Bạn tôi, Bùi Bảo Trúc.

04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 13842)
Bạn tôi, Bùi Bảo Trúc.

 

Tôi không biết, có phải cú điện thoại của Trần Duy Đức, đêm qua, đã hất tôi trở lại nguy cơ mất ngủ? Đó là lúc 10 giờ tối. Tôi mới “text” cho Topaz Trần biết rằng, muốn viếng thăm nhà báo Bùi Bảo Trúc, Topaz sẽ phải đợi đến Thứ Sáu tuần tới, phòng số # 5, từ 11AM tới 5PM, nhà quàn Peek Famiy. Tôi dợm bước khỏi bàn làm việc thì có Tel. của Đức.

 

BuiBaoTruc 0
Nhà văn Bùi Bảo Trúc (trái) và nhà thơ Du Tử Lê, 1996 (Hình: dutule.com)

 

Đức báo tin tình trạng tuyệt vọng của bạn chúng tôi, chị T. Mai. “Đã phải thở bằng máy trợ thở. Bác sĩ cho biết, chỉ còn trông vào phép lạ…” Tôi nói với Đức, tới nước này thì chúng ta bất lực. Chỉ mỗi điều làm được là, hiệp lời cầu nguyện cho chị T. Mai mà thôi.”

 

Tắt máy. Thay vì đi nằm (dù ngủ được hay không) như thói quen tôi đã có được từ hơn một tuần qua, kể từ ngày bị nhận chìm cùng một lúc, bởi hai căn bệnh tồi tệ: Cúm và, ngộ độc thực phẩm - - Thì, tôi lại ngồi trơ trước màn ảnh computer – Như thể muốn tìm kiếm một điều gì mà chiếc máy không muốn cho tôi biết!?!

 

Tôi ngồi như thế tới hơn một giờ khuya.

 

Sớm mai, tôi kể chuyện T. nghe về cú điện thoại của Đức và, tin nhắn của Topaz. T. hốt hoảng hỏi, làm sao có được tên nhà thương để đi thăm chị T. Mai? Tôi hứa.

 

Khi ra xe để T. chở tới hiên café TB. Đoạn đường ngắn. Bầu trời mù. Những đám mây mẩy, mọng hơi nước, thả “âm khí” xuống ngang tầm mấy vòm cây phong thấp, đổi màu. T. nói, rồi đây, anh em văn nghệ của tôi, như những chiếc lá vàng, rơi, rụng dần! Trong khi lá xanh chưa kịp mọc! Tôi nói, đúng vậy. Số còn lại, đếm được trên đầu ngón tay!…

 

T. im lặng, đưa tôi một tờ A 4, gấp đôi. Đánh máy. Đã ngả mầu. Ít chữ thôi. Xuống dòng nhiều. Có thơ nữa:

 

“Annandale ngày 25 tháng 4 năm 1994.

 

“Bạn ta,

 

“Đây là 100.00 của cậu Toàn và 100.00 của cậu Trúc gửi cậu Lê cà phê, thuốc lá, trà Tầu, tắm hơi.

 

“Vật giá bất thường, cậu khéo... co cho ấm. Thích cái này thì chịu khó bỏ cái kia.

 

“Thích tất cả thì chỉ có chó nó mới lo được cho cậu.

 

Thơ rằng:

 

Một trăm một quả tắm hơi

Tắm xong, thấy "phẻ," thảnh thơi về nhà

Về nhà thèm một ấm trà

Tiền trót tắm hết, ngồi nhà "tru keo"...

 

“Chúc cậu gặp lành bất kể cậu... ăn ở thế nào đi chăng nữa. Gặp cậu sau ở Canada vậy.

 

BBT.”

 

Thư bạn tôi viết cách đây trên 20 năm...

 

Đó là một trong rất nhiều mẩu giấy bạn tôi gửi cho tôi mà, T. còn giữ được!

 

Tôi điếng, lặng trong bất ngờ sống lại giữa khe hở hẹp của cảm nhận đã có một cuộc “đoạn bào” tức tưởi, giữa chúng tôi!!!

 

T. kể ngày 16 Tháng Mười Hai mới đây, khi T. báo cho Orchid biết “Bố Trúc” không còn nữa, Orchid đã bật khóc nức nở…

 

Tôi biết, sau bác Mai Thảo thì, Bố Trúc là người gần gũi nhất với Orchid. Mỗi khi có dịp, Orchid đều không quên mua bánh đậu xanh, gửi Bố Trúc…

 

Đó là thời kỳ tình bạn đặc biệt của chúng tôi chưa bị “khai tử” thình lình, vì những trớ trêu của định mệnh. Tôi không than phiền, không oán giận gì về đổi thay này, kể từ đầu thập niên 2000, khi bạn tôi từ Virginia, chính thức dời về Cali. Tôi chỉ tiếc, tiếc cho sự ngắn ngủi của một tình bạn, tôi nghĩ, tôi may mắn có được.

