THÁI KIM LAN - Nhớ Phùng Thăng

28 Tháng Sáu 20172:33 CH(Xem: 7862)
THÁI KIM LAN - Nhớ Phùng Thăng

PhungThang 02
Phùng Thăng đứng thứ ba, đứng đầu từ trái qua là Phùng Khánh

Lớp đệ nhất C2 của chúng tôi ở trường Quốc Học thập niên 60, niên khóa 59/60 gồm những nữ sinh (không kể đám nam sinh học trường Quốc học và những trường khác đến) từ trường Đồng Khánh lên, những đứa đã qua phần tú tài 1, cả nhóm quen biết nhau từ ngày đệ thất, đệ lục, đệ ngũ Đồng Khánh, theo nhau mà học từng năm, nối nhau mà dệt mơ ước học trò, cho nên qua Quốc Học gặp mặt là tự nhiên thấy cùng phe, không sợ… Sợ chi không biết nữa, chỉ biết không sợ, không những không sợ mà còn có chút kiêu kiêu, tự hào… đường đường… lên làm đàn chị cả một trường toàn là nam sinh…

Nhưng tôi còn nhớ, ngày đầu tiên khi bước vào lớp học đệ nhất C2 ấy,… có lẽ tôi là người cuối bước vào lớp… nhưng rõ ràng… không trễ, tôi cố tình đi học sớm, bỏ cái cố tật đi trễ vì dù răng thì chừ đã lớn rồi, học đệ nhất thê lận.

Nhưng không trễ mà hoá ra trễ…vì khi vào lớp thì đã có một người ngồi đó rồi, dãy bàn phía bên kia khi bước vào lớp, hàng thứ ba, đầu ghế ở lối đi giữa phân lớp thành hai dãy.

Lạ. Chưa gặp bao giờ.

Áo trắng, dáng ngồi thẳng, nghiêm trang, nét mặt thanh tú, làn da trong sáng, tóc bín hai con rết thắt nơ trắng. Hai con rết và cái nơ tòn teng tiết lộ sự trẻ thơ so với nét mặt có sống mũi cao nghiêm nghị của “người lạ” ấy. Chị không cười mặc dù đôi môi hồng tươi, như tiết kiệm hay muốn giữ bí mật của cả tâm hồn hay của đôi hàm răng mà sau này tôi có lần nhìn được rất trong. Môi không cười cho nên nét diễn tả tâm tình hầu như dồn nơi đôi mắt sáng lấp lánh đầy chân thiện, chị cười bằng mắt rất lặng lẽ. Gương mặt ấy hầu như chỉ biết cúi xuống trang sách hay ngẩng lên nhìn bảng đen, hiếm khi thấy chị nhìn ngang hay liếc dọc để quan sát chuyện chung quanh mình…

Lạ, không biết từ trường mô mà vô lớp ni, cái lớp nhốn nháo, lổm ngổm nam sinh, hừng hực sức sống trẻ trung cỡ nhất quỷ nhì ma, ngồi sau khèo tóc con gái ngồi trước cuốn vào tay mình giật giật rồi giả lơ như không hay biết… Cùng lắm chị chỉ nghiêng đầu nhưng không quay lui. Thật ngoan như “ma soeur” ấy. Sau này mới biết chị học ở trường bà xơ thiệt và hình như ở xa mới về, vô lớp đệ nhất như bỏ băng các lớp trung học thường tình.

Tôi thích nói “hình như” để viết về chị, vì tôi cũng chỉ “thấy” chị, mà thấy “hình như”.

Vâng hình như chị vẫn ngồi như thế suốt cả năm học, rất hiền, rất nhu mì, nhỏ nhẹ mà thông minh ghê gớm.

Tôi nhỏ người nên ngồi đầu bàn ngay cửa vào lớp cùng với hai bạn khác. Thỉnh thoảng quay đầu nhìn ra sau. Mỗi lần như thế, hình như tôi chỉ thấy một thứ ánh sáng bao quanh con người ấy, có thể vì màu áo trắng tương phản với những đầu tóc đen xanh, có thể vì cửa sổ phòng học mang nhiều mặt trời vào trong. Những tương phản không gian và thời gian nâng dáng người chị lên.

