thấy anh nói chuyện với cô ta đâu mà bảo là bạn?”

“Không tin? Cứ hỏi đi!” Tôi cười thách thức Lin.

“Tin làm sao được, thế cô ấy tên gì?” Lin vặn hỏi.

Tôi liếc mắt nhanh về phía quầy tính tiền, đọc vội bảng tên đeo trên ngực cô bán hàng rồi mỉm cười trả lời Lin.

“Cô ấy tên Linda.”

Hình như Lin cũng đoán ra việc tôi làm nên nàng hỏi vặn.

“Thế tên họ Linda là gì?”

“Mới làm bạn, ai hỏi tên họ!” Bị lung túng nên tôi tìm cách giải thích.

Lin nguýt thật dài rồi cười thân thiện. Chúng tôi ngồi uống cà phê và bàn chuyện học bài cho kỳ thi cuối khóa sắp tới. Gần đến giờ đi làm ở thư viện nên tôi đứng lên chào Lin. Nàng cũng vội đứng dậy, níu Tay tôi, nói một cách ngại ngùng.

“Nhà anh cháy mà Lin chả có gì cho anh cả.”

“Cô này khách sáo quá! Đã bảo, tôi chẳng cần gì cả.” Tôi nhìn nàng trách móc.

Lin cúi xuống giấu ánh mắt để khỏi phải nhìn tôi. Nàng đưa cái bao bọc giấy báo cho tôi.

“Anh nhận món quà này cho Lin vui nhé.”

Không trả lời. Tôi nhận gói quà từ tay nàng và khoé mắt rướm lệ. Cố giấu xúc động, tôi đưa Tay vỗ nhẹ lên vai nàng cảm ơn rồi bỏ đi vội.

Buổi chiều giữa Tháng Mười Hai dầy đặc mây xám. Tôi kéo cổ áo khoác lên để tránh cơn gió đầu mùa khô khan lạnh buốt. Vai đeo túi đựng sách, tay ôm gói quà Lin vừa cho, tôi bước những bước rất bâng khuâng giữa sân trường. Tôi không cần biết Lin cho tôi gì, nhưng ánh mắt nàng nhìn tôi lúc trao gói quà chan chứa tấm lòng mộc mạc chân thành đã làm tôi rưng rưng cảm động. Tự nhiên tôi muốn khóc. Cử chỉ ân cần của Lin làm tôi không cầm được nước mắt. Tôi ôm chặt gói quà trước ngực như ôm một vật quí hóa, thiêng liêng. Dù tôi rất mang ơn những người tốt bụng trong đại học và thành phố đã vồn vã mang quà đến cứu trợ chúng tôi sau cơn hỏa hoạn, nhưng chưa ai khiến tôi súc động như Lin. Vào thư viện làm việc mà lòng cứ chia trí nghĩ đến Lin.

Buổi tối, tôi về nhà sau Quan và Bằng. Chúng nó đã ăn xong cơm chiều, đang châu đầu vào coi một màn hài kịch trên tivi. Thấy tôi mở cửa vào, ôm gói quà trước ngực một cách trân quí, Bằng hắng giặng hỏi “Có cái gì mà mày ôm một cách kính cẩn vậy?”

“Không biết! em Lin Đài Loan cho Tao chiều nay.” Tôi trả lời.

“Lin “hô ?” Con nhỏ hay học bài chung với mày ở Student Center chứ gì?” Quan nhìn tôi xoi mói.

“Ừ!”

“Em cho mày mấy quần áo lót cũ hả? Sợ bay mùi hay sao mà gói giấy báo kỹ thế?” Bằng vừa nói vừa cười sặc sỡ. Nó có tính phát ngôn bừa bãi, đôi khi vô tình làm mất lòng người khác mà không biết.

“Em đó rách bỏ mẹ lấy gì mà cho mày?” Quan châm biếm thêm.

Tôi không trả lời, lẳng lặng bỏ vào phòng ngủ, ngồi lên giường mở gói qùa. Lin cho tôi một cái chăn len màu xanh đã bạc màu. Nàng đã cẩn thận ủi chăn cho phẳng phiu. Khi cầm chăn lên tôi ngửi được mùi thơm hoa bưởi nhẹ nhàng ấp áp tỏa ra. Lin kẹp trong chăn một phong thơ. Tôi mở phong thơ ra đọc những dòng chữ nàng viết nắn nót, thẳng thắn, nhưng hiện rõ tấm lòng quí hoá đáng yêu.

Anh Hoàng thân mến:

Từ hôm biết tin nhà anh cháy, Lin không có gì để giúp đỡ chia sẻ với anh. Lin thật áy náy quá. Đáng lẽ Lin đã đi tiệm mua qùa tặng anh tuần rồi, nhưng ông chủ nhà hàng gặp trở ngại giấy tờ nên chưa trả lương cho Lin được. Cuối cùng thì Lin đã tìm ra được món quà quí nhất của mình để tặng anh. Cái chăn màu xanh này là do chính tay mẹ Lin đan. Mẹ đan cho Lin làm quà đi du học. Vài tháng trước khi Lin lên đường du học, mẹ đã thức đêm, ngồi đan chăn này làm kỷ vật cho Lin mang lên đường viễn hương. Lin đã có ý định giữ nó, khi ra trường mang về kể cho mẹ nghe cái chăn đã sưởi ấm mình những đêm xa xứ, nhớ nhà lạnh buốt. Mỗi lần cuốn chăn vào người là mỗi lần tưởng như đang được ôm mẹ. Nhưng bây giờ Lin nghĩ mẹ sẽ vui hơn khi biết Lin mang cái chăn mẹ đan tặng cho một người bạn vừa bị cháy nhà. Xin anh nhận cái chăn này như nhận tấm lòng chân tình Lin muốn chia sẻ với anh.”

Đọc những dòng chữ Lin viết mà lòng mình ấm áp, rưng rưng cảm động. Tôi nâng chăn gần mũi để ngửi được sự thơm tho chân thành mà Lin đã gói kỹ để tặng mình. Gấp cái chăn lại theo nếp cũ rồi để lên đầu giường làm gối. Tôi nằm gối đầu lên chăn với niềm hạnh phúc ngọt ngào. Bên ngoài cơn mưa đầu mùa đông bắt đầu nhỏ hạt. Trong giấc ngủ, tôi mơ thấy nụ cười trên hàm răng hô của Lin bỗng rực lên những đóa hoa tuyệt đẹp, thơm tho.

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Mười Một 20162:08 CH
Khách
Quá hay.Thật là cảm động.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 270)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 339)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 342)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 545)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 541)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 394)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 815)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 674)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 811)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 728)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1183)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,