 

Khi T. thả tôi xuống hiên Café TB, buổi sáng vẫn mù. Những đám mây mẩy, mọng hơi nước, thả nhiều “âm khí” xuống ngang mấy vòm cây phong thấp, đổi màu. Tôi im lặng, ngồi nán trong xe. Trời chưa mưa.

 

Nhiều phút sau, khi ĐP. Phong tới, tôi kể Phong nghe vắn tắt nội dung cuộc điện đàm đêm trước của TD. Đức. Phong lắc đầu. Không biết Phong nghĩ gì? Lát sau, Phong hỏi tôi tin tức về tang lễ Bùi Bảo Trúc…

 

Đó là lúc mưa sáng, bắt đầu. Mỗi lúc hạt nước một mẩy, mọng hơn và, gió cũng buốt hơn - - Như muốn xua đuổi chúng tôi khỏi hàng hiên lặng. Vắng.

 

Nhớ lại, tôi nghĩ, có dễ không có một giao tình nào mà, người ta có thể vượt qua vạch phấn cấm kỵ! Đó là sự kiện bất cứ lúc nào, ở đâu, trên trang báo, nơi công cộng, một người bạn dù tâm giao, có thể đem văn chương của bạn ra “giễu nhại” một cách thoải mái, thích thú như người bạn họ Bùi đã dành cho tôi, nhiều năm, quá khứ.

 

Tỷ như đầu năm 1996, tôi cho in tập thơ “Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà;” trong đó có bài “Em Khoan Thai Trả Áo Quần Lại Tôi,” viết hồi Tháng Bảy, 1994, những ngày tôi có mặt thường xuyên ở Montreal, khi T. mới từ VN sang.

 

Bài thơ có hai câu:

 

“Mùi hương? Mùi? Hương nhang? Trầm

Em khoan thai trả áo quần lại tôi.”

 

“Mùi hương” ở đây, mang tính hoán dụ/ metonymy.

 

Tôi muốn nói, với tôi, tình yêu nào cũng mang lại cho những người yêu nhau, nhiều hương thơm. Kể cả hương thơm có tính tôn giáo, như mùi nhang hay, dân gian, như mùi trầm. Hương thơm tình yêu, theo tôi, làm thành một thứ y phục riêng. Nó có khả năng đưa người được yêu, lên những tầng cao “hư ảo” khác… Tuy nhiên, một khi tình yêu không còn nữa, mọi mùi hương sẽ biến mất. Người được “nâng, niu” trong tình yêu, bị ném trả trở lại mặt đất. Tuy nhiên, tôi không thể nói, kẻ thụ hưởng hương thơm tình yêu kia, trở thành trần truồng, trơ trẽn… vì nó thiếu thi-tính! Nên từ ý niệm một thứ y phục khác, tôi viết “em khoan thai trả áo quần lại ta.”

 

Ngay khi “chộp” được câu này, bạn tôi với máu tiếu lâm dồi dào, phong phú, đã ra Phở Xe Lửa của ông Toàn-Bò, oang oang nói rằng, tôi mới có hai câu thơ cực kỳ… hậu hiện đại:

 

“Sức anh chỉ có một lần

Em khoan thai trả áo quần lại tôi!”

 

Thời gian đó, tôi còn “tỵ nạn tình cảm” ở Virginia. Những ai không đọc bài thơ hoặc tập thơ, đều tin rằng đó là thơ của tôi. Người thì cười thích thú. Kẻ lắc đầu… ngao ngán!!!

 

Được hưởng ứng mạnh mẽ, bạn tôi thêm hào hứng mang 2 câu thơ đã sửa của tôi, đi “rao giảng” khắp nơi.

 

Một người bạn thân chung của chúng tôi, mà bạn tôi nhắc đến trong thư ngắn ở trên là “Cậu Toàn” có lần hỏi tôi:

 

“Sao tao không thấy mày đính chính?”

