PHAN NAM - Trần Ngọc Mỹ - Hồn Thơ Dạt Dào Tình Yêu

09 Tháng Năm 20179:32 SA(Xem: 4602)
PHAN NAM - Trần Ngọc Mỹ - Hồn Thơ Dạt Dào Tình Yêu

Cuộc đời đi qua bao nhiêu cánh cửa?/ Sau những cánh cửa ấy có gì?, đó là hai câu đề từ trong tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Ngọc Mỹ, sau tập “khát những mùa yêu” và “ban mai của bé”. Những ai đã đọc thơ của chị có lẽ đều có chung cảm nhận về một hồn thơ dạt dào tình yêu, bút lực dồi dào và cảm quan tinh tế trước bộn bề con chữ. Có lẽ, ở một tác giả trẻ, dành thời gian, tâm sức cho thi ca, cho văn chương là một điều rất khó khăn. Nhưng tôi nghĩ chị đã làm được điều đó, với một niềm hứng khởi mới mẻ, một nhân duyên văn nghệ tràn đầy. Tập thơ “bài thơ vỗ cánh” của tác giả Trần Ngọc Mỹ vừa được NXB hội nhà văn ấn hành tháng 04.2017 với 68 bài thơ qua 136 trang thơ dày dặn. Lật mở từng trang thơ, tác giả sẽ đưa người đọc khám phá một miền thơ với đầy khao khát tuổi trẻ, trầm tĩnh nhưng cũng nhiều nổi loạn, mạnh mẽ. “Có những lúc ta trốn vào con tim nhân hậu/ cuộc đời buồn chẳng biết ta đâu/ câu thơ dịu dàng như bàn tay mẹ/ đón ôm ta xoa dịu mái đầu”, đó là khổ thơ trong tập thơ “khát những mùa yêu” (xuất bản 2015) của tác giả với nhiều câu thơ hồn hậu, dịu dàng. Và đến tập thơ này, tác giả cho ta thấy thơ chị đã sâu sắc hơn, đầy đặn hơn và ngôn từ cũng được chắc lọc rất kỹ càng. Tôi nghĩ đó là những câu thơ mềm mại thắp lửa cho những mùa yêu còn đang giăng đầy phía trước, mở ra cánh cửa thi ca với biết bao mảng màu đan xen, đầy đủ cung bậc cảm xúc của một người đàn bà đa cảm, đa sầu. Và sau cánh cửa ấy có gì?

TranNgocMy
Nhà thơ Trần Ngọc Mỹ



sau cánh cửa, tôi tìm thấy một tôi an yên nhất

mở rộng trái tim, nới rộng tâm hồn

trong bình lặng, khâu vá những vết thương

bằng bao dung, bằng tình yêu chân thật

(Cánh cửa thi ca)

