Thơ Phan Nam, hứa hẹn vườn cây, trái siêu thực.

11 Tháng Mười Hai 201610:39 SA(Xem: 5870)
Thơ Phan Nam, hứa hẹn vườn cây, trái siêu thực.

 

-“mái nhà chảy

cột kèo chảy

viên ngói vỡ niềm tin”

-“người đưa tay vuốt cơn gió trở về

hình như ngôi mộ đang xếp hàng

kể về sự sống”

-“tỷ dụ niềm tin phơi góc vườn

nắng sớm cong queo

người đàn bà ngồi hớp nỗi buồn

tháng ba đồng khô lõi cháy”

-“vốc cạn không gian và thời gian”

- ngôi nhà thanh xuân không lối về

vén giấc mơ luồn lách qua vách ngăn luân hồi”



Đó là những câu thơ siêu thực xen kẽ giữa những câu thơ mang tính tượng trưng hay, hiện thực của một người làm thơ trẻ (rất trẻ), mới bước vào tuổi 21, Phan Nam - - Hiện đang theo học ngành báo chí, khoa ngữ văn, Đại học Đà Nẵng.

Trong ghi nhận riêng, tôi thấy dường như lớp người làm thơ trẻ gần đây, có xu hướng nghiêng về thơ siêu thực, nhiều hơn lớp trước?  Trong số đó, có Phan Nam?  

Dõi theo lộ trình thi ca của Phan Nam, người chỉ mới bắt đầu làm thơ năm 2013 (18 tuổi), tôi nghĩ, dường Phan Nam, cũng đã sớm cho thấy trong cõi-giới thơ của Phan, nhiều cây, trái siêu thực. Tựa đó là chiếc địa-bàn, định hướng lộ trình thi ca của người trẻ tuổi này?

Điều khiến tôi chú ý hơn nữa, là khả năng vận dụng những động từ cụ thể đi với những game màu siêu thực. Một chủ tâm mà, những người làm thơ non tay, hoặc bị não hóa với quan niệm văn phạm cũ; cho rằng, một động tự cụ thể phải đi trước hay sau một danh từ cụ thể - Hoặc ngược lại… Nhưng, Phan Nam thoát khỏi vòng phấn cổ điển kia, khi viết:“Người đưa tay vuốt con gió trở về; “…Niềm tin phơi góc phố / nắng sớmcong queo”; hay “tôi với lấy linh hồn tôi chìm nghỉm”…

Lại nữa, Phan Nam cũng không thường trực đưa “cái tôi” ra “tiền trường” ngữ cảnh mà, ít thôi. Sự không sử dụng tối đa chủ thể “tôi”(hay “anh”), có cái hay là sự ít xuất hiện đó, có tác dụng thêm tính khách quan cho nội dung bài thơ. Một phần nào, nó cũng “giải phóng” bài thơ khỏi cảm xúc có trước của nhà thơ - - Cho người đọc cảm thấy được tự do bước vào, ở lại, đón nhận hay từ chối bài thơ:

“phẳng lặng những mảng màu

bóng tối vây kín một nửa

cơn gió thất hứa

quẩn quanh trang sách chưa một lần giở

giấc mơ xa

giấc mơ kín

che dấu điệu nhạc câm nín…”

(Trích Phan Nam, “Sến Khúc”)

Hay:

“tiếng gà gáy đánh tan một không khí tĩnh lặng

hoa gạo đỏ lửa nhân gian

rải một niềm tin từ lòng đất

nhấn sâu mạch nguồn khóe mắt…”

(Trích “Tỷ Dụ”)

Tôi cũng rất thích những liên tưởng gián-cách trong thơ Phan.

Thí dụ:

“bức tường tróc mảng cuối cùng

màu rêu góp xanh cho lá”

Thay vì viết “màu rêu xanh như lá”, liên tưởng trực tiếp thì, Phan Nam lại viết “rêu góp xanh cho lá”. Với cách viết này, không những Phan loại bỏ được liên tự “như” mà, động từ “góp” còn cho người đọc cảm tưởng như màu lá xanh hơn, nhờ phần góp thêm của rêu. Và, màu xanh ấy cũng đã:

“nhắn nhủ mùi hương

Lặng lẽ vuốt mái tóc gầy”

Chỉ trong 4 câu thơ, Phan đã 2 lần (tình cờ?) sử dụng kỹ thuật liên tưởng gián cách và, một lần nhân cách hóa vật-thể vô hình, khi dùng động từ “vuốt”.