Chị khác, khác lạ với chúng tôi, ở cái thùy mị mà hầu như cứng rắn, ở cái ngây thơ trong trắng mà hầu như xưa rích lâu đời như câu chuyện cổ tích.

Mỗi lần quay đầu nhìn như thế, quay đầu không phải để nhìn chị đâu, mà vì tò mò muốn biết sau lưng mình cảnh tượng lớp học ra răng, những gương mặt thanh niên và thiếu nữ đang ngồi học có chuyện chi ngộ nghĩnh không. Mỗi lần như thế, hình như tôi giật mình khi nhận ra sự nổi bật khác lạ của chị nơi dáng ngồi cung kính, mẫu mực, nhu nhã, trong ngần.

Hình như gặp gỡ Phùng Thăng đối với tôi đã làm nảy sinh một thứ sửng sốt - một thứ giật mình – cho ngũ quan cảm nhận của tôi, một thứ ngạc nhiên… như tôi đã có lần viết về nỗi ngạc nhiên của tôi khi nghe đọc bài luận văn của chị về triết học Ấn Độ.1

Hầu như chị vượt xa những người cùng lứa tuổi về kiến thức và suy tư. Giật mình biết người ấy cũng mê sách, đọc sách và chững chạc gấp đôi mình.

Mặc dù chị không phải là người xuất sắc nhất lớp, ồn ào nổi bật, có lẽ vì chị đã vượt xa trình độ đệ nhất nên không chuyên trò trẻ nít học thuộc bài các môn khác. Phần tôi, tôi ngưỡng mộ chị về văn tài ngay buổi đầu của niên khóa năm ấy và sự ngưỡng mộ ấy vẫn còn mãi trong lòng không bao giờ phai nhạt.

Năm đệ nhất rộn ràng lứa tuổi mười tám, lứa tuổi trưởng thành, ở ngưỡng cửa sắp từ giã “thời con nít” học trò để thành người lớn sinh viên, nghĩ đến là ngợp người. Nỗi choáng ngợp đôi khi làm say bọn trẻ, “quậy” hơn, huyên náo hơn với những chuyện trò văn nghệ, thi đua, những háo hức tìm kiếm văn học nước ngoài. Nhưng Phùng Thăng vẫn như một lạch suối trong giữa những cơn sóng sôi sục thanh xuân, vẫn chảy lặng lẽ trong dòng đời như thế, lặng lẽ mà rất sâu đến không nhìn thấy.

Giữa những náo nhiệt học trò, chị đã bắt đầu những cuộc giao lưu văn học mới: hình như chị đã mày mò dịch các tác phẩm văn học Pháp, Anh, Đức nổi tiếng đang chuyền về Việt Nam, những Camus, Goethe, Sagan, Beauvoir, Hesse… Còn nhớ khi tôi tìm đến địa chỉ ‘trung tâm văn hoá Pháp” ở đường Lê Lợi, trong đó có phòng sinh hoạt của viện Goethe, bắt đầu ghi tên học, thì… hình như Phùng Thăng đã ngồi ở đó rồi, i chang như khi tôi mới bước vào lớp C2, cái khổ người ung dung thanh thoát như thế đang ngồi trước trang sách…

Thời ấy thật lạ lùng, cả một lũ thanh niên say học, thấy chi cũng muốn học, như một cơn bệnh học trò hay lây. Đứa ni mới ghi tên học thêm lớp tiếng Pháp, đã thấy đưa tê lò dò đi vào ngồi bên cạnh. Vui thật! trong cái thành phố nhỏ bé với bề dày những thế hệ tiếp nối ham học, và sự học trở nên tâm huyết cả một đời.