Sau cánh cửa ấy chính là một tình yêu rộng mở, bao dung và trọn vẹn. Tình yêu xuyên suốt trong tập thơ “bài thơ vỗ cánh” gợi nhiều sức hút trong lòng độc giả với một niềm si mê, chất ngất. Ta có thể bắt gặp rất nhiều nghĩ suy của người đàn bà đã trót gửi trao vào một ngôi nhà, để rồi dành hết tâm sức cho ngôi nhà ấy, với người đàn ông và đứa con, kết tinh của một mùa yêu. “Anh yêu ơi, điều em nói đây, em biết, em không cần tô vẽ/ anh như vầng sáng trên cao/ kiên nhẫn ngày ngày thanh tẩy/ bao dung muộn phiền đời em...”, đó là những câu thơ rất trẻ với gói trọn yêu thương và kiêu hãnh vô cùng. Rồi tình yêu thương ký gửi vào mắt, môi, trái tim... trong cuộc sắp đặt dịu dàng của tạo hóa, ban cho mỗi chúng ta tâm hồn biết yêu thương và chia sẻ. Rồi tấm lòng người mẹ trẻ cũng được khắc sâu trong nỗi niềm rất thật: “Mẹ kỳ cọ hạt bụi năm tháng/ mong chỗ nào con chạm vào cũng sạch sẽ thơm tho...”, bởi vậy chẳng ai đo đếm được sự hi sinh của mẹ khi sinh ra, nuôi nấng đứa con nên người. Tôi chợt nhớ đến bài thơ “khu vườn cỏ dại” của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy: “Vì những bông hoa dại/ Thầm lặng nở trên cỏ ướt/ Như những mảnh mặt trời/ Tự nguyện buộc ràng tôi vào mái nhà này/ Những công việc không tên/ Bàn tay thô ráp...”, có lẽ là sự hi sinh của người phụ nữ dành cho con cái, cho gia đình đã làm nên những vần thơ rất đáng trân trọng được chính họ âm thầm phác họa. Những công việc tưởng chừng như không có gì nhưng ước muốn “chỗ nào con chạm vào cũng sạch sẽ thơm tho” chính là ước muốn đưa con đến với điều tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất mà người mẹ suốt đời tận hiến. Sâu thẳm trong thơ Trần Ngọc Mỹ ở tập thơ thứ ba này ngoài đôi mắt tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm còn là hành trình đi tìm bản ngã, khát vọng chinh phục chữ nghĩa với nỗi niềm giăng kín trong năm tháng dài đằng đẵng. Những không gian khác đầy rộng mở cũng được hình thành trong thơ kèm theo đôi chút chông chênh của tuổi trẻ: “Hãy vươn vai, đừng cúi đầu bạn nhé/ Giấc mơ mây vời vợi cưỡi đỉnh đồi/ Những cột mốc tạm dừng khi thấy mỏi/ Chẳng phiền lòng trước thế giới đang trôi”. Đôi mắt nhà thơ vượt thoát khỏi thực tại để hòa vào bể đời rộng lớn, nhiều hiểm nguy nhưng cũng tràn đầy lòng nhân ái, thắp sáng tình yêu thương giữa con người với con người, như trong bài thơ “Cho Giulia Renaldo dấu yêu”, tác giả viết: “Mặt trời quả cảm đã cứu được em/ Điều kỳ diệu khiến loài người phải tin/ Phải nghiêng mình trước linh hồn bất tử/ Giulia dấu yêu”. Cũng vẻ đẹp ấy, cũng đắm say ấy, cũng xúc động ấy... thế những khi đi vào thơ dường như được biến đổi trở nên ảo huyền hơn, lung linh hơn, mộng mị hơn. Nhứt thiết, thơ của phái đẹp thường thiên về cái đẹp thông qua cảm quan tinh tế, nhiều khắc khoải. Mỗi câu thơ là tiếng lòng được chắt lọc một cách có ý thức, đưa người đọc thưởng ngoạn những dư vị ngọt ngào của cuộc sống, dẫu có đôi chút cô độc và lan man, âu cũng đã đưa những tâm hồn đồng điệu tìm đến bày tỏ lẫn nhau. Thi sĩ lặng lẽ gieo vần thơ vào đời như những mạch sóng ngầm chực trào dâng nhưng cũng đầy đam mê, nhiệt huyết: “Ôi, chúng ta cày xới cánh đồng chữ nát bươm/ Bởi nỗi buồn quàng quanh không lối thoát/ Ở nơi này ngày nghiêng trôi xô lệch/ Dốc núi phủ bụi gầy mắt nhau”. Đối diện nỗi buồn, thi sĩ gieo nỗi buồn vào thơ và mang đến cho độc giả cảm xúc trọn vẹn, nhẹ tựa cơn gió ký gửi rung động thẩm mỹ thoáng qua trong đời. “Bài thơ vỗ cánh” mang đến cho đời vẻ đẹp muôn hương muôn sắc, muôn màu muôn điệu, lặng lẽ cất lên bản giao hưởng tình yêu cuộn trào trong sâu kín nỗi nhớ, khát vọng. Và ở trong “bài thơ vỗ cánh”, Tổ quốc là linh hồn thắp sáng câu thơ bay bổng:

Biển xô lên muôn nhịp sóng rộn ràng

Buồm căng ngực xõa gió khát vọng

Chẳng câu thơ nào đủ đẹp để cô đọng

Những dáng hình hăm hở tiến ra khơi

(Tiễn người ra khơi I)

Khi trái tim thi sĩ hòa chung tiếng sóng đất nước, người làm thơ luôn ý thức về trách nhiệm và khát khao vươn khơi để bảo vệ hồn thiêng sông núi. Nhưng có lẽ “chẳng câu thơ nào đủ đẹp để cô đọng” nên trái tim nữ sĩ thao thức “biết nhớ nhung sẽ giăng kín đêm dài/ giữa trùng khơi thức dậy ngàn con sóng”. Ở đâu đó trong tập thơ còn có hình ảnh đầy xúc động về cánh đồng quê hương, về người mẹ và bữa cơm nhà, về người cha quá cố đã hóa khói sương... Tất cả, tất cả hòa quyện, đan xen vào nhau làm nên thi phẩm “bài thơ vỗ cánh” neo đậu tâm khảm người đọc. Có lẽ, với tôi, cách tốt nhứt vẫn là lật mở từng tranh sách, đọc và cảm nhận.

Tiên Phước, những ngày đầu tháng 05.2017

PHAN NAM.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 373)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 303)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 464)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 385)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 391)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 328)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 398)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
09 Tháng Mười 202212:00 SA(Xem: 5289)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
05 Tháng Mười 202210:44 SA(Xem: 727)
Phùng Quang Thuận, kỳ vọng và gửi gắm điều gì qua những con chữ chắt chiu ắp ủ bao năm?
28 Tháng Tám 20224:06 CH(Xem: 768)
Tuổi đời, chắc tôi chỉ tuổi em gái ảnh. Tuổi văn, tuổi viết này viết nọ, tôi chỉ cỡ môn đệ, hoặc có tự mình đánh giá cao hơn, thì cũng chỉ là lớp cầm viết hậu sinh, đúng nghĩa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7637)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8626)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18104)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5821)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8398)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4559)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 201)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9925)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10080)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4542)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15784)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5607)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5505)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5913)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6103)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26418)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18289)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21614)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19578)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18044)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15463)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14574)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14760)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13784)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13552)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20665)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27851)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32107)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,