 

Tôi nói, đâu cần. Miễn bạn mình vui là được. Thêm nữa, đó chỉ là một trong hàng chục “nỗ lực xuyên tạc thơ tôi” một cách thương yêu của bạn, dành cho tôi…

 

Bẵng đi một thời gian rất dài, dù “định mệnh đời riêng” hay, “biến cố đời thường” trong tình trường quá nhiều “sôi động” của bạn, liên quan tới tôi, qua đi rất nhanh…, chúng tôi vẫn không thể “khâu lại” cái vạt áo tình thân riêng mà bạn tôi đã xuống tay cắt đứt… Mãi tới cuối Tháng Năm, 2016, trong đêm nhạc “Thầy Tôi” của nhạc sĩ Hoàng Công Luận, khi bạn tôi được mời phát biểu, bạn tôi đã bất ngờ đọc lại 2 câu thơ “tự chế” kể trên, cho mọi người nghe.

 

Tiếc thay, khi ấy, tôi đã ra ngoài hút thuốc. Tôi không biết phản ứng của khán giả… Nhưng sau đó, T. và Orchid không che dấu niềm vui. Họ cho rằng, đó là dấu hiệu “tan băng” của tình bạn hiếm hoi giữa chúng tôi. Sau này, T. kể, trước khi ra về, T. và Orchid đã chận bạn tôi lại, nói lời “cảm ơn anh Trúc.”

Tôi không nghĩ bạn tôi bị bất ngờ trước lời cảm ơn, không chờ đợi này.

 

Cũng như tôi không chờ đợi điện thoại từ bạn tôi… Khi đầu năm 2015, xót bạn bị “ném đá” tơi tả trên không gian… ảo, tôi đã viết một bài khá dài về bạn tôi: Bùi Bảo Trúc, nhà văn. Viết xong, tôi đưa T. đọc. T. post ngay lên trang nhà (tháng 2-2015).

 

Hôm nay, ráp nối hai diễn biến không báo trước, tôi chợt nhớ một trong những nhận định của đạo Phật mà tôi cho là cực kỳ uyên áo. Đó là quan niệm “Ngọn lửa tắt: Không mất.” “Thanh âm tan: không mất.” Huống chi tình bạn, tấm lòng tử tế với nhau…

 

.

ĐP.Phong chở tôi về nơi ở mới của chúng tôi, đường Catherine, Garden Grove, lúc 12:30PM. Dù P. thả tôi xuống ngay bậc thềm, nhưng gió và mưa lớn bẻ gập tôi xuống. Vào nhà, cảm giác đầu tiên của tôi là nghe mình muốn trở lại cơn sốt mới tạm lui chân vài ngày trước. Thả mình xuống giường, dù khó thở, tôi co rúm trong giấc ngủ li bì. Lạnh.

 

Trong giấc ngủ phập phều, tôi trôi qua nhiều giấc mơ ngắn. Một trong những giấc mơ gập ghềnh ấy, tôi thấy bạn tôi ngồi cạnh tôi (như ngày nào). Vẫn phong cách, thói quen có từ nhiều chục năm trước, bạn tôi cho tôi một loạt câu hỏi, trong tình thân, cũ:

 

“Cậu Lê hồi này ra sao? Có còn ra thăm anh Cảnh?”

 

“Con Orchid dạy học nhiều giờ như vậy, thì ai lo cho hai đứa con của nó?”

 

“Cậu có còn thường đi Virgina, khu Falls Church? Có gặp lại mấy con đ… chó của cậu?”

 

(…)

 

Tôi nhớ, tôi định nói với bạn tôi rằng, tôi mới đọc lại bài thơ “Trở Về Căn Nhà Cũ Ở Saigon…” Nhưng bạn tôi đã khoát tay, bảo:

 

“Thôi! Tớ có việc, tớ phải đi đây. Hẹn gặp lại cậu dịp khác.”

 

Rồi, bạn tôi quay lưng đi ngay!

 

.

Tôi tỉnh dậy giữa căn phòng vắng. lặng. Trời tối xầm. Như đã rất khuya. Gió vẫn mang tiếng sóng biển ì uồm đuổi nhau trên mái. Mưa lớn?

 

Tôi nhoài người tìm chiếc cell phone. Đồng hồ chỉ 4:15. Màn hình hiện ra hai tin nhắn. Một của Ngụy Vũ ở Virginia. Một của Vũ Thành An ở Portland, Oregon. An trả lời thư Trần Duy Đức, báo cho An và tôi biết về cái chết của chị Tuyết Mai. Tôi tựa vách tường, viết lại cho An mấy chữ. Nhân tiện nhắc Bùi Bảo Trúc. Tôi tin An không ngạc nhiên.

 

Nhiều chục năm trước, khi chập chững bước chân vào sân trường CVA, Saigon, cả ba chúng tôi được sắp chung vào Đệ thất B1. Năm sau, ba chúng tôi lại cùng được chuyển qua Đệ lục B4. Đúng như tôi nghĩ, ít giờ sau, An viết lại cho tôi, nói, An đã cầu nguyện không chỉ cho chị Mai mà, cho cả Bùi Bảo Trúc nữa.