Năm dự bị văn khoa 1961, bỗng đâu cả lũ lao xao, thấy xuất hiện một ông giáo sư trẻ tuổi, da trắng (người Việt mê da trắng!!!), tóc vàng, mũi cao, môi đỏ, một ông giáo sư người Đức mở lớp dạy tiếng Đức, ông tên Ferkinghoff. Thế là cả bọn kéo nhau ghi tên học tiếng Đức.

Khi tôi vào lớp, đã thấy Phùng Thăng ngồi đó rồi, an nhiên tự tại là thế! Hình như hồi ấy cả bọn sinh viên cả nam lẫn nữ đều “mê” ông Ferkinghoff , một nhân vật lạ “exotique” trong cái khung cảnh Huế xưa thời ấy. Cả bọn “mê”, có lẽ trừ chị Phùng Thăng, chị thanh thản ngồi, chăm chú đọc to hay đọc thầm từng con chữ theo ông giáo sư. Hình như chị làm cho ông giáo sư ấy chú ý nhiều hơn, hình như mỗi lần quay qua chị để chờ câu trả lời, mắt ông sáng hơn. Phùng Thăng! Ông kêu cái tên ấy không dấu “accent” với nụ cười xin lỗi đọc sai “Phung Thang”! Mỗi khi ông bối rối tìm lời giải thích một chữ mới cho sinh viên, hình như Phùng Thăng là cái phao giải cứu ông ra khỏi cơn bối rối ấy. Đến phiên chị thì hầu như tiếng Đức được hiểu dễ dàng!

Nhưng Phùng Thăng không ở lâu với chúng tôi. Một khoảng thời gian, ký ức của tôi trống hình ảnh của chị. Hình như sau đó chị vào Sài Gòn học. Riêng tôi, có duyên với nước Đức, được học bổng du học khoá đào tạo Giáo sư Đức ngữ do người kế vị ông Ferkinghoff , giám đốc chi nhánh viện Goethe tại Huế, ông H. Hohl đề nghị. Từ xa, tôi nghe tin hai chị Phùng Khánh (từ Pháp trở về nước) và Phùng Thăng là những người cộng sự tài giỏi của Hòa Thượng Thích Minh Châu trong việc xây dựng Đại Học Vạn Hạnh trong những năm 1965, 66, 67 cho đến 1975. Hai chị đã đóng góp không ít trong công trình xây dựng thư viện Đại Học Vạn Hạnh. Hơn thế nữa công trình dịch thuật của hai chị với những tác phẩm lớn của những văn hào trứ danh thế giới đã làm khởi sắc nền học thuật miền Nam một thời thêm phong phú và đa dạng, không những trên phương diện văn chương mà còn trên lãnh vực tư tưởng thời đại. Gia tài văn học ấy có bàn tay tài hoa và tấm lòng thương văn chương, văn học nước nhà của hai chị đã như gấm thêu.

Chỉ duy một điều, mà hôm qua trước khi viết về chị, tôi mới hiểu được phần nào sau khi nói chuyện với anh Trần Xuân Kiêm: trong các tác phẩm dịch, hiếm khi thấy tên Phùng Thăng, mặc dù công trình dịch của chị nòng cốt, thiết yếu cho bản dịch. Bởi vì Phùng Thăng không muốn để tên tuổi của mình, Xuân Kiêm bảo Phùng Thăng là bóng chim nhạn qua sông không để lại dấu tích. Tôi hiểu không phải vì chị “cố tình muốn” mà chị là như thế.

Chị lặng lẽ đến như thế ấy. Lặng lẽ như tôi đã nhiều lần giật mình khi thoạt nhìn. Lặng lẽ đi và đến, ngồi ở thế gian giây phút rồi bỏ đi. Bóng áo trắng thấp thoáng sẻ sàng không gây tiếng động, đến nỗi khi cố tìm lại chị trong ký ức, tôi có cảm giác e dè sợ kinh động sự lặng lẽ ấy, sợ sẽ tan biến đi hình hài trong ký ức đẹp nhất về một con người…

Một đêm không ngủ trên đường bay về Huế, tôi mở mắt trong đêm tối tìm hình ảnh “Phùng Thăng”. “Phùng Thăng”, tôi kêu thầm như ông Ferkinghoff đã có lần nhắc hai chữ ấy trong vẻ ngây thơ, ngay cả dại khờ như đứa bé tập nói, với một nụ cười rạng rỡ hạnh phúc được nói lên như thế. Tôi tìm và lục lọi ký ức. Có chút tuyệt vọng và vô vọng không vượt qua được trước khi viết, đến từ nỗi ham muốn đem Phùng Thăng trở lại cõi trần.

