NGUYỄN HOA LƯ - NP Phan và những thông điệp u hoài.

23 Tháng Năm 20179:59 SA(Xem: 4738)
NGUYỄN HOA LƯ - NP Phan và những thông điệp u hoài.

Cuối tuần, tôi tự thưởng cho mình những giờ phút cô tịch, nhàn tản, ngồi nhà đọc một tập thơ mỏng, những “khúc trần tình” của một cây viết tự nhận rằng mình “có tấm lòng u uẩn.

Hai mươi năm quen với NP Phan, tôi không hề biết rằng anh mê thơ, hơn nữa còn đều đặn làm thơ. Quen nhưng không thân, gặp nhau chào vài câu, thỉnh thoảng bắt tay. Rồi đi. Cái bắt tay đủ ấm, nụ cười đủ chân thành nhưng không níu kéo. Tôi quý mến Phan, nghĩ, đây là một người chất phác, nhưng đơn giản, ít chuyện. Cuộc sống quá nhiều níu kéo va đập và cái cung cách mẫu mực của một viên chức trong Phan không hấp dẫn tôi.

Vậy mà trong suốt buổi sáng nhàn rỗi cuối tháng ba này, tôi chăm chú đọc tập thơ của Phan: Ngoảnh lại phù dung. Nếu cần nói bằng vài chữ, tôi sẽ nói rằng: ám ảnh.

Thơ Phan kiệm lời. Những bức tranh đơn sắc, những nét vẽ mềm mại, thỉnh thoảng lại có vài nhát cọ mạnh mẽ, đột ngột. Nhiều khoảng trống trong tranh, những khoảng trống hút mắt và tự người xem phải lấp vào đó bằng những rung cảm của chính mình.

Thế giới của Phan có những “oan khuất lộng lẫy”, những “nụ cười héo hắt chơi vơi” có những “rã rời trong đêm lạnh căm”… Thế giới đó có những tâm hồn bé mọn và thân thuộc bên ta hằng ngày:

Một chút nắng cũng ngập ngừng tiếc nuối

Một chút sương đã dại dột lìa trần

Một chút gió cũng lặng thầm thổn thức

Một chút mưa đã từ chối thanh tân

Quen thuộc lắm mà vẫn níu kéo bởi điều gì đó rất riêng, quyến rũ:

Cám ơn cái chau mày của em

Đã không định hình vầng trăng hao khuyết

Cho nẻo về gầy guộc

Trên những con đường tháng ba

Tháng ba hớt hải tầm xuân

Tháng ba lỡ đi quá đà

Phảng phất mùi hương và chút chạnh lòng êm ả

Mưa nắng trầm ngâm sớm tối

Một ngoảnh lại phù dung

Có câu thơ êm đềm cổ kính:

Ta về lạy một bến sông

Tuổi thơ lãng đãng giữa dòng phù hư

Có bảng lãng khói sương của những kỷ niệm mờ xa:

Phố núi của em không còn mù sương

Làm sao em môi hồng má đỏ

Có sự lẻ loi và gợi cảm:

Em có nghe trong hồn

Tóc buồn chia mấy nhánh

Hai bên lòng phố lạnh

Mưa bay nghiêng tròn vai

Phan có những khổ thơ mang âm hưởng của Mukarami trong “Kafka bên bờ biển”, chênh vênh giữa thô ráp trần tục và huyền ảo siêu thực, những câu thơ mang nặng một “nỗi buồn chưa được chỉnh trang.”

Có một sự nhầm lẫn ở đâu đó

Khi con mèo hoang động đực nửa đêm kêu gào

Tiếng gió rít hụt hơi qua những mái nhà xám ngoét

Lúc anh ghì riết lấy em

Cánh cung buông một đường tên

Sám hối

Cuộc sống nhập vào thơ, Phan không trốn tránh sự nghiệt ngã của nó. Anh nhìn thẳng, không chút do dự:

Nước sạch

Thực phẩm sạch

Không khí sạch

Rừng sạch

Biển sạch

Tài nguyên sạch

Siêu sạch

Sạch sành sanh

Con phố đêm rất đặc trưng của thời hiện đại được Phan vẽ nên bởi những nét bút lạnh lùng:

Ném vào đêm một con phố lửng lơ thức ngủ

Nhộn nhạo nói cười

Mỡ màng mặt thớt

Ăn lấy được

Nói lấy được

Và ngật ngưỡng mơ một giấc hoang tưởng

Phan như một kẻ ngụp lặn trong những cuộc say triền miên, để một lúc nào đó bừng tỉnh, nhìn lại với tâm trạng ráo hoảnh, đau đớn.

Có mấy câu thơ đơn giản mà cứa vào tâm can tôi, Phan viết lời tự thú cho riêng tôi chăng:

Giả vờ trắng

Giả vờ đen

Oằn lưng

Gánh lấy nỗi hèn lưu niên

Một cơn gió lạnh xô vào phòng. Tôi gấp sách, ra đứng nhìn trời. Trời cuối tháng Ba, mây xám chồng chất đuổi nhau. Những đụn mây chồng chất kia bao giờ cũng gợi trong tôi về cuộc đời nhiều biến đổi, vô thường.

Em ơi

Tàn cuộc thì về

Bận lòng bến lú sông mê làm gì…

Bao giờ thì tàn cuộc? Về đâu? “Hương quan hà xứ thị?” Phan không nói. Những đám mây xám mông lung kia không trả lời. Mỗi người đọc và có lẽ cả Phan nữa đều phải tự mình đốt đuốc lên mà suy tư, mà tìm kiếm.

Nguyễn Hoa Lư 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 348)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 282)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 443)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 383)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 386)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 326)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 394)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
09 Tháng Mười 202212:00 SA(Xem: 5283)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
05 Tháng Mười 202210:44 SA(Xem: 723)
Phùng Quang Thuận, kỳ vọng và gửi gắm điều gì qua những con chữ chắt chiu ắp ủ bao năm?
28 Tháng Tám 20224:06 CH(Xem: 763)
Tuổi đời, chắc tôi chỉ tuổi em gái ảnh. Tuổi văn, tuổi viết này viết nọ, tôi chỉ cỡ môn đệ, hoặc có tự mình đánh giá cao hơn, thì cũng chỉ là lớp cầm viết hậu sinh, đúng nghĩa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7605)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8601)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18097)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5804)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8361)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4548)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 194)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9914)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10073)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4530)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15755)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5591)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5489)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5902)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6094)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26406)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18275)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21588)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19568)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18035)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15451)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14563)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14752)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13777)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13531)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20655)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27832)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32097)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,