 

Bốn rưỡi, tôi ngồi vào bàn computer. Mở trang nhà. Đọc lại bài thơ “Trở Về Căn Nhà Cũ Ở Saigon” của bạn; đúng lúc Nguyễn Vũ Nhã ở San Jose gọi. Tôi đoán Nhã muốn nói với tôi về sự không còn nữa chị Tuyết Mai hay Bùi Bảo Trúc. Hoặc cả hai? Tôi những muốn đọc cho Nhã nghe vài đoạn của bài thơ duy nhất (?) bạn tôi đề “Gửi Các Con.” Nhưng khi Nhã thấy tôi thở khó khăn vì những cơn nấc liên tục… Nhã nói:

 

“Thôi anh nghỉ đi. Lúc khác, em gọi lại…”

 

Dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cả bạn tôi và Nguyễn Vũ Nhã đều không muốn nghe tôi đọc thơ bạn; tôi vẫn đọc thầm, bài thơ “Gửi Các Con” của bạn:

 

“Hỡi căn nhà của ta thời tuổi trẻ

Của những chiều mưa buồn gõ xuống mái tôn

Những buổi sáng nắng lùa qua khe cửa

Vẫn theo ta những đêm tuyết mịt mùng

 

“Hãy ngỏ cửa, đêm nay ta trở lại

Cánh cửa ơi có còn nhớ nhau không?

Chiếc chìa khóa năm xưa ta làm gẫy

Mấy chục năm trời trên cổ vẫn tòn ten”

 

Đọc lại thơ bạn, với mưa đem theo tiếng sóng biển ì uồm trên mái, tôi không chỉ thấy thương bạn, thương mình mà, thương cả những người còn sống hay đã chết!!! Người nào thì “trên cổ (cũng) vẫn tòn ten chiếc chìa khóa (một thời đã) gẫy!” Như “mặc niệm” một tình bạn. “Mặc niệm” chính mình!

.

Cậu Trúc,

 

Tớ thực sự không muốn mình sa đà thêm trong bài viết này. Trước khi ra khỏi, tớ muốn mượn chính lời nói của cậu, dành cho tớ, cách đây hơn hai mươi năm rằng:

 

“Dù bây giờ cậu đã ở cõi khác. Nhưng tớ vẫn muốn nhắc cậu đừng tiếp tục hoang đàng nữa… Vì hoang đàng như cậu “thì chỉ có chó nó mới lo được cho cậu” mà thôi!!!

 

Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?


Du Tử Lê
(Garden Grove, Dec. 21-2016)

Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Mười Hai 20162:03 CH
Super Administrator
Cho cô chú email của Hiệp. dutule@dutule.com
28 Tháng Mười Hai 201610:10 CH
Khách
Tham chu Le,
Lau roi chu chau khong gap nhau. Doi song cu quay vu vu, chau va NQ cung chi gap nhau moi nam chung 2-3 ban, moi lan gap deu tham hoi ve chu, thinh thoang cung nhac nhung chuyen xua.
Lan cuoi chau gap BBT o nha chu tren duong Lucille truoc khi chau di Colorado. BBT hoi chau la cai may anh nao la xin nhat, chau tra loi ngay la cai dang deo tren co cua chau Nikon N90s, BBT noi la "Cuc! may F5 moi la xin". Chau nghi ong nay ghe that, cai gi cung biet.
Ve sau khi chup chan dung BBT thi chau dung cai may con cu hon, Nikon F3HP, san xuat vao nhung nam 80s. BBT la nguoi kho tinh va kho chiu, chau khong biet la ong co thich cai chan dung minh chup khong? Thoi do vao luc moi buoc vao nhiep anh, chau chup vi dam me chu ky thuat va y tuong deu han hep.
Nhung nam sau nay khi chau gap lai BBT trong nhung buoi tiec gia dinh, cai hai deu chao nhau guong gao. Phan lon thi chau lang di, tranh mat...phan vi su lien he voi chu (du khong gap van khong gi thay doi), phan vi sau nay chau khong con thich doc "Thu goi ban ta", cung co the la nhung ham huc ca nhan mo ho gi do.
Cach day may hom chau bao tin cho Chi biet la BTT da mat, Chi noi "Moi ngay nao....".
Moi ngay nao co nghia la la gan 20 nam.
Chuc chu khoe, va hen gap nhau som...Neu khong, mot ngay nao do lai lam bam cau "Moi ngay nao...."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13906)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 20586)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 10664)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 10145)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 35202)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8992)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10088)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26805)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23011)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26116)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,