Trong màn đen, tôi chỉ thấy ánh chớp từ một hành tinh nào đó, một giải lụa phất phơ trước mắt như tơ trời, một âm thanh lặng lẽ đang rơi, một thứ Quán Thế Âm nào đó như là nỗi yên lặng vô cùng…Tôi bất giác khấn vái sự yên lặng thần thánh ấy.

Sao băng
Áo trắng
Mày ngài
Bóng người ngồi đó
Giật mình có không…


Huế, mùa sương
Giáp Ngọ tháng hai 2014

Thái Kim Lan

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Tám 20208:28 CH
Khách
Chào cô Thái Kim Lan - Tôi, Trần Công Đài, học Quốc Học Huế từ niên khóa 1955-56, và niên khóa 1959-1960 tôi học lớp Đệ Nhất C2 - nghĩa là cùng lớp với cô. Đã 60 năm qua, tôi không còn nhớ nhiều, nhưng vẫn không quên các bạn như Nga Mi, Kim Hải, Kim Cúc, Thanh ...(khoảng trên 10 cô từ Đồng Khánh qua). Các nam sinh như : Đặng Trần Chuyên, Phan Tường Tứ, Đoàn Duy Hinh, Tô Phạm Liệu, Nguyễn Công Hào, v.v... Các Thầy như Nguyễn Quới (Pháp văn), Dương Thiệu Tống (Anh văn), LM Cao Văn Luận (Tâm lý học, Đạo đức học, Luận lý học, Triết học Đông phương), Lê Tuyên (Siêu hình học), Nguyễn Văn Trung (Triết ?)...Sao cô không kể thêm về các bạn khác trong lớp, mà chỉ nói về Phùng Thanh? Bài cô viết vào 2014. Đã 6 năm rồi chắc lắm đổi thay. DAITRAN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20245:55 CH(Xem: 139)
Hôm nay là ngày mở cửa mả của anh (31/01 (2024) mà em vẫn chưa thực sự tin là anh đã đi xa.
29 Tháng Hai 20248:09 SA(Xem: 180)
Thơ Phan Xuân Sinh không có những mộng mơ vì đời không cho anh có thời giờ mộng mơ. Anh rất thực tế nên thơ của anh rất đời, rất hào sảng.
18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 350)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
08 Tháng Hai 202410:14 SA(Xem: 421)
Rất nhiều nhạc sĩ tài danh đều bắt đầu bằng tự học, không qua trường lớp đào tạo, và Phạm Đình Chương cũng không ngoại lệ.
25 Tháng Giêng 20249:11 SA(Xem: 245)
Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?
11 Tháng Giêng 20249:16 SA(Xem: 365)
Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi./ Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương.
28 Tháng Mười Hai 202310:56 SA(Xem: 366)
Người ta thường gọi Dương Bích Liên là họa sĩ của Hà Nội.
21 Tháng Mười Hai 20231:37 CH(Xem: 324)
Chàng vẽ đẹp, tranh chàng mượt mà, màu sắc êm dịu, đường nét mềm mại, ánh sáng mạnh, bố cục lạ.
14 Tháng Mười Hai 20231:29 CH(Xem: 466)
Trong tất cả các bài thơ của Cung Trầm Tưởng mà tôi biết và từng đọc, tôi thích nhất là bài Kiếp Sau của ông.
07 Tháng Mười Hai 20233:58 CH(Xem: 476)
Giờ đây, tôi không còn cơ hội nào trò chuyện với anh nữa, để hiểu anh thêm nữa. Anh đã đi, xa chúng ta mãi mãi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,