Lộ trình thơ Phan Nam, trong ghi nhận của tôi, không chỉ ẩn tàng khuynh hướng siêu thực, với những liên tưởng gián cách mà, Phan còn hăm hở bước sâu vào cánh rừng lục bát. Cánh rừng nguyên sinh, nhiều cổ thụ.

Qua ba bài lục bát, tôi có trong tay, hết 2 bài Phan dùng cùng một thi-nhãn “đêm”, xuyên suốt bài thơ:

“Hỏi đêm

Đêm có hay rằng

Vì sao rơi xuống

Cho tàn cuộc chơi

Hỏi đêm

Đêm bận ra khơi

Thuyền không người lái

cũng rồi cơn mê…”

(Trích “Hỏi Đêm”)

Và:

“Xin đêm

một giọt sương khuya

ánh trăng lẻ bạn

chia lìa hoàng hôn

Xin đêm

Rớt một phím đờn

Vần thơ tỏa sáng

Chắp mùa nông sâu…”

(Trích “Xin Đêm”)

Nhịp đi, hơi thở lục bát Phan Nam, vẫn còn trong bóng rợp ca dao. Nhưng với tôi, nỗ lực nhân cách hóa được Phan liên tiếp khai thác,trong hai bài lục bát vừa kể, là một nỗ lực đáng chú ý, để có thể làm mới thể thơ rất khó làm mới này. (Phải chăng vì thế, ít ai muốn ném mình trên đỉnh nhọn cheo leo của thể thơ truyền thống đó?)

 .

Qua vài ghi nhận nhỏ, có tính cách cá nhân, tôi tin, tương lai, Phan Nam sẽ còn mang lại cho thi ca, cho người đọc nhiều hơn nữa cây, trái siêu thực từ những con chữ mà, Phan đã sớm làm chủ được chúng - - Như những hòn bi-ve sẵn trong túi áo.

Mong lắm thay.

Du Tử Lê,

(Calif. Jan. 2016)


.

ĐỌC THÊM THƠ PHAN NAM.   

 

GÓC PHỐ TÌNH YÊU

1.

bức tường bong tróc mảng cuối cùng

màu rêu góp xanh cho lá

nhắn nhủ mùi hương

lặng lẽ vuốt mái tóc gầy

nắng bay

mưa bay

những chuyến xe vẫn trôi, một cách bình thường

những đồng tiền lẻ trao tay

không có gì đáng nói

quán bún bốc hơi bên này

quán chè mát đượm bên kia

lặng lẽ dâng hiến đời phố

nỗi buồn tỏa lên trang thơ

chiều nay em về bên lối cũ đường xưa


2.

 

thương, thương biết mấy cho vừa

nụ cười lấm tấm giọt mồ hôi xa

chuyện tình buôn gánh bán bưng

khoảng cách giữa đời thực và trang giấy

chén chè mát lành ruột gan

tô đậu hủ ngào ngạt đôi môi

lặng lẽ trôi

lặng lẽ

lặng

vào nhịp điệu lặp lại ngày tháng

vào lời nói câu chào bâng quơ

ở đó những phận người

ở đó một góc phố

quán quen

rất quen

đến nỗi dăm bảy ngàn tiền lời không còn quan trọng nữa

khép nép chuyện tình thoáng qua


3.

xin trả lại giấc mơ vỉa hè

ngồi bẹp mặt đất

không một điểm dừng chân

ngơ ngẩn từng khoảng lặng

những bà, những cô, những mẹ, những người chưa từng gặp

áp đặt giao diện nỗi nhớ

phía trên tầng cao tiếp xúc

tôi nhớ mình đã đi qua đây

kiếm tìm bóng dáng hạnh phúc.



NHỮNG NGÔI MỘ XẾP HÀNG

giả sử tôi sẽ tháo dỡ tấm bia
được chạm khắc bởi những người sống
sẽ chẳng biết ai là ai
ngoài lớp mặt nạ bị thời gian chôn vùi

tôi đang mơ về sự đáng thương của loài người sau chiếc hộp sọ hóa thạch
trừng trừng nằm lại
trừng trừng đi lên
bỏ mặc ngọn lửa thiêu đốt đồng tiền

người đưa tay vuốt cơn gi ó trở về
hình như ngôi mộ đang xếp hàng
kể về sự sống
đầy dẫy hỗn loạn

một bài thơ đã hóa tro tàn
một cuốn thơ đã hóa tàn tro
có thể người ta sẽ nhầm lẫn
tội ác có thật sự nằm dưới đám cỏ dại thi nhau mọc lên vô tội vạ

giả sử vô số khúc ca
đánh mất trật tự vốn có 
nỗi buồn tâm sự cùng hồn ma
bởi vì mộ không còn là ngôi mộ.


