LÊ NGỌC TRÁC - "Xóm Trăm Năm" mơ về nơi xa thẳm.

19 Tháng Tư 201710:01 SA(Xem: 4879)
LÊ NGỌC TRÁC - "Xóm Trăm Năm" mơ về nơi xa thẳm.

Tháng Tư ở cực Nam Trung Bộ, chuyển mùa, nóng khô người. Ấy vậy mà giữa cái nóng hầm hập của buổi trưa trời không một sợi gió, anh bạn của tôi vẫn chăm chú đọc thơ. Thật là lạ! Một người từng thấy thơ "làm ngơ" vẫn say sưa đọc tập thơ mỏng. Có lúc, hứng chí anh ta còn ngân nga: "Ôi mùa hạ mây thì cao vời vợi. Em xa hun hút mấy khung trời!...". Anh ta đang chăm chú đọc thơ trong tập thơ "Xóm trăm năm" vừa được Nhà xuất bản Văn Học xuất bản và phát hành vào đầu năm 2017. Thì ra, người ta đâu có thấy thơ làm ngơ. Chỉ không thích những thơ không có hồn. Còn gặp thơ hay, có sức hút kỳ lạ, người yêu thơ sẽ đọc thơ và mê thơ như một "người lên đồng".

XomTramNam
"Xóm trăm năm" là tập thơ in chung của các tác giả: VŨ KHẮC TĨNH, NGUYỄN TẤN SĨ, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG, NGUYỄN ĐỨC DŨNG, NGUYỄN BÁ HÒA, BÌNH ĐỊA MỘC, PHẠM DƯƠNG NAM, TRẦN XUÂN AN: Những cây bút cùng thế hệ U50, cùng từng sinh sống, gắn bó với quê hương Tam Kỳ - vùng đất nằm chính giữa đất nước Việt Nam tính theo đường thiên lý Bắc Nam.

 

Vũ Khắc Tĩnh, Nguyễn Tấn Sĩ, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Bá Hòa, Bình Địa Mộc, Phạm Dương Nam, Trần Xuân An là những cây bút đã định hình, có những thành công trên con đường sáng tác thơ văn. Đọc "Xóm trăm năm", người đọc bắt gặp Vũ Khắc Tĩnh với tâm sự của một lãng tử gởi vào hư vô lời sám hối, lòng vẫn vọng về miền cố thổ:

"Ta như lữ khách qua sông Dịch

Không ở núi rừng vẫn lạnh tê

Gõ cửa quê nhà xa tít tắp

Hương đồng cỏ nội khúc sông quê"

(Trích bài thơ: Khúc sông quê)

Người yêu thơ gặp lại Nguyễn Tấn Sĩ, một cây bút thơ quen thuộc của các tạp chí văn học miền Nam trước năm 1975. Già dặn hơn trong bút pháp, phong cách thể hiện, Nguyễn Tấn Sĩ vẫn giữ được nét phiêu bồng, lãng mạn:

"Qua mùa thu như qua một con đường

Nhiều giao lộ, mê cung nhiều góc khuất

Và ta đã chưa một lần bỏ cuộc

Để còn nghe thu hát lúc ta buồn

Để chờ nhau chạm nhẹ cốc rượu suông

Túi lang bạt khoác lên và đi tiếp

Và có thể ta sẽ về không kịp

Lòng vẫn đầy khoảng trống, gõ giùm ta

Mai, nghĩa là có cuộc chia xa

Với ai đó, hàng cây và mái ngói

Và có thể có một người đứng đợi

Nhắc giùm ta ngày ấy... lá thu rơi."

(Trích bài thơ: Khoảng trống)

Thật sự xúc động khi đọc thơ Nguyễn Thị Phương Dung. Không dàn trải trong thể hiện, thơ Nguyễn Thị Phương Dung cô đọng.

Người đọc bắt gặp những tâm sự buồn của người con gái Tam Kỳ với nỗi cô đơn, hụt hẫng trong tình yêu:

"Ta thấy mình như con nai lạc gió say trăng cuối chặng rừng già

Ta có quê mà chẳng có nhà (*)

Buổi về lại Quảng Nam đứng ở đầu sông ta khóc đầy sông nước

Thôi đành làm ngọn gió hoang

Nắng thì trú mái hiên quen

Mưa lẫn vào kẽ lá

May ra giấu được nỗi buồn

Ta đi suốt tháng ba tìm nụ sưa vàng

Gặp lại thời mười sáu

Thời ngu ngơ đánh rơi trái tim con gái

Dưới chân một bài thơ...

Ta trở về thành kẻ bơ vơ

Mẹ tựa khói mây cha nằm đồi trăng ngóng gió

Anh quay mặt cố làm kẻ lạ

Mưa sưa vàng, vàng sưa rơi rơi...

Thôi quay lại xứ người

Khoác áo ly hương mặt mày che kín

Mặc ai ngựa xe áo quần như nêm như nước

Ta đi nhặt ánh trăng tàn

Và lang thang trên sa mạc đời mình

Đếm cát!

(Bài thơ: Khúc ca bi tráng)

(*) Ý thơ của giáo sư Lê Trí Viễn

Nguyễn Đức Dũng - một tác giả đã xuất bản ba thi phẩm: Áo giấy cho sông (2009), Nắm níu (2010) và Khúc hát lưu dân (2014), luôn luôn trăn trở với kiếp nhân sinh trong cuộc sống hiện tại:

"Tự biết phận mình sức mọn tài hèn

Không xây nổi lầu Ngưng Bích khóa xuân

Những cô bé cầm ô đứng bên đường số một

Giọt lệ buồn trước thập loại chúng sinh".

