TRẦN VĂN NAM - Nhà thơ Thành Tôn và những hình ảnh tận tụy với văn học.

06 Tháng Năm 201710:33 SA(Xem: 3883)
TRẦN VĂN NAM - Nhà thơ Thành Tôn và những hình ảnh tận tụy với văn học.

Đọc được một bài viết trong sách biên khảo của nhà thơ Du Tử Lê nói về lối sống đẹp đối với các bạn văn nghệ của nhà thơ Thành Tôn: Ai cần tra cứu loại sách văn học gì hiếm quý mà anh đang lưu giữ thì vài ngày sau anh đem đến cho mượn. Điểm lại trong sinh hoạt văn học tại hải ngoại, anh đã có công đóng góp rất nhiều tài liệu sách xưa, tạp chí văn chương thời trước, vào các cuộc Hội Thảo Văn Học, vào sự thành hình các bộ sách Biên Khảo Văn Chương đồ sộ. Anh đang cư ngụ tại thành phố Anaheim cách Little Sài Gòn chỉ 5 hay 6 dặm. Đôi lần có dịp đến nhà anh, tôi chợt có cảm nghĩ nên ghi lại sự tận tụy với văn học của nhà thơ Thành Tôn. Mong rằng qua 6 hình ảnh dưới đây sẽ góp phần thể hiện được tấm lòng ấy:

blank

Trong thời-đại thông dụng với các phương tiện điện-tử nhanh chóng như Lap Top, iPad, Điện Thoại Cầm Tay Tinh Khôn (iPhone, Samsung, Mobile); chỉ cần bấm nút Print Out thì ta có ngay những văn-bản hoặc tài-liệu văn học với các loại chữ sắc nét, nếu cần thì kèm theo vài hình-ảnh nhiều màu cực đẹp. Việc cẳt dán thủ công như hình ảnh trên đây (có đến hơn 300 văn bản đựng trong 6 hộp giấy) đòi hỏi rất nhiều công phu. Nếu muốn in ra với số lượng lớn phải chụp lại từng văn bản để đưa vào máy in, thật khá tốn kém tiền của. So với sự hữu-hiệu điện-tử thì tấm lòng người làm thủ-công càng biểu-lộ, khiến ta phải ngẫm nghĩ lưu tâm.

Hình ảnh 23 - Những tạp-chí văn chương xưa được copy lại

blank

blank

Không phải nhà thơ không có sẵn những phương tiện điện-tử hiện-đại trong nhà, nhưng chỉ vì anh không màng tới. Con cái hoặc bạn thân đã có những dịp tặng những quà đó cho nhà thơ. Có lẽ anh không ưa “mày mò” làm quen một số thao tác phức tạp trước màn ảnh điện-tử. Trong khi đó, chắc anh lại là khách hàng quen thuộc của vài “Copy Center” như “Office Depot” hoặc “Stapples”; hoặc ở những nhà in thân mật của bè bạn quanh Little Sài Gòn, Anaheim, hay Garden Grove; đến để copy lại từng trang tạp chí, từng trang sách; sau đó công phu đóng xếp thành những văn liệu quả là mỹ thuật. Những tạp chí văn học xa xưa được copy lại như 2 photo trên đây đủ nói lên phẩm chất mỹ thuật ấy.

Hình ảnh 45- Những sách văn học được copy lại

blank

blank

Có lần ở ngoài quán cà-phê, tôi từng thấy tập tiểu-thuyết thật dầy của nhà văn Dương Thu Hương được nhà thơ Thành Tôn copy nguyên cả cuốn, bây giờ lại chứng kiến tại nhà anh những tập sách văn học đồ sộ khác cũng đã được copy nguyên bộ. Trong số, thi-phẩm “Rừng Phong” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã đuợc copy không khảc gì với bản gốc, trong ngoài cùng khuôn khổ cùng màu sắc với chính bản, có phần đẹp hơn với giấy thật láng. Còn với cuốn “Đường Thi” thật dầy, anh trịnh trọng giới thiệu công phu copy và đóng xếp của mình.

Hình ảnh 6 - Bàn thờ ba người bạn văn nghệ thân thiết

blank

Nơi nhà anh Thành Tôn, phòng khách và phòng ăn liền thông với nhau, do đó anh có được một không-gian rộng để giàn trải những kệ sách. Ba phía tường đều được tận dụng để sắp xếp những cuốn sách văn chương quý hiếm, cuốn nào cũng thấy bao bọc bằng những lớp nylon trong suốt để gìn giữ lâu dài. Tường bên trái khi từ cửa chính đi vào nhà là những kệ sách cùng bàn thờ cha mẹ; tường phía trong trưng bày vài lọ sành cổ cùng những kệ sách; tường kế tiếp vẫn là những kệ sách cùng bàn thờ ba người bạn văn-nghệ cố-cựu thân thiết của nhà thơ Thành Tôn: thi sĩ Bùi Giáng, nhà văn Võ Phiến, họa sĩ Đinh Cường... Thiển nghĩ, chỉ với vài hình ảnh như trên đây thì không đầy đủ lắm, nhưng cũng đã nói lên được phần nào tấm lòng trân quý văn học của nhà thơ Thành Tôn.

TRẦN VĂN NAM

City of Walnut, California, 27/4/2017

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 49)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 92)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 593)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 333)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 382)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 312)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 268)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 320)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 339)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 440)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31665)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3243)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7911)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8859)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18332)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 56)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5014)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4884)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.