 

TỶ DỤ
 
tỷ dụ niềm tin phơi góc vườn
nắng sớm cong queo
người đàn bà ngồi hớp nỗi buồn
tháng ba đồng khô lõi cháy
 
tiếng gà gáy đánh tan một không khí tĩnh lặng
hoa gạo đỏ lửa nhân gian
rải một niềm tin từ trong lòng đất
nhấn sâu mạch nguồn khóe mắt
 
trầy trật một góc sân khoảng trời
trầy trật một bình yên diệu vợi
khi đường cày trật khỏi bùn non
đồng quê phơi giọt mồ hôi tích cổ
 
muôn đời hạt ngọc trời ban
khi con người bất chấp từng miếng cơm manh áo
khi ích lợi ra khỏi mạch ray lợi ích
hà cớ chi không theo tự nhiên thuận nghịch
 
địa trường khắc nghiệt phủ kham khổ
dõi mắt trông trời, trông nắng, trông mây*
người đàn bà chân đất quay ra quay vô
xin đừng nhấn nút phẫn nộ
bàn phím cam chịu muôn phần
(*) ý ca dao,

 
 
NGÔI NHÀ THANH XUÂN
 
ngày ngày tôi gieo một vài ý tưởng vào cánh đồng ký ức
những ý tưởng chưa hiện hình cứ mặc sức rong chơi
cào bằng suy niệm của chiêm bao cảm xúc
vẫn ngỡ mình lạc giữa cổng trời
 
tôi vẫn đứng đó mà không dám bước lên
say giấc ngọt ngào của niềm tin vụn vỡ
có những khuôn mặt tôi quen hoặc không quen
vốc cạn không gian và thời gian
 
tôi đắm chìm giữa bộn bề suy nghĩ
năm giác quan chết lặng mà tôi không hề hay biết
lồng ngực không muốn đập, trái tim chẳng muốn cho đi
giọt mồ hôi cổ tích mà tôi không biết có vị gì
 
từng dòng cảm tưởng bồi lấp khoảng trống trong tôi
cân/đo/đong/đếm trôi vụt thời trai trẻ
ngôi nhà thanh xuân không lối về
vén giấc mơ luồn lách qua vách ngăn luân hồi…



NẤC THANG


Buổi sáng
Ta đi tìm chính mình
Ly cà phê nhạt nắng
Lặng câm chườm lên sự chuyển động vô hình
Khi mùi phố nguy nan
Con người bóc trần vị đắng
Lại vô định
Cúi xuống đi tìm dấu chân lạc loài
Bốn mùa rơi bốn mùa rơi
Hạ trắng vội vã đón gió mùa Đông Bắc tràn về
Suy xét chủ quan thiển cận
Đòi hỏi khen chê
Ta quyết kiếm tìm những giải pháp
Giải khát bế tắc
Giải khát lòng tham
Những nấc thang tĩnh lặng...



HỎI ĐÊM

Hỏi đêm

Đêm có hay rằng

Vì sao rơi xuống

Cho tàn cuộc chơi

Hỏi đêm

Đêm bận ra khơi

Thuyền không người lái

Cũng rồi cơn mê

Hỏi đêm

Đêm có đi về

Khi tâm lặng lẽ

Bơ vơ kiếp này

Đêm rằng, đêm mãi loay hoay

Chờ bình minh gọi cho ngày nắng lên.



XIN ĐÊM

xin đêm

một giọt sương khuya

ánh trăng lẻ bạn

chia lìa hoàng hôn

xin đêm

rớt một phím đờn

vần thơ sáng tỏ

chắp mùa nông sâu

xin đêm

khúc hát thương sầu

gót chân cuối xóm

ngõ sau uốn mình

xin đêm, khói bụi nguyên trinh

vân tay khẽ nối ân tình hư vô

Phan Nam.


Ý kiến bạn đọc
18 Tháng Mười Hai 20163:47 CH
Khách
Chúc mừng Phan Nam. Chúc Phan Nam ngày càng thành công trên con đường thi ca hơn nữa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 132)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 155)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 173)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 236)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 546)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 566)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 561)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
05 Tháng Năm 20241:31 CH(Xem: 704)
Tập thơ có bề dày 249 trang gồm ba tiểu đề: ngẫu hứng, mai anh về miền Trung và những bài thơ khác và khổ lụy.
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 765)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 696)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20347)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15320)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17163)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9837)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18230)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4722)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1485)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2007)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1912)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23251)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19807)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8598)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9606)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9070)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11933)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31486)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21383)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26288)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23716)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22501)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20599)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18765)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19908)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17520)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16650)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25487)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32851)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35452)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,