(Trích bài thơ: Gặp lại trang KIều)

Người đọc thật sự bị cuốn hút trước những câu thơ của Nguyễn Bá Hòa trong "Xóm trăm năm". Từ cái nền của ca dao và những bài đồng dao..., Nguyễn Bá Hòa đã "cao tay ấn" vận dụng câu chữ một cách tài tình, làm cho thơ lục bát của anh mới hơn, nhuần nhuyễn, giàu nhạc điệu và bật lên được chiều sâu tư tưởng bên trong những câu chữ. Thơ Nguyễn Bá Hòa nhiều cung bậc, chứa chan tình cảm. Những câu thơ của Nguyễn Bá Hòa như gợi cho người đọc thấy được sợi dây thân thiết kết nối với quê hương thân yêu.

"Khói rạ rơm dắt díu về trời

Gió thừa mứa chẳng thèm đuổi bắt

Lật thớ lòng lượm mùa chìm khuất

Khúc quanh đời đánh đổi tuổi thơ tôi

Ngày lập mùa trở tiết xa xôi

Đòn gánh mẹ cong hai đầu nóng lạnh

Thúng mê cha nặng nỗi buồn đặc quánh

Giật mình đêm ngủ mớ tụt vành môi

Trẻ chăn trâu huýt sáo nửa môi

Gọi chim sáo phía lưng chừng ráng đỏ

Lào xào gió mà hồ nghi tiếng cỏ

Bấu víu chiều bừng ngộ cánh diều trời

Mưa một mình nắng chẳng có đôi

Trút dai dẳng lên bốn mùa thương nhớ

Cánh đồng quê đăm đăm muôn thuở

Mắt thị thành màu xanh lúa đơn côi

Những chuyến đi năm lở tháng bồi

Dập rách áo cha bầm lưng cơm mẹ

Bùn nâu quyện giấc mơ thời trai trẻ

Cô đặc lòng đau đáu nợ khôn nguôi..."

(Bài thơ: Nợ quê)

Bình Địa Mộc - một bút danh vừa lạ lẫm vừa quen thuộc của Đỗ Thanh Toàn, một cây bút chuyên viết truyện cực ngắn xuất sắc. Bạn đọc đã từng "cười lộn ruột", "cười ra nước mắt" những truyện ngắn của Bình Địa Mộc. Nhưng, trong "Xóm trăm năm" chúng ta bắt gặp Bình Địa Mộc với những câu thơ nhẹ nhàng, trữ tình, đầy thiết tha:

"Anh giấu mùa thu giữa đụn mo cau

Chỗ ngày xưa mẹ gói cơm cho cha đi rẫy

Khói bếp thơm tho cuộn tròn bao dấu hỏi

Năm nay nhuần mưa có kịp về chăng

...

Bao năm rồi hồn chửa phôi phai

Giấu hết yêu thương âm thầm vào dĩ vãng

Em có về không để anh còn trao nhẫn

Kết bởi lá vàng ăn trộm mùa thu"

(Trích bài thơ: Ăn trộm mùa thu)

Trần Xuân An - người con của Gio Linh miền hỏa tuyến Quảng Trị đã chọn Tam Kỳ làm quê hương thứ hai của mình. Anh đã góp mặt trong "Xóm trăm năm" cùng với những bạn thơ Đất Quảng. Trần Xuân An vẫn nhớ về những năm tháng chưa xa thuở còn ngồi ghế nhà trường của mình:

"Tam Kỳ, bốn mươi lăm năm! Không ngờ

Bạn và mình còn gìn giữ ảnh cũ

Tóc đã bạc, mỗi đời sờn quyển sử

Ký ức hoài tái bản tuổi học trò"

(Trích bài thơ: Tam Kỳ, ảnh cũ)

Phạm Dương Nam khi sống xa quê hương hồn vẫn mong ngày về với Tam Kỳ yêu thương, với những câu thơ buồn lỗi hẹn:

"Ta cõng nợ quê nhà ra tứ xứ

Thấy đời mình thấp thoáng một bờ tre

Vầng trăng khuya, lu nước, gió đêm hè

Con dế nhỏ thất tình khan cả giọng

...

Ta cõng nợ bốn mùa không hết nữa

Gió mây giờ nghẽn lối một đường bay

Đường quê xưa cứ mãi nối thêm dài

Đi chưa hết... làm sao về cho kịp..."

(Trích bài thơ: Làm sao về cho kịp)

Đọc xong tập thơ, chúng tôi càng hiểu vì sao anh bạn của mình đọc thơ của Vũ Khắc Tĩnh, Nguyễn Tấn Sĩ, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Bá Hòa, Bình Địa Mộc, Phạm Dương Nam, Trần Xuân An và mê thơ như một "người lên đồng". Đọc "Xóm trăm năm", chúng ta mơ về nơi xa thẳm - miền quê yêu thương đã từng nuôi lớn và đưa ta vào đời với những ước mơ xanh.

Lê Ngọc Trác

La Gi, 16/4/2017

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 130)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 734)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 727)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 635)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1483)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1687)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1194)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1157)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1450)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1383)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,